Trang chủ Lớp 10 SBT Vật lí 10 - Chân trời sáng tạo Chương 9. Biến dạng của vật rắn Bài 23. Định luật Hooke trang 78, 79, 80, 81 SBT Vật lý 10 Chân trời sáng tạo: Trên Hình 23.1, ta có đồ thị biểu diễn độ biến dạng của một lò xo khi chịu tác dụng lực...

Bài 23. Định luật Hooke trang 78, 79, 80, 81 SBT Vật lý 10 Chân trời sáng tạo: Trên Hình 23.1, ta có đồ thị biểu diễn độ biến dạng của một lò xo khi chịu tác dụng lực...

Vận dụng kiến thức về định luật Hooke: Trong giới hạn đàn hồi, lực đàn hồi của lò xo tỉ lệ thuận với độ biến dạng của lò xo. Vận dụng kiến thức giải Trắc nghiệm: 23.1, 23.2, 23.3, 23.4; Tự luận: 23.1, 23.2, 23.3, 23.4, 23.5, 23.6 - Bài 23. Định luật Hooke trang 78, 79, 80, 81 SBT SGK Vật lý 10 Chân trời sáng tạo - Chương 9. Biến dạng của vật rắn . Trên Hình 23.1, ta có đồ thị biểu diễn độ biến dạng của một lò xo khi chịu tác dụng lực. Đoạn nào của đường biểu diễn cho thấy lò xo biến dạng theo định luật Hooke?...

Câu hỏi:

Trắc nghiệm 23.1

Trên Hình 23.1, ta có đồ thị biểu diễn độ biến dạng của một lò xo khi chịu tác dụng lực. Đoạn nào của đường biểu diễn cho thấy lò xo biến dạng theo định luật Hooke?

image

A. AB. B. BC.

C. CD. D. AD.

Hướng dẫn giải :

Vận dụng kiến thức về định luật Hooke: Trong giới hạn đàn hồi, lực đàn hồi của lò xo tỉ lệ thuận với độ biến dạng của lò xo.

Lời giải chi tiết :

Vì đoạn BC biểu diễn lực tác dụng tỉ lệ thuận với độ biến dạng.

=> Chọn B.


Câu hỏi:

Trắc nghiệm 23.2

Chọn cụm từ thích hợp để điền vào chỗ trống.

Tác dụng các lực có cùng phương, chiều và độ lớn lên hai lò xo khác nhau. Lò xo (1) … thì có độ cứng (2) …

A. (1) dãn nhiều hơn, (2) lớn hơn.

B. (1) dãn nhiều hơn, (2) nhỏ hơn.

C. (1) nén nhiều hơn, (2) lớn hơn.

D. (1) nén ít hơn, (2) lớn hơn.

Hướng dẫn giải :

Vận dụng kiến thức về định luật Hooke: Trong giới hạn đàn hồi, lực đàn hồi của lò xo tỉ lệ thuận với độ biến dạng của lò xo.

Lời giải chi tiết :

Tác dụng các lực có cùng phương, chiều và độ lớn lên hai lò xo khác nhau. Lò xo dãn nhiều hơn thì có độ cứng nhỏ hơn.

Tác dụng các lực có cùng phương, chiều và độ lớn lên hai lò xo khác nhau. Lò xo nén ít hơn thì có độ cứng lớn hơn.

=> Chọn B và D.


Câu hỏi:

Trắc nghiệm 23.3

Lò xo nào sau đây có độ cứng lớn nhất?

A. Khi chịu tác dụng lực 1.103 N, lò xo bị nén 4,5 cm.

B. Khi chịu tác dụng lực 2.103 N, lò xo bị dãn 4,5 cm.

C. Khi chịu tác dụng lực 1.103 N, lò xo bị nén 5,5 cm.

D. Khi chịu tác dụng lực 3.103 N, lò xo bị dãn 5,5 cm.

Hướng dẫn giải :

Vận dụng kiến thức về định luật Hooke: Trong giới hạn đàn hồi, lực đàn hồi của lò xo tỉ lệ thuận với độ biến dạng của lò xo: \({F_{dh}} = k.\left| {\Delta l} \right|\)

Lời giải chi tiết :

Dựa vào định luật Hooke để xác định độ cứng của lò xo:

A. \(k = \frac{{{F_{dh}}}}{{\left| {\Delta l} \right|}} = \frac{{{{1.10}^3}}}{{0,045}} = 22,{2.10^3}\left( {N/m} \right)\)

B. \(k = \frac{{{F_{dh}}}}{{\left| {\Delta l} \right|}} = \frac{{{{2.10}^3}}}{{0,045}} = 44,{4.10^3}\left( {N/m} \right)\)

C. \(k = \frac{{{F_{dh}}}}{{\left| {\Delta l} \right|}} = \frac{{{{1.10}^3}}}{{0,055}} = 18,{2.10^3}\left( {N/m} \right)\)

D. \(k = \frac{{{F_{dh}}}}{{\left| {\Delta l} \right|}} = \frac{{{{3.10}^3}}}{{0,055}} = 54,{5.10^3}\left( {N/m} \right)\)

=> Chọn D


Câu hỏi:

Trắc nghiệm 23.4

Treo lần lượt các vật A và B có khối lượng mA và m­ vào cùng một lò xo đang treo thẳng đứng như Hình 23.2. Ta có thể nhận xét gì về khối lượng của hai vật này?

image

A. mA > mB. B. mA < mB.

C. mA = mB. D. \({m_A} \ne {m_B}\).

Hướng dẫn giải :

Vận dụng kiến thức về định luật Hooke: Trong giới hạn đàn hồi, lực đàn hồi của lò xo tỉ lệ thuận với độ biến dạng của lò xo: \({F_{dh}} = k.\left| {\Delta l} \right|\)

Lời giải chi tiết :

\(k = \frac{{{m_A}.g}}{x} = \frac{{\left( {{m_A} + {m_B}} \right).g}}{{2x}} \Rightarrow {m_A} = {m_B}.\)

=> Chọn C


Câu hỏi:

Tự luận 23.1

Một lò xo có chiều dài tự nhiên 40 cm được treo thẳng đứng. Khi treo vào đầu tự do của nó một vật có khối lượng 4 kg thì lò xo có chiều dài 50 cm (ở vị trí cân bằng). Tính độ cứng của lò xo. Lấy g = 9,8 m/s2.

Hướng dẫn giải :

Vận dụng kiến thức về định luật Hooke: Trong giới hạn đàn hồi, lực đàn hồi của lò xo tỉ lệ thuận với độ biến dạng của lò xo: \({F_{dh}} = k.\left| {\Delta l} \right|\)

Lời giải chi tiết :

Tóm tắt:

\({l_0} = 40cm\)

m = 4 kg

l = 50 cm

g = 9,8 m/s2

k =?

Lời giải:

Ta có: \(k = \frac{{m.g}}{{\Delta l}} = \frac{{4.9,81}}{{0,1}} = 392\,N/m.\)


Câu hỏi:

Tự luận 23.2

Một học sinh thực hiện thí nghiệm đo độ cứng của một lò xo và thu được kết quả như Hình 23.3. Độ cứng của lò xo này có giá trị bằng bao nhiêu?

image

Hướng dẫn giải :

Vận dụng kiến thức về định luật Hooke: Trong giới hạn đàn hồi, lực đàn hồi của lò xo tỉ lệ thuận với độ biến dạng của lò xo: \({F_{dh}} = k.\left| {\Delta l} \right|\)

Lời giải chi tiết :

Ta có: \(k = \frac{P}{{\Delta l}} = \frac{{1,0}}{{0,05}} = 20N/m.\)


Câu hỏi:

Tự luận 23.3

Một lò xo được treo thẳng đứng. Lần lượt treo vào đầu còn lại của lò xo các vật có khối lượng m thay đổi thì chiều dài l của lò xo cũng thay đổi theo. Mối liên hệ giữa chiều dài và khối lượng vật được treo vào lò xo được thể hiện trong đồ thị Hình 23.4. Lấy g = 9,8 m/s2.

a) Xác định chiều dài tự nhiên của lò xo.

b) Tính độ dãn của lò xo khi m = 60 g.

c) Tính độ cứng của lò xo.

image

Hướng dẫn giải :

Vận dụng kiến thức về định luật Hooke: Trong giới hạn đàn hồi, lực đàn hồi của lò xo tỉ lệ thuận với độ biến dạng của lò xo: \({F_{dh}} = k.\left| {\Delta l} \right|\)

Lời giải chi tiết :

a) Chiều dài tự nhiên của lò xo là vị trí chiều dài lò xo khi m = 0: l0 = 4 cm.

b) Độ dãn của lò xo khi m = 60 g là: 10 – 4 = 6 (cm).

