Trang chủ Lớp 10 SBT Sinh lớp 10 - Chân trời sáng tạo Chương 3. Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở tế bào Bài 16. Phân giải các chất và giải phóng năng lượng trang 49, 50 SBT Sinh 10 Chân trời sáng tạo: Nhận định nào đúng trong các nhận định sau đây?...

Bài 16. Phân giải các chất và giải phóng năng lượng trang 49, 50 SBT Sinh 10 Chân trời sáng tạo: Nhận định nào đúng trong các nhận định sau đây?...

Hướng dẫn cách giải/trả lời Câu hỏi trang 49: 16.1, 16.2, 16.3, 16.4, 16.5; Câu hỏi trang 50: 16.6, 16.7, 16.8, 16.9, 16.10, 16.11, 16.12, 16.13, 16.14 - Bài 16. Phân giải các chất và giải phóng năng lượng trang 49, 50 SBT Sinh 10 Chân trời sáng tạo - Chương 3. Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở tế bào. Bản chất của quá trình hô hấp tế bào là một chuỗi các phản ứng...Nhận định nào đúng trong các nhận định sau đây?

Câu hỏi:

Câu hỏi trang 49 16.1

Bản chất của quá trình hô hấp tế bào là một chuỗi các phản ứng

A. thủy phân B. oxi hóa - khử C. tổng hợp D. phân giải

Lời giải chi tiết :

Chọn đáp án B.


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 49 16.2

Kết thúc quá trình phân giải hiếu khí, tế bào thu được số phân tử ATP là

A. 32 ATP B. 28 ATP C. 34 ATP D. 2 ATP

Lời giải chi tiết :

Chọn đáp án A.


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 49 16.3

Nhận định nào đúng trong các nhận định sau đây?

A. Chuỗi chuyền electron hô hấp diễn ra ở chất nền ti thể.

B. Sau khi hình thành từ quá trình đường phân, hai phân tử pyruvic acid sẽ được chuyển vào chất nền ti thể

C. Acetyl - CoA là nguyên liệu trực tiếp tham gia vào chuỗi chuyền electron.

D. Trong quá trình hô hấp tế bào, năng lượng của phân tử glucose được giải phóng một ccacsh ồ ạt trong các giai đoạn khác nhau.

Lời giải chi tiết :

Chọn đáp án B.


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 49 16.4

Đâu là sự khác nhau cơ bản giữa quang hợp và hô hấp?

A. Đây là hai quá trình ngược chiều nhau.

B. Sản phẩm C6H12O6 được tạo ra từ quá trình quang hợp là nguyên liệu của hô hấp

C. Quang hợp là quá trình tổng hợp, tích lũy năng lượng còn hô hấp là quá trình phân giải, giải phóng năng lượng.

D. Quang hợp chỉ xảy ra ở thực vật, còn hô hấp xảy ra ở mọi sinh vật.

Lời giải chi tiết :

Chọn đáp án C.


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 49 16.5

Những đặc điểm nào sau đây là đúng khi nói về phân giải kị khí và phân giải hiếu khí?

1) Chất nhận điện tử cuối cùng là phân tử oxygen.

2) Tất cả mọi tế bào đều có thể diễn ra cả hai hình thức hô hấp này.

3) Hiệu suất chuyển hóa năng lượng của hô hấp hiếu khí cao hơn so với lên men.

4) Đều trải qua giai đoạn đường phân, chu trình Krebs và chuỗi chuyền electron.

Lời giải chi tiết :

Tất cả mọi tế bào đều có thể diễn ra hai hình thức hô hấp này

Hiệu suất chuyển hóa năng lượng của hô hấp hiếu khí cao hơn so với lên men.


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 50 16.6

Ở giai đoạn đường phân, tổng số phân tử ATP thu được khi phân giải 10 phân tử glucose là

A. 40 B. 28 C. 20 D. 36

Lời giải chi tiết :

Chọn đáp án A.


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 50 16.7

Kết thúc quá trình phân giải kị khí, tế bào thu được bao nhiêu phân tử ATP?

A. 2 B. 4 C. 6 D. 8

Lời giải chi tiết :

Chọn đáp án A.


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 50 16.8

Trong quá trình phân giải hiếu khí, một phần năng lượng bị mất đi dưới dạng

A. hóa năng B. nhiệt năng C. điện năng D. cơ năng

Lời giải chi tiết :

Chọn đáp án B.


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 50 16.9

Phân biệt đường phân, chu trình Krebs và chuỗi chuyền electron hô hấp về: vị trí xảy ra, nguyên liệu, sản phẩm và năng lượng.

Lời giải chi tiết :

image


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 50 16.10

Điều gì sẽ xảy ra khi tế bào bị thiếu oxygen? Tế bào sẽ đáp ứng với tính trạng bị thiếu oxygen bằng cách nào?

