Trả lời câu hỏi 1 mục I trang 42
Dựa vào hình 9.1 và thông tin trong bài, em hãy:
- Xác định các đai khí áp cao và đai khí áp thấp trên Trái Đất.
- Trình bày sự hình thành các đai khí áp trên Trái Đất.
Quan sát hình 9.1 và đọc thông tin trong mục 1 (Sự hình thành các đai khí áp).
Giải chi tiết:
- Trên bề mặt Trái Đất có 4 đai áp cao (2 đai áp cao cực, 2 đai áp cao cận chí tuyến) và 3 đai áp thấp (2 đai áp thấp ôn đới và đai áp thấp Xích đạo).
=> Các đai khí áp phân bố xen kẽ, đối xứng nhau qua đai áp thấp Xích đạo.
- Sự hình thành các đai khí áp trên Trái Đất (2 nguyên nhân):
Nguyên nhân nhiệt lực:
+ Xích đạo có nhiệt độ quanh năm cao, quá trình bốc hơi mạnh, sức nén không khí giảm => hình thành đai áp thấp.
+ Vùng cực Bắc và Nam luôn có nhiệt độ rất thấp, sức nép không khí tăng => tồn tại các đai áp cao.
Nguyên nhân động lực:
+ Đai áp cao cận chi tuyến hình thành do không khí thăng lên ở Xích đạo và di chuyển về chí tuyến, giáng xuống làm khí áp tăng.
+ Đai áp thấp ôn đới hình thành do không khí từ áp cao chí tuyến và vùng cực di chuyển về vùng ôn đới, không khí thăng lên làm khí áp giảm.
Giải câu hỏi 2 mục I trang 43
Dựa vào thông tin trong bài, em hãy:
- Nêu những nguyên nhân của sự thay đổi khí áp.
- Lấy ví dụ về sự thay đổi khí áp do các nguyên nhân kể trên.
Đọc thông tin trong mục 2 (Nguyên nhân thay đổi khí áp).
Giải chi tiết:
Những nguyên nhân của sự thay đổi khí áp:
- Độ cao: khí áp giảm theo độ cao do càng lên cao không khí càng loãng, sức nén của không khí càng nhỏ.
- Nhiệt độ: khí áp dao động trong ngày và trong năm do nhiệt độ thay đổi (nhiệt độ tăng, không khí nở ra, sức nén ép của không khí giảm => khí áp giảm; nhiệt độ giảm, không khí co lại, sức nén của không khí tăng => khí áp tăng).
- Thành phần không khí: tỉ trọng không khí có hơi nước nhẹ hơn không khí khô => không khí chứa nhiều hơi nước có khí áp giảm. Khi nhiệt độ cao, hơi nước bốc lên nhiều chiếm chỗ không khí khô làm khí áp giảm.
Giải câu hỏi 1 mục II trang 43
Dựa vào hình 9.1 và thông tin trong bài, em hãy:
- Kể tên các loại gió chính trên bề mặt Trái Đất.
- Trình bày đặc điểm các loại gió này.
Quan sát hình 9.1 và đọc thông tin mục 1 (Các loại gió chính trên Trái Đất).
Giải chi tiết:
- Các loại gió chính trên bề mặt Trái Đất: gió Tây ôn đới, gió Đông cực, gió Mậu dịch và gió mùa.
- Đặc điểm:
Gió Đông cực
+ Thổi quanh năm từ áp cao cực về áp thấp ôn đới.
+ Hướng gió: đông bắc ở bán cầu Bắc và đông nam ở bán cầu nam.
+ Tính chất: lạnh và khô.
Gió Tây ôn đới
+ Thổi quanh năm từ áp cao cận chí tuyến về áp thấp ôn đới.
+ Hướng gió: tây nam ở bán cầu Bắc và tây bắc ở bán cầu Nam.
+ Tính chất: độ ẩm cao, thường gây mưa phùn và mưa nhỏ.
Gió Mậu dịch (Tín phong)
+ Thổi quanh năm từ áp cao cận chí tuyến về ấp thấp xích đạo.
+ Hướng gió: đông bắc ở bán cầu Bắc và đông nam ở bán cầu Nam.
+ Tính chất: khô.
Gió mùa:
+ Thổi theo mùa, gồm gió mùa mùa đông và gió mùa mùa hạ.
+ Hướng gió: 2 mùa trong năm ngược chiều nhau.
+ Tính chất: mùa hạ ẩm, gây mưa lớn; mùa đông thường lạnh và khô.
Gợi ý giải câu hỏi 2a mục II trang 44
Dựa vào hình 9.2 và thông tin trong bài, em hãy:
- Trình bày điều kiện hình thành gió biển và gió đất.
- Mô tả hoạt động và đặc điểm của gió biển và gió đất.
Quan sát hình 9.2 và đọc trong tin trong mục 2a (Gió biển, gió đất).
Giải chi tiết:
- Điều kiện hình thành gió biển và gió đất:
+ Vùng ven biển;
+ Sự nóng lên và lạnh đi không đều giữa đất liền và biển.
- Hoạt động và đặc điểm của gió biển và gió đất:
+ Gió biển: thổi vào ban ngày, từ biển vào trong đất liền.
+ Gió đất: thổi vào ban đêm, từ đất liền ra biển.
Trả lời câu hỏi 2b mục II trang 44
Dựa vào hình 9.3 và thông tin trong bài, em hãy:
- Trình bày hiện tượng phơn (gió phơn) và cho biết nguyên nhân hình thành hiện tượng này.
- Nêu sự khác nhau về nhiệt độ không khí và lượng mưa ở sườn đón gió và sườn khuất gió.
Quan sát hình 9.3 và đọc thông tin mục 2b (Gió phơn).
Giải chi tiết:
- Hiện tượng phơn (gió phơn) là hiện tượng gió khô, nóng thổi từ trên núi xuống.
- Nguyên nhân: do gió thổi tới dãy núi cao bị chặn lại ở sườn núi đón gió, nhiệt độ giảm, gây mưa; sang sườn bên kia, hơi nước giảm, nhiệt độ tăng, trở thành gió khô nóng.
- Nhiệt độ không khí ở sườn đón gió giảm theo độ cao (cứ lên cao 100m, nhiệt độ giảm 0,6oC), lượng mưa lớn; nhiệt độ không khí ở sườn khuất gió tăng dần khi di chuyển từ đỉnh núi xuống chân núi (cứ 100m, nhiệt độ tăng 1oC), ít mưa (lượng mưa rất nhỏ).
Đáp án câu hỏi 2c mục II trang 45
Dựa vào hình 9.4 và thông tin trong bài, em hãy trình bày đặc điểm và hoạt động của gió thung lũng và gió núi.
Quan sát hình 9.4 và đọc thông tin mục 2c (Gió thung lũng, gió núi).
Giải chi tiết:
Đặc điểm và hoạt động của gió thung lũng và gió núi:
- Đặc điểm: gió thung lũng thường oi bức (nóng ẩm), gió núi mát dịu hơn.
- Hoạt động: Ban ngày, gió thổi từ thung lũng theo sườn núi đi lên; ban đêm, gió theo sườn núi đi xuống.
=> Nguyên nhân: sự chênh lệch nhiệt độ giữa sườn núi và thung lũng.
Giải bài luyện tập 1 trang 45
Hãy so sánh điểm giống nhau và khác nhau của gió biển – gió đất và gió mùa.
Dựa vào kiến thức đã học về gió biển – gió đất và gió mùa để so sánh.
Giải chi tiết:
- Giống nhau:
+ Nguyên nhân sinh ra đều do sự chênh lệch về nhiệt độ giữa nhiệt độ và đại dương.
- Khác nhau:
Tiêu chí |
Gió biển – gió đất |
Gió mùa |
Chu kì hoạt động | Theo ngày - đêm | Theo mùa |
Hoạt động |
- Gió biển: thổi vào ban ngày, từ biển vào trong đất liền. - Gió đất: thổi vào ban đêm, từ đất liền ra biển. |
- Mùa hạ thường có tính chất ẩm, gây mưa lớn. - Mùa đông thường lạnh, khô. |
Giải bài luyện tập 2 trang 45
Kể tên một số khu vực có chế độ gió mùa phổ biến trên Trái Đất. Trình bày nguyên nhân hình thành và đặc điểm của gió mùa.
Dựa vào kiến thức đã học về gió mùa.
Giải chi tiết:
- Một số khu vực có chế độ gió mùa phổ biến trên Trái Đất: Nam Á, Đông Nam Á, Đông Phi, Đông Bắc Ô-xtrây-li-a và một số khu vực vĩ độ trung bình (Đông Trung Quốc, Đông Nam Hoa Kỳ).
- Nguyên nhân hình thành: do sự hấp thụ và tỏa nhiệt không đều giữa lục địa và đại dương theo mùa.
- Đặc điểm:
+ Thổi theo mùa.
+ Gồm gió mùa mùa đông và gió mùa mùa hạ.
+ Hướng gió thổi 2 mùa trong năm ngược chiều nhau.
+ Gió mùa mùa hạ thường có tính chất ẩm và gây mưa lớn, gió mùa mùa đông thường lạnh và khô.
Giải bài vận dụng trang 45
Em hãy lựa chọn và viết một đoạn văn ngắn tìm hiểu một loại gió địa phương ở Việt Nam theo gợi ý sau: phân bố, nguyên nhân hình thành, đặc điểm của gió.
Dựa vào hiểu biết của bản thân, kết hợp tìm kiếm thông tin trên Internet, sách báo,…
Ví dụ: Gió mùa Đông Bắc.
- Phân bố: miền Bắc nước ta.
- Nguyên nhân hình thành: do miền Bắc chịu tác động của khối khí lạnh phương Bắc di chuyển theo hướng đông bắc.
- Đặc điểm gió mùa:
+ Tạo nên một mùa đông lạnh ở miền Bắc: nửa đầu mùa đông thời tiết lạnh khô, nửa sau màu đông thời tiết lạnh ẩm, có mưa phùn ở vùng ven biển và các đồng bằng Bắc bộ, Bắc Trung Bộ.
+ Khi di chuyển xuống phía nam bị suy yếu dần, bớt lạnh hơn và hầu như bị chặn lại ở dãy Bạch Mã.
Chúng ta cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, bản đồ, quả địa cầu và sách tham khảo về địa lý.
- CHÂN TRỜI SÁNG TẠO là bộ sách giáo khoa hiện đại.
- Bộ sách giáo khoa CHÂN TRỜI SÁNG TẠO sẽ truyền cảm hứng để giúp các em học sinh phát triển toàn diện về tư duy, phẩm chất và năng lực, giúp người học dễ dàng vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn cuộc sống; giải quyết một cách linh hoạt, hài hoà các vấn đề giữa cá nhân và cộng đồng; nhận biết các giá trị bản thân và năng lực nghề nghiệp mà còn nuôi dưỡng lòng tự hào, tình yêu tha thiết với quê hương đất nước, mong muốn được góp sức xây dựng non sông này tươi đẹp hơn.
Địa lý học nghiên cứu về các vùng đất, địa hình, dân cư và các hiện tượng tự nhiên. Môn học này giúp chúng ta hiểu rõ hơn về môi trường sống của mình và những yếu tố ảnh hưởng đến cuộc sống con người, từ đó bảo vệ và phát triển bền vững.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 10 - Năm đầu tiên ở cấp trung học phổ thông, bước vào một môi trường mới với nhiều bạn bè từ khắp nơi. Hãy tận hưởng thời gian này và bắt đầu định hướng tương lai cho mình!
- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.
Nguồn : Sưu tậpCopyright © 2024 Giai BT SGK