c) Độ cứng của lò xo: \(k = \frac{{m.g}}{{\Delta l}} = \frac{{0,06.9,8}}{{0,06}} = 9,8N/m.\)


Câu hỏi:

Tự luận 23.4

Hình 23.5 thể hiện đường biểu diễn sự phụ thuộc của lực theo độ biến dạng của một lò xo có độ cứng k. Hãy vẽ trên cùng đồ thị đường biểu diễn sự biến thiên của lực theo độ biến dạng của các lò xo có độ cứng 3k và k/2.

image

Hướng dẫn giải :

Vận dụng kiến thức về định luật Hooke: Trong giới hạn đàn hồi, lực đàn hồi của lò xo tỉ lệ thuận với độ biến dạng của lò xo: \({F_{dh}} = k.\left| {\Delta l} \right|\)

Lời giải chi tiết :

image


Câu hỏi:

Tự luận 23.5

Một lò xo đang treo thẳng đứng. Lần lượt treo vào đầu còn lại của lò xo các vật nặng có khối lượng m và m’ thì lò xo có độ dãn tương ứng với khối lượng vật treo là 9 cm và 3 cm. Xác định m theo m’.

Hướng dẫn giải :

Vận dụng kiến thức về định luật Hooke: Trong giới hạn đàn hồi, lực đàn hồi của lò xo tỉ lệ thuận với độ biến dạng của lò xo: \({F_{dh}} = k.\left| {\Delta l} \right|\)

Lời giải chi tiết :

Ta có: \(\frac{{m’}}{m} = \frac{{k.\Delta l’}}{{k.\Delta l}} = \frac{1}{3};\,\frac{{{k_1}}}{{{k_2}}} = \frac{1}{4}.\)


Câu hỏi:

Tự luận 23.6

Hai lò xo có độ cứng k1 và k2 được treo thẳng đứng. Lần lượt treo vào đầu còn lại của hai lò xo một vật có khối lượng m thì độ dãn của hai lò xo có độ cứng k1 và k2 lần lượt là 8 cm và 2 cm. Lấy g = 9,8 m/s2.

a) Tính tỉ số \(\frac{{{k_1}}}{{{k_2}}}\).

b) Tính k1 và k2 khi m = 0,4 kg.

Hướng dẫn giải :

Vận dụng kiến thức về định luật Hooke: Trong giới hạn đàn hồi, lực đàn hồi của lò xo tỉ lệ thuận với độ biến dạng của lò xo: \({F_{dh}} = k.\left| {\Delta l} \right|\)

Lời giải chi tiết :

a) Ta có: \(m.g = {k_1}.\Delta {l_1} = {k_2}.\Delta {l_2};\,\frac{{{k_1}}}{{{k_2}}} = \frac{1}{4}.\)

b) \({k_1} = \frac{{m.g}}{{\Delta {l_1}}} = \frac{{0,4.9,8}}{{0,08}} = 49N/m\) và \({k_2} = 196N/m.\)

Dụng cụ học tập

Học Vật Lý cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, máy tính cầm tay và các dụng cụ thí nghiệm như máy đo, nam châm, dây dẫn.

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Sách Giáo Khoa: Chân trời sáng tạo

- CHÂN TRỜI SÁNG TẠO là bộ sách giáo khoa hiện đại.

- Bộ sách giáo khoa CHÂN TRỜI SÁNG TẠO sẽ truyền cảm hứng để giúp các em học sinh phát triển toàn diện về tư duy, phẩm chất và năng lực, giúp người học dễ dàng vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn cuộc sống; giải quyết một cách linh hoạt, hài hoà các vấn đề giữa cá nhân và cộng đồng; nhận biết các giá trị bản thân và năng lực nghề nghiệp mà còn nuôi dưỡng lòng tự hào, tình yêu tha thiết với quê hương đất nước, mong muốn được góp sức xây dựng non sông này tươi đẹp hơn.

Đọc sách

Bạn có biết?

Vật lý học là môn khoa học tự nhiên khám phá những bí ẩn của vũ trụ, nghiên cứu về vật chất, năng lượng và các quy luật tự nhiên. Đây là nền tảng của nhiều phát minh vĩ đại, từ lý thuyết tương đối đến công nghệ lượng tử.'

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự Lớp 10

Lớp 10 - Năm đầu tiên ở cấp trung học phổ thông, bước vào một môi trường mới với nhiều bạn bè từ khắp nơi. Hãy tận hưởng thời gian này và bắt đầu định hướng tương lai cho mình!

- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.

Nguồn : Sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK