Dựa vào bảng 8, kiến thức đã học và thông tin trong bài, em hãy:
- Nhận xét sự thay đổi nhiệt độ trung bình năm và biên độ nhiệt năm từ Xích đạo đến vĩ độ 70o ở bán cầu Bắc.
- Giải thích vì sao có sự thay đổi đó.
- Quan sát bảng 8, chú ý sự tăng/giảm nhiệt độ trung bình năm và biên độ nhiệt năm theo vĩ độ => Đưa ra nhận xét.
- Đọc thông tin mục 1 (Phân bố theo vĩ độ).
Giải chi tiết:
- Nhận xét:
+ Nhiệt độ trung bình năm khác nhau ở các vĩ độ: Xích đạo (24,5oC), vĩ tuyến 20oB (25,0oC) và giảm dần đến vĩ tuyến 70oB (-10,4oC).
+ Biên độ nhiệt năm tăng dần từ Xích đạo (1,8oC) đến vĩ tuyến 70oB (32,3oC).
- Giải thích:
+ Nhiệt độ trung bình năm khác nhau ở các vĩ độ do Trái Đất dạng hình cầu, góc chiếu của tia sáng mặt trời đến các vĩ độ khác nhau.
+ Càng về vĩ độ cao, góc chiếu của tia sáng mặt trời càng nhỏ, lượng nhiệt nhận được càng ít. Đồng thời, thời gian chiếu sáng giữa các mùa càng chênh lệch nên biên độ nhiệt năm càng lớn.
Dựa vào hình 8.1 và thông tin trong bài, em hãy:
- Nêu sự khác nhau về biên độ nhiệt năm giữa các trạm khí tượng cùng vĩ độ trên hình 8.1.
- Giải thích tại sao có biên độ nhiệt khác biệt giữa lục địa và đại dương.
Hình 8.1. Biên độ nhiệt năm thay đổi theo vị trí gần hay xa đại dương
Quan sát hình 8.1, so sánh biên độ nhiệt giữa 4 địa điểm, chú ý đến vị trí của các địa điểm gần hay xa biển để giải thích (liên quan đến khả năng hấp thụ và phản xạ nhiệt của lục địa và đại dương).
Giải chi tiết:
- Trên cùng vĩ độ trên hình 8.1, biên độ nhiệt năm giữa các trạm khí tượng tăng dần từ tây sang đông (từ biển vào sâu trong đất liền). Cụ thể, biên độ nhiệt năm của Va-len-xi-a là 9oC, tiếp đến Pô-dơ-nan (21oC), Vac-xa-va (23oC) và cao nhất là Cuôc-xcơ (29oC).
- Giải thích: Lục địa hấp thụ và phản xạ nhiệt nhanh hơn, còn đại dương thì ngược lại. Va-len-xi-a nằm ven Đại Tây Dương nên có biên độ nhiệt năm thấp nhất, các địa điểm càng nằm sâu trong nội địa, biên độ nhiệt năm càng lớn.
Dựa vào hình 8.2 và thông tin trong bài, em hãy:
- Trình bày sự thay đổi nhiệt độ theo độ cao ở tầng đối lưu.
- Cho biết nhiệt độ còn phụ thuộc vào những yếu tố nào của địa hình. Chứng minh.
Quan sát hình 8.2 và đọc thông tin trong mục 3 (Phân bố theo địa hình).
Giải chi tiết:
- Sự thay đổi nhiệt độ theo độ cao ở tầng đối lưu:
+ Nhiệt độ không khí giảm dần theo độ cao, trung bình cứ lên cao 100 m nhiệt độ giảm 0,6oC.
+ Nguyên nhân: càng lên cao, không khí càng loãng, không hấp thụ và giữ được nhiều nhiệt.
- Nhiệt độ còn phụ thuộc vào độ dốc và hướng phơi của sườn núi:
+ Sườn núi có độ dốc lớn, góc nhập xạ nhỏ => nhận được lượng nhiệt ít hơn và ngược lại.
+ Sườn núi đón ánh sáng mặt trời, nhiệt độ cao hơn sườn khuất ánh sáng mặt trời.
Chúng ta cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, bản đồ, quả địa cầu và sách tham khảo về địa lý.
- CHÂN TRỜI SÁNG TẠO là bộ sách giáo khoa hiện đại.
- Bộ sách giáo khoa CHÂN TRỜI SÁNG TẠO sẽ truyền cảm hứng để giúp các em học sinh phát triển toàn diện về tư duy, phẩm chất và năng lực, giúp người học dễ dàng vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn cuộc sống; giải quyết một cách linh hoạt, hài hoà các vấn đề giữa cá nhân và cộng đồng; nhận biết các giá trị bản thân và năng lực nghề nghiệp mà còn nuôi dưỡng lòng tự hào, tình yêu tha thiết với quê hương đất nước, mong muốn được góp sức xây dựng non sông này tươi đẹp hơn.
Địa lý học nghiên cứu về các vùng đất, địa hình, dân cư và các hiện tượng tự nhiên. Môn học này giúp chúng ta hiểu rõ hơn về môi trường sống của mình và những yếu tố ảnh hưởng đến cuộc sống con người, từ đó bảo vệ và phát triển bền vững.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 10 - Năm đầu tiên ở cấp trung học phổ thông, bước vào một môi trường mới với nhiều bạn bè từ khắp nơi. Hãy tận hưởng thời gian này và bắt đầu định hướng tương lai cho mình!
- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.
Nguồn : Sưu tậpCopyright © 2024 Giai BT SGK