Trang chủ Lớp 10 SGK Địa lí lớp 10 - Chân trời sáng tạo Chương 7: Một số quy luật của vỏ địa lí Bài 17. Vỏ địa lí, quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của vỏ địa lý Địa lý 10 Chân trời sáng tạo: Việc nghiên cứu toàn diện điều kiện địa lí trước khi khai thác lãnh thổ...

Bài 17. Vỏ địa lí, quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của vỏ địa lý Địa lý 10 Chân trời sáng tạo: Việc nghiên cứu toàn diện điều kiện địa lí trước khi khai thác lãnh thổ...

Hướng dẫn giải mục I, ? mục II, Luyện tập, Vận dụng, Lý thuyết bài 17. Vỏ địa lí, quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của vỏ địa lí SGK Địa lí 10 Chân trời sáng tạo. Xác định giới hạn của vỏ địa lí ở lục địa và đại dương. So sánh sự khác nhau về giới hạn, chiều dày và thành phần cấu tạo giữa vỏ địa lí và vỏ Trái Đất. 2...Việc nghiên cứu toàn diện điều kiện địa lí trước khi khai thác lãnh thổ có ý nghĩa như thế nào trong sử dụng và

Câu hỏi:

? mục I

Gợi ý giải câu hỏi mục I trang 69

Dựa vào hình 17 và thông tin trong bài, em hãy:

- Xác định giới hạn của vỏ địa lý ở lục địa và đại dương.

- So sánh sự khác nhau về giới hạn, chiều dày và thành phần cấu tạo giữa vỏ địa lý và vỏ Trái Đất.

image

Hướng dẫn giải :

- Quan sát hình 17 và đọc thông tin trong mục I (Vỏ địa lí).

- Lập bảng để dễ so sánh sự khác nhau giữa vỏ địa lý và vỏ Trái Đất theo các tiêu chí: giới hạn, chiều dày và thành phần cấu tạo.

Lời giải chi tiết :

- Giới hạn của vỏ địa lí:

+ Ở lục địa: 0 – 22 km.

+ Ở đại dương: dưới 12 km so với mực nước biển đến 22 km (trên mực nước biển).

- So sánh sự khác nhau giữa vỏ địa lý và vỏ Trái Đất:

image


Câu hỏi:

? mục II

Đáp án câu hỏi 1 mục II trang 70

Dựa vào thông tin trong bài, em hãy trình bày khái niệm quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của vỏ địa lí.

Hướng dẫn giải :

Đọc thông tin mục 1 (Khái niệm).

Lời giải chi tiết :

Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của vỏ địa lý là quy luật về mối quan hệ quy định lẫn nhau giữa các thành phần của toàn bộ cũng như của mỗi bộ phận lãnh thổ trong vỏ địa lí.

Đáp án câu hỏi 2 mục II trang 70

Dựa vào kiến thức đã học và hiểu biết của bản thân, em hãy cho ví dụ về mối quan hệ qua lại, phụ thuộc lẫn nhau giữa các thành phần tự nhiên trong vỏ địa lí.

Hướng dẫn giải :

Dựa vào kiến thức đã học kết hợp hiểu biết thực tế của bản thân.

Lời giải chi tiết :

Ví dụ:

Trong trường hợp thảm thực vật bị phá hủy, đất sẽ bị xói mòn mạnh, khí hậu bị biến đổi. Từ đó, kéo theo sự biến đổi của đất (Ví dụ: Từ đất feralit trở thành đất xói mòn trơ sỏi đá).

Giải câu hỏi 3 mục II trang 70

Dựa vào thông tin trong bài và hiểu biết của bản thân, em hãy cho biết, con người cần khai thác và sử dụng tự nhiên như thế nào để đảm bảo yêu cầu của sự phát triển bền vững.

Hướng dẫn giải :

Đọc thông tin trong mục 3 (Ý nghĩa thực tiễn) và dựa vào hiểu biết của bản thân.

Lời giải chi tiết :

Để đảm bảo yêu cầu của sự phát triển bền vững, con người cần:

- Nghiên cứu toàn diện điều kiện địa lý của bất kì lãnh thổ nào trước khi sử dụng chúng.

- Từ đó, dự báo những thay đổi của các thành phần tự nhiên trong lãnh thổ => đề xuất những giải pháp khai thác và sử dụng hợp lý tự nhiên.


Câu hỏi:

Luyện tập

Giải bài luyện tập 1 trang 70

Cho ví dụ về sự thay đổi khí hậu ảnh hưởng đến chế độ nước của sông ngòi miền nhiệt đới.

Hướng dẫn giải :

Dựa vào kiến thức đã học kết hợp hiểu biết của bản thân.

Lời giải chi tiết :

Ví dụ:

Sự biến đổi của khí hậu từ khô hạn sang ẩm ướt sẽ làm chế độ nước của sông ngòi miền nhiệt đới thay đổi, làm tăng quá trình xói mòn.

Giải bài luyện tập 2 trang 70

Việc nghiên cứu toàn diện điều kiện địa lý trước khi khai thác lãnh thổ có ý nghĩa như thế nào trong sử dụng và bảo vệ tự nhiên?

Hướng dẫn giải :

Dựa vào kiến thức đã học kết hợp hiểu biết thực tế của bản thân.

Lời giải chi tiết :

Việc nghiên cứu toàn diện điều kiện địa lý trước khi khai thác lãnh thổ giúp chúng ta dự báo được những thay đổi của các thành phần tự nhiên trong lãnh thổ, từ đó đề xuất được những giải pháp sử dụng hợp lý và bảo vệ tự nhiên.


Câu hỏi:

Vận dụng

Giải bài vận dụng trang 70

Em hãy sưu tầm tư liệu để viết một báo cáo ngắn về hậu quả của việc phá rừng đầu nguồn đối với môi trường tự nhiên và đời sống của người dân.

Hướng dẫn giải :

Sưu tầm thông tin trên Internet, sách báo,…

Lời giải chi tiết :

Hậu quả của việc phá rừng đầu nguồn đối với môi trường tự nhiên và đời sống của người dân:

Đối với môi trường tự nhiên

- Làm mất nơi cư trú của nhiều loài động vật, suy giảm đa dạng sinh học.

- Mất cân bằng sinh thái, gây hạn hán, giảm mực nước ngầm.

Đối với đời sống của người dân

- Gây ra nhiều thiên tai (lũ ống, lũ quét, sạt lở đất,…) đe dọa đời sống của người dân vùng chân núi.

- Đất trống đồi trọc gây xói mòn, thoái hóa, bạc màu đất đai, thu hẹp diện tích đất canh tác.


Dụng cụ học tập

Chúng ta cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, bản đồ, quả địa cầu và sách tham khảo về địa lý.

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Sách Giáo Khoa: Chân trời sáng tạo

- CHÂN TRỜI SÁNG TẠO là bộ sách giáo khoa hiện đại.

- Bộ sách giáo khoa CHÂN TRỜI SÁNG TẠO sẽ truyền cảm hứng để giúp các em học sinh phát triển toàn diện về tư duy, phẩm chất và năng lực, giúp người học dễ dàng vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn cuộc sống; giải quyết một cách linh hoạt, hài hoà các vấn đề giữa cá nhân và cộng đồng; nhận biết các giá trị bản thân và năng lực nghề nghiệp mà còn nuôi dưỡng lòng tự hào, tình yêu tha thiết với quê hương đất nước, mong muốn được góp sức xây dựng non sông này tươi đẹp hơn.

Đọc sách

Bạn có biết?

Địa lý học nghiên cứu về các vùng đất, địa hình, dân cư và các hiện tượng tự nhiên. Môn học này giúp chúng ta hiểu rõ hơn về môi trường sống của mình và những yếu tố ảnh hưởng đến cuộc sống con người, từ đó bảo vệ và phát triển bền vững.

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự Lớp 10

Lớp 10 - Năm đầu tiên ở cấp trung học phổ thông, bước vào một môi trường mới với nhiều bạn bè từ khắp nơi. Hãy tận hưởng thời gian này và bắt đầu định hướng tương lai cho mình!

- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.

Nguồn : Sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK