Giải câu hỏi 1 mục I trang 64
Dựa vào hình 15 và thông tin trong bài, em hãy:
- Cho biết sinh quyển là gì.
- Phân tích giới hạn của sinh quyển.
Quan sát hình 15 và đọc thông tin trong mục 1 (Khái niệm và giới hạn của sinh quyển).
- Khái niệm: Sinh quyển là một trong những quyển của lớp vỏ Trái Đất mà thành phần, cấu trúc và năng lượng của nó chủ yếu được xác định bởi hoạt động của cơ thể sống.
- Giới hạn của sinh quyển: Gồm phần thấp của khí quyển, toàn bộ thủy quyển và phần trên của thạch quyển (lớp đất và vỏ phong hóa).
Đáp án câu hỏi 2 mục I trang 65
Dựa vào thông tin trong bài, em hãy phân tích những đặc điểm của sinh quyển.
Đọc thông tin mục 2 (Đặc điểm của sinh quyển).
Đặc điểm của sinh quyển:
- Khối lượng vật chất trong sinh quyển nhỏ hơn nhiều so với khối lượng vật chất của các quyển khác.
- Sinh quyển có đặc tính tích lũy năng lượng nhờ khả năng tổng hợp chất hữu cơ từ chất vô cơ.
Ví dụ: Nhờ có khả năng quang hợp, cây xanh có thể tạo nên vật chất hữu cơ từ chất vô cơ.
- Sinh vật tham gia tích cực vào các vòng tuần hoàn vật chất rất quan trọng đối với sự sống như: vòng tuần hoàn cacbon, nitơ, photpho,…
Hướng dẫn giải câu hỏi mục II trang 65
Dựa vào thông tin trong bài, em hãy:
- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố sinh vật.
- Cho ví dụ liên hệ thực tế địa phương em.
Đọc thông tin mục II (Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố sinh vật).
Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố sinh vật:
Khí hậu và nguồn nước
Khí hậu ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển và phân bố sinh vật thông qua ánh sáng, nhiệt độ, nước và độ ẩm không khí.
- Ánh sáng: ảnh hưởng tới sự trao đổi chất và năng lượng của nhiều hoạt động sinh lý của cơ thể sống.
Ví dụ: cây ưa bóng thường sống và phát triển tốt nơi đầy đủ ánh sáng, cây chịu bóng thường sống trong bóng râm.
- Nhiệt độ:
+ Mỗi loài thích nghi với 1 giới hạn nhiệt nhất định.
Ví dụ: Cây cà chua phát triển thuận lợi nhất ở nhiệt độ 21oC, nhiệt độ tối thấp ở 13oC, nhiệt độ tối cao ở 35oC. Vượt quá giới hạn nhiệt này lá cây sẽ vàng úa dần rồi chết.
+ Nhiệt độ cũng quyết định đến sự phân bố các loài.
Ví dụ: Những loài chịu lạnh phân bố ở hàn đới, ôn đới, những loài chịu nóng phân bố ở vùng nhiệt đới.
- Nước và độ ẩm không khí:
+ Nước tham gia hầu hết các hoạt động sống của sinh vật, là môi trường sống của nhiều loài sinh vật.
+ Độ ẩm không khí ảnh hưởng nhiều đến sự sinh trường và phát triển của sinh vật.
Đất
- Nguồn sinh dưỡng phong phú cho nhiều loài sinh vật.
- Vừa là giá thể cho cây, vừa cung cấp nước, chất khoáng và chất dinh dưỡng cần thiết cho cây.
- Độ phì của đất ảnh hưởng lớn tới sự phát triển và phân bố sinh vật.
Địa hình
Ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố sinh vật thông qua độ cao, hướng sườn và độ dốc.
Ví dụ: Càng lên cao, các loài cây chịu lạnh càng nhiều, các loài cây gỗ càng thưa.
Sinh vật
Các sinh vật cùng sống trong môi trường có quan hệ chặt chẽ với nhau thông qua chuỗi thức ăn – lưới thức ăn và nơi cư trú.
=> Nơi nào có thực vật phong phú thì động vật phong phú và ngược lại.
Con người
- Tạo các giống loài mới, mở rộng phạm vi phân bố các loài.
- Thu hẹp nơi sinh sống nhiều loài sinh vật.
Giải bài luyện tập 1 trang 66
Hãy lập sơ đồ thể hiện các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố của sinh vật.
Nhớ lại 5 nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố của sinh vật: khí hậu và nguồn nước, đất, địa hình, sinh vật, con người.
Giải bài luyện tập 2 trang 66
Cho ví dụ về ảnh hưởng của con người đến sự phát triển và phân bố sinh vật.
Dựa vào kiến thức đã học kết hợp hiểu biết thực tế của bản thân.
Ví dụ về ảnh hưởng của con người đến sự phát triển và phân bố sinh vật:
- Con người tạo nên các giống loài mới nhờ lai giống: Lai giữa lợn đực giống Yorkshire hoặc lợn đực Landrace với lợn nái Móng Cái để tạo ra giống lợn mới có thể trọng cao, tốc độ tăng trọng nhanh, tỉ lệ thịt nạc cao hơn so với lợn thịt Móng Cái.
- Con người đã thu hẹp nơi sinh sống của nhiều loài sinh vật: Việc chặt phá rừng tự nhiên lấy gỗ đã làm suy giảm nhiều loài thực vật và mất nơi sinh sống của nhiều loài động vật.
Giải bài vận dụng trang 66
Em hãy sưu tầm tư liệu để giải thích lý do cây lúa nước phù hợp với điều kiện tự nhiên ở Việt Nam.
Dựa vào hiểu biết của bản thân và tìm kiếm thêm các thông tin trên Internet, sách báo,…
Lý do cây lúa nước phù hợp với điều kiện tự nhiên ở Việt Nam:
- Đặc điểm sinh thái cây lúa nước:
+ Ưa khí hậu nóng, ẩm, chân ruộng ngập nước.
+ Đất phù sa và cần nhiều phân bón.
- Điều kiện tự nhiên Việt Nam:
+ 2 đồng bằng lớn ĐBSH và ĐBSCL với đất phù sa màu mỡ.
+ Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, lượng mưa lớn (trung bình 1500 - 2000 mm/ năm), nhiệt độ cao (nhiệt độ trung bình năm trên toàn quốc đều > 20oC.
Chúng ta cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, bản đồ, quả địa cầu và sách tham khảo về địa lý.
- CHÂN TRỜI SÁNG TẠO là bộ sách giáo khoa hiện đại.
- Bộ sách giáo khoa CHÂN TRỜI SÁNG TẠO sẽ truyền cảm hứng để giúp các em học sinh phát triển toàn diện về tư duy, phẩm chất và năng lực, giúp người học dễ dàng vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn cuộc sống; giải quyết một cách linh hoạt, hài hoà các vấn đề giữa cá nhân và cộng đồng; nhận biết các giá trị bản thân và năng lực nghề nghiệp mà còn nuôi dưỡng lòng tự hào, tình yêu tha thiết với quê hương đất nước, mong muốn được góp sức xây dựng non sông này tươi đẹp hơn.
Địa lý học nghiên cứu về các vùng đất, địa hình, dân cư và các hiện tượng tự nhiên. Môn học này giúp chúng ta hiểu rõ hơn về môi trường sống của mình và những yếu tố ảnh hưởng đến cuộc sống con người, từ đó bảo vệ và phát triển bền vững.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 10 - Năm đầu tiên ở cấp trung học phổ thông, bước vào một môi trường mới với nhiều bạn bè từ khắp nơi. Hãy tận hưởng thời gian này và bắt đầu định hướng tương lai cho mình!
- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.
Nguồn : Sưu tậpCopyright © 2024 Giai BT SGK