Lời giải chi tiết :

Khi tế bào không được cung cấp oxygen, chuỗi chuyền electron sẽ bị ngừng trệ, các phân tử NADH được tích trữ trong tế bào làm cho hàm lượng NAD+ dần cạn kiệt. Kết quả là quá trình đường phân không thể diễn ra.

- Trong trường hợp này, tế bào sử dụng pyruvic acid làm chất nhận electron từ NADH và biến đổi thành các sản phẩm cuối cùng nhờ quá trình lên men diễn ra trong tế bào chất.

- Có hai hình thức lên men là lên men rượu và lên men lactic:

+ Lên men rượu (có ở đa số vi khuẩn, nấm men)

+ Lên men lactic (có ở một số vi khuẩn, nấm và động vật).

image


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 50 16.11

So sánh quá trình hô hấp tế bào với sự đốt cháy.

Lời giải chi tiết :

image


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 50 16.12

Trong tế bào có hai phân tử dự trữ phần lớn năng lượng từ các phản ứng oxi hóa - khử của chu trình Krebs, đó là hai phân tử nào? Bằng cách nào mà năng lượng trong các phân tử này có thể chuyển thành dạng được sử dụng để tổng hợp ATP?

Lời giải chi tiết :

- Hai phân tử đó là NADH và FADH2.

- Năng lượng có trong các phân tử này có thể chuyển thành dạng sử dụng để tổng hợp ATP bằng cách chúng chuyển electron cho chuỗi chuyền electron trên màng trong ti thể, năng lượng được sử dụng để thúc đẩy quá trình tổng hợp ATP.


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 50 16.13

Sau khi học xong quá trình phân giải các chất ở tế bào, một bạn đã phát biểu rằng: "Trong ba giai đoạn của phân giải hiếu khí, đường phân được xem là giai đoạn cổ nhất”. Em có đồng ý với bạn đó không? Tại sao?

Lời giải chi tiết :

Đồng ý.

Đường phân là giai đoạn cổ nhất vì quá trình này diễn ra ở tất cả các tế bào.


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 50 16.14

Khi cho một ti thể tinh sạch vào dung dịch đệm có chứa ADP, Pi. Sau đó lần lượt cho một chất X có thể bị oxi hóa và một phân tử Y vào trong dung dịch. Theo dõi quá trình hô hấp tế bào thông qua lượng O2 được tiêu thụ và lượng ATP được hình thành, người ta vẽ được đồ thị như Hình 16.1. Chất X và Y có thể là chất gì? Giải thích.

image

Lời giải chi tiết :

X có thể là cơ chất và Y có thể là cyanide.

- Khi cho chất X vào dung dịch thì sự tiêu thụ O2 và tổng hợp ATP tăng lên, chứng tỏ X là cơ chất có thể bị oxi hóa.

- Khi cho chất Y vào dung dịch thì sự tiêu thụ O2 và tổng hợp ATP đều giảm, chứng tỏ chất Y có thể là chất gây ức chế quá trình vận chuyển electron đến O2 -> không xảy ra chuỗi chuyền electron -> O2 không được sử dụng và ATP không được tạo ra.

Dụng cụ học tập

Chúng ta cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, kính hiển vi, mẫu sinh vật và các dụng cụ thí nghiệm khác.

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Sách Giáo Khoa: Chân trời sáng tạo

- CHÂN TRỜI SÁNG TẠO là bộ sách giáo khoa hiện đại.

- Bộ sách giáo khoa CHÂN TRỜI SÁNG TẠO sẽ truyền cảm hứng để giúp các em học sinh phát triển toàn diện về tư duy, phẩm chất và năng lực, giúp người học dễ dàng vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn cuộc sống; giải quyết một cách linh hoạt, hài hoà các vấn đề giữa cá nhân và cộng đồng; nhận biết các giá trị bản thân và năng lực nghề nghiệp mà còn nuôi dưỡng lòng tự hào, tình yêu tha thiết với quê hương đất nước, mong muốn được góp sức xây dựng non sông này tươi đẹp hơn.

Đọc sách

Bạn có biết?

Sinh học là môn khoa học nghiên cứu về sự sống và các sinh vật. Từ cấu trúc tế bào đến các hệ sinh thái phức tạp, sinh học giúp chúng ta hiểu rõ hơn về bản chất của sự sống và mối quan hệ giữa các loài.

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự Lớp 10

Lớp 10 - Năm đầu tiên ở cấp trung học phổ thông, bước vào một môi trường mới với nhiều bạn bè từ khắp nơi. Hãy tận hưởng thời gian này và bắt đầu định hướng tương lai cho mình!

- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.

Nguồn : Sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK