Hướng dẫn giải câu hỏi mục I trang 21
Dựa vào hình 4.1, thông tin trong bài và hiểu biết của bản thân, em hãy mô tả quá trình hình thành Trái Đất.
Quan sát hình 4.1 và đọc thông tin mục 1 (Nguồn gốc hình thành Trái Đất).
Quá trình hình thành Trái Đất:
- Những thiên thể trong hệ Mặt Trời hình thành từ 1 đám mây bụi và khí lạnh hình đĩa với các vành xoắn ốc quay tương đối chậm.
- Trong quá trình chuyển động, các hạt bụi va chạm lẫn nhau, nóng lên, dính kết với nhau.
- Khối bụi lớn nhất tập trung ở trung tâm, hình thành Mặt Trời.
- Những vành xoắn ốc phía ngoài dần kết tụ lại dưới tác dụng của trọng lực, trở thành các hành tinh, trong đó có Trái Đất.
Trả lời câu hỏi 1 mục II trang 22
Dựa vào hình 4.2 và thông tin trong bài, em hãy:
- Mô tả cấu tạo vỏ Trái Đất.
- Cho biết sự khác nhau giữa vỏ lục địa và vỏ đại dương.
- Quan sát hình 4.2 và đọc thông tin mục 1 (Đặc điểm vỏ Trái Đất).
- So sánh sự khác nhau giữa vỏ lục địa và vỏ đại dương về: phân bố, độ dày, các tầng đá cấu tạo.
- Mô tả cấu tạo vỏ Trái Đất:
+ Vỏ Trái Đất là phần cứng ngoài cùng của Trái Đất, độ dày 5 km (dưới đại dương) đến 70 km (trên lục địa).
+ Gồm 2 kiểu: vỏ lục địa và vỏ đại dương.
- Sự khác nhau giữa vỏ lục địa và vỏ đại dương:
Tiêu chí |
Vỏ lục địa |
Vỏ đại dương |
Phân bố |
Ở lục địa và 1 phần dưới mực nước biển. |
Ở các nền đại dương, dưới tầng nước biển. |
Độ dày |
70 km |
5 km |
Các tầng đá cấu tạo |
3 tầng đá (trầm tích, granit và badan). |
2 tầng đá (trầm tích và badan). |
Trả lời câu hỏi 2 mục II trang 22
Dựa vào hình 4.3, thông tin trong bài và hiểu biết của bản thân, em hãy:
- Kể tên các vật liệu cấu tạo vỏ Trái Đất.
- Trình bày đặc điểm các loại khoáng vật và đá cấu tạo nên vỏ Trái Đất.
Quan sát hình 4.3 và đọc thông tin trong mục 2 (Vật liệu cấu tạo vỏ Trái Đất).
Giải chi tiết:
* Các vật liệu cấu tạo vỏ Trái Đất: khoáng vật và đá.
* Đặc điểm các loại khoáng vật và đá cấu tạo nên vỏ Trái Đất:
Khoáng vật
- Là những nguyên tố hoặc chất hóa học hình thành do quá trình địa chất.
- Trong thiên nhiên, đa số tồn tại ở trạng thái rắn (thạch anh, hematit, canxit,…).
- Một số khoáng vật là đơn chất (vàng, kim cương,…) hoặc hợp chất (canxit, thạch anh, mica,…).
Đá
- Là tập hợp 1 hay nhiều loại khoáng vật, là thành phần chủ yếu cấu tạo vỏ Trái Đất.
- 3 nhóm:
+ Đá măcma: hình thành do kết tinh khối măcma nóng chảy trong vỏ Trái Đất hoặc trên bề mặt đất.
+ Đá trầm tích:
Hình thành do sự tích tụ, nén ép các sản phẩm phá hủy đá gốc thành vật liệu vụn (cuội, cát, tro bụi,…) và xác sinh vật vùng trũng dưới tác động của nhiệt độ, áp suất.
Chiếm tỉ lệ nhỏ nhưng bao phủ phần lớn bề mặt Trái Đất.
+ Đá biến chất: hình thành từ đá măcma hoặc đá trầm tích bị biến đổi tính chất do tác động của nhiệt, áp suất,…
Gợi ý giải câu hỏi 1 mục III trang 23
Dựa vào hình 4.4 và thông tin trong bài, em hãy:
- Trình bày khái quát nội dung thuyết kiến tạo mảng.
- Kể tên các mảng kiến tạo lớn của thạch quyển.
- Cho biết vì sao các mảng kiến tạo có thể di chuyển.
Quan sát hình 4.4 và đọc thông tin trong mục 1 (Nội dung thuyết kiến tạo mảng).
Giải chi tiết:
- Nội dung thuyết kiến tạo mảng:
+ Ra đời vào những năm 60 của thế kỉ XX trên cơ sở thuyết “Lục địa trôi” của nhà bác học người Đức A.Vê-ghê-ne.
+ Vỏ Trái Đất trong quá trình hình thành bị gãy vỡ, tách ra thành những mảng cứng (mảng kiến tạo).
+ Bề mặt Trái Đất được chia thành 7 mảng lớn và 1 số mảng nhỏ.
+ Các mảng kiến tạo nhẹ, nổi trên lớp vật chất quánh dẻo thuộc phần trên lớp man-ti và dịch chuyển trên lớp này => khi di chuyển có thể tách rời hoặc xô vào nhau.
