Trang chủ Lớp 10 SBT Sinh lớp 10 - Chân trời sáng tạo Chương 2. Cấu trúc tế bào Bài 10. Thực hành: Quan sát tế bào trang 34, 35 SBT Sinh 10 Chân trời sáng tạo: Để quan sát vi khuẩn lam, người ta có thể dùng mẫu vật nào sau đây?...

Bài 10. Thực hành: Quan sát tế bào trang 34, 35 SBT Sinh 10 Chân trời sáng tạo: Để quan sát vi khuẩn lam, người ta có thể dùng mẫu vật nào sau đây?...

Hướng dẫn trả lời Câu hỏi trang 34: 10.1, 10.2, 10.3, 10.4, 10.5, 10.6; Câu hỏi trang 35: 10.7, 10.8, 10.9, 10.10, 10.11, 10.12, 10.13 - Bài 10. Thực hành: Quan sát tế bào trang 34, 35 SBT Sinh 10 Chân trời sáng tạo - Chương 2. Cấu trúc tế bào. Để quan sát vi khuẩn lam, người ta có thể dùng mẫu vật nào sau đây?...

Câu hỏi:

Câu hỏi trang 34 10.1

Để quan sát vi khuẩn lam, người ta có thể dùng mẫu vật nào sau đây?

A. Mẫu nước trong bình nuôi cấy động vật nguyên sinh

B. Mẫu nước ao, hồ tự nhiên

C. Mẫu nước biển

D. Mẫu nước cất

Lời giải chi tiết :

Chọn đáp án B.


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 34 10.2

Để nhận biết vi khuẩn lam dưới kính hiển vi, ta có thể dựa vào đặc điểm nào sau đây?

A. Có thể có màu xanh

B. Cơ thể kích thước nhỏ

C. Có khả năng quang hợp

D. Cơ thể có hình que hoặc xoắn

Lời giải chi tiết :

Chọn đáp án A.


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 34 10.3

Bước nào sau đây chỉ có trong quá trình làm tiêu bản quan sát tế bào vi khuẩn?

A. Đặt tế bào lên lam kính rồi đậy bằng lamen.

B. Đặt và cố định tiêu bản trên bàn kính

C. Tạo vết bôi

D. Dùng giấy thấm để thấm nước tràn ra ngoài

Lời giải chi tiết :

Chọn đáp án C.


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 34 10.4

Để quan sát được một số bào quan trong tế bào, người ta có thể sử dụng các vật kính nào sau đây?

A. 4x B. 10x C. 40x D. 100x

Lời giải chi tiết :

Chọn đáp án C, D.


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 34 10.5

Để tách lớp biểu bì ở mặt dưới lá thài lài tía, ta có thể dùng các dụng cụ nào sau đây?

Kim mũi nhọn Kéo nhỏ Dao nhỏ Kim mũi mác

Lời giải chi tiết :

Kim mũi nhọn, kim mũi mác và dao nhỏ.


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 34 10.6

Để quan sát tế bào khí khổng, tại sao phải tách biểu bì mặt dưới của lá mà không tách ở mặt trên?

A. Do các tế bào mặt dưới có thành tế bào dày hơn các tế bào ở mặt trên

B. Do mặt dưới có nhiều khí khổng hơn so với mặt trên

C. Do các tế bào mặt dưới có kích thước lớn hơn các tế bào ở mặt trên

D. Do mặt dưới dễ tách hơn so với mặt trên

Lời giải chi tiết :

Chọn đáp án B.


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 35 10.7

Để quan sát tế bào vi khuẩn và tế bào khí khổng, người ta sử dụng:

A. mắt thường B. kính lúp C. kính hiển vi quang học D. kính hiển vi điện tử

Lời giải chi tiết :

Chọn đáp án C.


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 35 10.8

Hãy tìm hiểu và kể tên một số thuốc nhuộm được sử dụng để quan sát tế bào.

Lời giải chi tiết :

Một số loại thuốc nhuộm được sử dụng như: Lugol, xanh methylene, fushine, indigo carmine, ...


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 35 10.9

Để quan sát rõ tế bào thực vật, cần phải lưu ý điều gì khi tách lớp biểu bì?

Lời giải chi tiết :

Để quan sát rõ tế bào thực vật, cần phải tách lớp biểu bì thật mỏng vì nếu tách lớp tế bào dày thì các tế bào bị chồng lên nhau sẽ khó quan sát được.


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 35 10.10

Khi làm tiêu bản tế bào vi khuẩn, việc hơ nhẹ vài lần trên ngọn lửa đèn cồn có ý nghĩa gì? Nếu thời gian hơ trên lửa quá lâu thì có quan sát được tế bào không? Giải thích.

Lời giải chi tiết :

Việc hơ nhẹ tiêu bản vài lần trên ngọn lửa đèn còn để làm chết tế bào, điều này có ý nghĩa giúp quá trình nhuộm tế bào diễn ra nhanh hơn. Nếu thời gian hơ trên lửa quá lâu sẽ không quan sát được tế bào vì làm biến dạng thành tế bào.


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 35 10.11

Bằng kính hiển vi quang hợp, em đã thấy được những bào quan nào khi quan sát tế bào?

Lời giải chi tiết :

Bằng kính hiển vi quang hợp có thể thấy được một số bào quan như nhân, lục lạp, không bào.


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 35 10.12

Khi để thực phẩm lâu ngày, trên thực phẩm sẽ thấy xuất hiện những sợi rất mảnh màu trắng hoặc xám. Theo em, những sợi đó là gì? Để quan sát được rõ nét những sợi rất mảnh đó, em sẽ tiến hành các bước như thế nào?

Lời giải chi tiết :

Những sợi nhìn thấy trên thực phẩm để lâu ngày chính là các sợi nấm mốc. Các bước tiến hành quan sát:

- Bước 1: Dùng que cấy vô trùng lấy một ít nấm sợi trên mẩu bánh mì (hoặc vỏ cam ...) đã bị mốc cho vào ống nghiệm đã có sẵn 5 mL nước.

- Bước 2: Nhỏ giọt dung dịch trên lên một lam kính sạch.

- Bước 3: Hong khô tự nhiên hoặc hơ nhẹ vài lượt phía trên cao ngọn lửa đèn cồn rồi đưa lên kính hiển vi để quan sát.


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 35 10.13

Khi dùng dung dịch xanh methylene để nhuộm tế bào, dung dịch này đã bắt màu với thành phần nào của tế bào? Tại sao?

Lời giải chi tiết :

Dung dịch xanh methylene đã bắt màu với màng sinh chất.

Do xanh methylene là thuốc nhuộm có chứa các ion mang điện tích dương, trong khi đó màng sinh chất mang điện tích âm. Vì vậy, khi nhuộm tế bào sẽ gây ra hiện tượng bắt màu do sự kết hợp của hai điện tích trái dấu.

Dụng cụ học tập

Chúng ta cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, kính hiển vi, mẫu sinh vật và các dụng cụ thí nghiệm khác.

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Sách Giáo Khoa: Chân trời sáng tạo

- CHÂN TRỜI SÁNG TẠO là bộ sách giáo khoa hiện đại.

- Bộ sách giáo khoa CHÂN TRỜI SÁNG TẠO sẽ truyền cảm hứng để giúp các em học sinh phát triển toàn diện về tư duy, phẩm chất và năng lực, giúp người học dễ dàng vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn cuộc sống; giải quyết một cách linh hoạt, hài hoà các vấn đề giữa cá nhân và cộng đồng; nhận biết các giá trị bản thân và năng lực nghề nghiệp mà còn nuôi dưỡng lòng tự hào, tình yêu tha thiết với quê hương đất nước, mong muốn được góp sức xây dựng non sông này tươi đẹp hơn.

Đọc sách

Bạn có biết?

Sinh học là môn khoa học nghiên cứu về sự sống và các sinh vật. Từ cấu trúc tế bào đến các hệ sinh thái phức tạp, sinh học giúp chúng ta hiểu rõ hơn về bản chất của sự sống và mối quan hệ giữa các loài.

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự Lớp 10

Lớp 10 - Năm đầu tiên ở cấp trung học phổ thông, bước vào một môi trường mới với nhiều bạn bè từ khắp nơi. Hãy tận hưởng thời gian này và bắt đầu định hướng tương lai cho mình!

- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.

Nguồn : Sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK