Gỉ sét là quá trình oxi hoá kim loại, mỗi năm phá huỷ khoảng 25% sắt thép. Gỉ sét được hình thành do kim loại sắt (Fe) trong gang hay thép kết hợp với oxygen khi có mặt nước hoặc không khí ầm. Trên bề mặt gang hay thép bị gỉ hình thành những lớp xốp và giòn dễ vỡ, thường có màu nâu, nâu đỏ hoặc đỏ. Lớp gỉ này không có tác dụng bảo vệ sắt ở phía trong. Sau thời gian dài, bất kì khối sắt nào cũng sẽ bị gỉ hoàn toàn và phân huỷ. Thành phần chính của sắt gỉ gồm Fe(OH)2, Fe2O3.nH2O.
Một số phản ứng xảy ra trong quá trình gỉ sắt:
Fe + O2 + H2O -> Fe(OH)2 (1)
Fe + O2 + H2O + CO2 -> Fe(HCO3)2 (2)
Fe(HCO3)2 -> Fe(OH)2 + CO2 (3)
Fe(OH)2 + O2 + H2O -> Fe2O3.nH2O (4)
a) Phản ứng nào ở trên là phản ứng oxi hoá – khử?
b) Xác định sự thay đổi số oxi hoá của các nguyên tố, nêu rõ chất oxi hoá, chất khử.
c) Cân bằng phản ứng trên bằng phương pháp thăng bằng electron.
- Định nghĩa phản ứng oxi hóa - khử: là phản ứng hóa học, trong đó có sự chuyển dịch electron giữa các chất, phản ứng hay có sự thay đổi số oxi hóa của một số nguyên tử trong phân tử.
- Các quy tắc xác định số oxi hóa
+ Quy tắc 1: Số oxi hóa của nguyên tử trong các đơn chất bằng 0
+ Quy tắc 2: Trong một phân tử, tổng số oxi hóa của các nguyên tử bằng 0
+ Quy tắc 3: Trong các ion, số oxi hóa của nguyên tử (đối với ion đơn nguyên tử) hay tổng số oxi hóa các nguyên tử (đối với ion đa nguyên tử) bằng điện tích của ion đó
+ Quy tắc 4
- Các bước cân bằng phản ứng oxi hóa - khử
+ Bước 1: Xác định số oxi hóa của các nguyên tử có sự thay đổi số oxi hóa trong phản ứng
=> Xác định chất oxi hóa, chất khử
+ Bước 2: Viết quá trình oxi hóa và quá trình khử
+ Bước 3: Xác định (và nhân) hệ số thích hợp vào các quá trình sao cho tổng số electron chất khử nhường bằng tổng số electron chất oxi hóa nhận
+ Bước 4: Đặt các hệ số vào sơ đồ phản ứng. Cân bằng số lượng nguyên tử của các nguyên tố còn lại
a + b) Các phản ứng 1, 2, 4 là phản ứng oxi hóa - khử
\(\mathop {Fe}\limits^0 + \mathop {{O_2}}\limits^0 + {H_2}O \to \mathop {Fe}\limits^{ + 2} {(\mathop O\limits^{ - 2} H)_2}\) (1)
=> Fe là chất khử, O2 là chất oxi hóa
\(\mathop {Fe}\limits^0 + \mathop {{O_2}}\limits^0 + {H_2}O + C{O_2} \to \mathop {Fe}\limits^{ + 2} {(HC\mathop {{O_3}}\limits^{ - 2} )_2}\) (2)
=> Fe là chất khử, O2 là chất oxi hóa
\(\mathop {Fe}\limits^{ + 2} {(OH)_2} + \mathop {{O_2}}\limits^0 + {H_2}O \to \mathop {F{e_2}}\limits^{ + 3} \mathop {{O_3}}\limits^{ - 2} .n{H_2}O\) (4)
=> Fe(OH)2 là chất khử, O2 là chất oxi hóa
c) *Phương trình Fe + O2 + H2O ” Fe(OH)2 (1)
- Bước 1: \(\mathop {Fe}\limits^0 + \mathop {{O_2}}\limits^0 + {H_2}O \to \mathop {Fe}\limits^{ + 2} {(\mathop O\limits^{ - 2} H)_2}\)
=> Fe là chất khử, O2 là chất oxi hóa
- Bước 2:
+ Quá trình oxi hóa: \(\mathop {Fe}\limits^0 \to \mathop {Fe}\limits^{ + 2} + 2e\)
+ Quá trình khử: \(\mathop {{O_2}}\limits^0 + 4e \to 2\mathop {{O_2}}\limits^{ - 2} \)
- Bước 3:
2x |
\(\mathop {Fe}\limits^0 \to \mathop {Fe}\limits^{ + 2} + 2e\) |
1x |
\(\mathop {{O_2}}\limits^0 + 4e \to 2\mathop {{O_2}}\limits^{ - 2} \) |
- Bước 4: 2Fe + O2 + 2H2O ” 2Fe(OH)2
*Phương trình Fe + O2 + H2O + CO2 ” Fe(HCO3)2 (2)
- Bước 1: \(\mathop {Fe}\limits^0 + \mathop {{O_2}}\limits^0 + {H_2}O + C{O_2} \to \mathop {Fe}\limits^{ + 2} {(HC\mathop {{O_3}}\limits^{ - 2} )_2}\)
=> Fe là chất khử, O2 là chất oxi hóa
- Bước 2:
+ Quá trình oxi hóa: \(\mathop {Fe}\limits^0 \to \mathop {Fe}\limits^{ + 2} + 2e\)
+ Quá trình khử: \(\mathop {{O_2}}\limits^0 + 4e \to 2\mathop {{O_2}}\limits^{ - 2} \)
- Bước 3:
2x |
\(\mathop {Fe}\limits^0 \to \mathop {Fe}\limits^{ + 2} + 2e\) |
1x |
\(\mathop {{O_2}}\limits^0 + 4e \to 2\mathop {{O_2}}\limits^{ - 2} \) |
- Bước 4: 2Fe + O2 + 2H2O + 4CO2 ” 2Fe(HCO3)2 (2)
*Phương trình Fe(OH)2 + O2 + H2O ” Fe2O3.nH2O (4)
- Bước 1: \(\mathop {Fe}\limits^{ + 2} {(OH)_2} + \mathop {{O_2}}\limits^0 + {H_2}O \to \mathop {F{e_2}}\limits^{ + 3} \mathop {{O_3}}\limits^{ - 2} .n{H_2}O\)
=> Fe(OH)2 là chất khử, O2 là chất oxi hóa
- Bước 2:
+ Quá trình oxi hóa: \(\mathop {Fe}\limits^{ + 2} \to \mathop {Fe}\limits^{ + 3} + 1e\)
+ Quá trình khử: \(\mathop {{O_2}}\limits^0 + 4e \to 2\mathop {{O_2}}\limits^{ - 2} \)
- Bước 3:
4x |
\(\mathop {Fe}\limits^{ + 2} \to \mathop {Fe}\limits^{ + 3} + 1e\) |
1x |
\(\mathop {{O_2}}\limits^0 + 4e \to 2\mathop {{O_2}}\limits^{ - 2} \) |
- Bước 4: 4Fe(OH)2 + O2 + (2n-4)H2O -> 2Fe2O3.nH2O (4)
Học Hóa học cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, máy tính cầm tay và các dụng cụ thí nghiệm như ống nghiệm, hóa chất, bếp đun.
- CHÂN TRỜI SÁNG TẠO là bộ sách giáo khoa hiện đại.
- Bộ sách giáo khoa CHÂN TRỜI SÁNG TẠO sẽ truyền cảm hứng để giúp các em học sinh phát triển toàn diện về tư duy, phẩm chất và năng lực, giúp người học dễ dàng vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn cuộc sống; giải quyết một cách linh hoạt, hài hoà các vấn đề giữa cá nhân và cộng đồng; nhận biết các giá trị bản thân và năng lực nghề nghiệp mà còn nuôi dưỡng lòng tự hào, tình yêu tha thiết với quê hương đất nước, mong muốn được góp sức xây dựng non sông này tươi đẹp hơn.
Hóa học là môn khoa học nghiên cứu về thành phần, cấu trúc, tính chất và sự biến đổi của vật chất. Với vai trò là "khoa học trung tâm", hóa học liên kết các ngành khoa học khác và là chìa khóa cho nhiều công nghệ hiện đại.'
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 10 - Năm đầu tiên ở cấp trung học phổ thông, bước vào một môi trường mới với nhiều bạn bè từ khắp nơi. Hãy tận hưởng thời gian này và bắt đầu định hướng tương lai cho mình!
- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.
Nguồn : Sưu tậpCopyright © 2024 Giai BT SGK