- Tên 7 mảng kiến tạo lớn:
+ Mảng Âu – Á;
+ Mảng Thái Bình Dương;
+ Mảng Ấn Độ - Ôxtrây-li-a;
+ Mảng Phi;
+ Mảng Bắc Mỹ;
+ Mảng Nam Mỹ;
+ Mảng Nam Cực.
- Các mảng kiến tạo có thể di chuyển do hoạt động của các dòng dối lưu vật chất quánh dẻo và có nhiệt độ cao trong tầng man-ti trên.
Hướng dẫn giải câu hỏi 2 mục III trang 23
Dựa vào hình 4.4, hình 4.5 và thông tin trong bài, em hãy:
- Cho biết các mảng kiến tạo gần nhau sẽ có các tiếp xúc như thế nào. Cho ví dụ minh họa về kết quả của các tiếp xúc vừa nêu.
- Giải thích sự hình thành dãy núi Hi-ma-lay-a (Himalaya) và vành đai lửa Thái Bình Dương.
Quan sát các hình 4.4, 4.5 và đọc thông tin trong mục 2 (Nguyên nhân hình thành các vùng núi trẻ, vành đai động đất, núi lửa).
Giải chi tiết:
- Các mảng kiến tạo gần nhau sẽ có các tiếp xúc:
+ Tách rời nhau.
=> Ví dụ kết quả: Sống núi giữa Đại Tây Dương được hình thành do sự tách rời của 2 mảng Âu – Á và Bắc Mỹ.
+ Xô vào nhau.
=> Ví dụ kết quả: Các đảo núi lửa Phi-líp-pin hình thành do 2 mảng Thái Bình Dương và Phi-líp-pin xô vào nhau.
+ Hút chìm.
=> Ví dụ kết quả: dãy Coóc-đi-e ở Bắc Mỹ, dãy An-đét ở Nam Mỹ,…
+ Trượt bằng.
=> Ví dụ kết quả: Vết nứt tạo nên vịnh Ca-li-phoóc-ni-a giữa mảng Bắc Mỹ và mảng Thái Bình Dương.
- Sự hình thành dãy núi Hi-ma-lay-a (Himalaya) và vành đai lửa Thái Bình Dương do 2 mảng Ấn Độ - Ô-xtrây-li-a và mảng Âu – Á xô vào nhau làm uốn nếp các lớp đá lên khỏi mặt đất tạo thành các dãy núi cao và sinh ra núi lửa.
Giải bài luyện tập 1 trang 25
Lập bảng thể hiện sự khác nhau về cấu tạo giữa vỏ lục địa và vỏ đại dương.
Dựa vào kiến thức đã học về cấu tạo của vỏ lục địa và vỏ đại dương (chú ý các tầng đá).
Giải chi tiết:
Sự khác nhau về cấu tạo giữa vỏ lục địa và vỏ đại dương:
Vỏ lục địa |
Vỏ đại dương |
3 tầng đá (tầng trầm tích, tầng granit và tầng badan). |
2 tầng đá (tầng trầm tích và tầng badan). |
Giải bài luyện tập 2 trang 25
Hãy nêu ý nghĩa của thuyết kiến tạo mảng.
Dựa vào kiến thức đã học về thuyết kiến tạo mảng.
Giải chi tiết:
Ý nghĩa của thuyết kiến tạo mảng:
Thuyết kiến tạo mảng cho chúng ta biết rằng những vùng tiếp xúc của các mảng bao giờ cũng có hoạt động kiến tạo xảy ra, đồng thời đó cũng là những vùng bất ổn của vỏ Trái Đất, thường sinh ra nhiều hoạt động động đất, núi lửa.
Giải bài vận dụng trang 25
Em hãy sưu tầm các câu chuyện hoặc hình ảnh về Trái Đất và nguồn gốc hình thành Trái Đất.
Sưu tầm thông tin trên Internet, sách báo,…
Chúng ta cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, bản đồ, quả địa cầu và sách tham khảo về địa lý.
- CHÂN TRỜI SÁNG TẠO là bộ sách giáo khoa hiện đại.
- Bộ sách giáo khoa CHÂN TRỜI SÁNG TẠO sẽ truyền cảm hứng để giúp các em học sinh phát triển toàn diện về tư duy, phẩm chất và năng lực, giúp người học dễ dàng vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn cuộc sống; giải quyết một cách linh hoạt, hài hoà các vấn đề giữa cá nhân và cộng đồng; nhận biết các giá trị bản thân và năng lực nghề nghiệp mà còn nuôi dưỡng lòng tự hào, tình yêu tha thiết với quê hương đất nước, mong muốn được góp sức xây dựng non sông này tươi đẹp hơn.
Địa lý học nghiên cứu về các vùng đất, địa hình, dân cư và các hiện tượng tự nhiên. Môn học này giúp chúng ta hiểu rõ hơn về môi trường sống của mình và những yếu tố ảnh hưởng đến cuộc sống con người, từ đó bảo vệ và phát triển bền vững.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 10 - Năm đầu tiên ở cấp trung học phổ thông, bước vào một môi trường mới với nhiều bạn bè từ khắp nơi. Hãy tận hưởng thời gian này và bắt đầu định hướng tương lai cho mình!
- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.
Nguồn : Sưu tậpCopyright © 2024 Giai BT SGK