Trang chủ Lớp 10 SGK Địa lí lớp 10 - Chân trời sáng tạo Chương 1: Sử dụng bản đồ Bài 1. Một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lý trên bản đồ Địa lý 10 Chân trời sáng tạo: Theo em, để thể hiện tổng diện tích và tổng sản lượng lúa của một...

Bài 1. Một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lý trên bản đồ Địa lý 10 Chân trời sáng tạo: Theo em, để thể hiện tổng diện tích và tổng sản lượng lúa của một...

Phân tích và giải mục I, ? mục II, ? mục III, ? mục IV, ? mục V, Luyện tập, Vận dụng, Lý thuyết bài 1. Một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ SGK Địa lí 10 Chân trời sáng tạo. Cho biết các đối tượng địa lí nào được thể hiện bằng phương pháp kí hiệu. Chứng minh phương pháp kí hiệu không chỉ thể hiện được vị trí mà còn thể hiện được số lượng, cấu trúc...Theo em, để thể hiện tổng diện tích và tổng sản lượng lúa của một đơn vị hành chính trên bản đồ

Câu hỏi:

? mục I

Đáp án câu hỏi mục I trang 9

Dựa vào hình 1.1, hình 1.2 và thông tin trong bài, em hãy:

- Cho biết các đối tượng địa lý nào được thể hiện bằng phương pháp kí hiệu.

- Chứng minh phương pháp kí hiệu không chỉ thể hiện được vị trí mà còn thể hiện được số lượng, cấu trúc, chất lượng,… của đối tượng địa lí.

image

image

Hướng dẫn giải :

Quan sát các hình 1.1, hình 1.2 và đọc thông tin mục 1 (Phương pháp kí hiệu).

Lời giải chi tiết :

- Các đối tượng địa lý được thể hiện bằng phương pháp kí hiệu: sân bay quốc tế và sân bay nội địa.

- Phương pháp kí hiệu không chỉ thể hiện được vị trí mà còn thể hiện được số lượng, cấu trúc, chất lượng,… của đối tượng địa lí. Ví dụ:

+ Số lượng: Số lượng kí hiệu máy bay ở TP. Hà Nội thể hiện số lượng sân bay có trong thành phố.

+ Cấu trúc: Trong trung tâm công nghiệp TP. HCM, kí hiệu các ngành kinh tế thể hiện cấu trúc các ngành kinh tế công nghiệp của thành phố.

+ Chất lượng: Kí hiệu máy bay màu đỏ thể hiện các sân bay quốc tế, kí hiệu máy bay màu đen thể hiện các sân bay nội địa.


Câu hỏi:

? mục II

Trả lời câu hỏi mục II trang 10

Dựa vào hình 1.3 và thông tin trong bài, em hãy cho biết:

- Những đối tượng địa lý nào được thể hiện bằng phương pháp đường chuyển động.

- Phương pháp đường chuyển động thể hiện những đặc điểm nào của đối tượng địa lí.

image

Hướng dẫn giải :

Dựa vào hình 1.3 và đọc thông tin trong mục II (Phương pháp đường chuyển động).

Lời giải chi tiết :

- Những đối tượng địa lý được thể hiện bằng phương pháp đường chuyển động: gió, bão.

- Phương pháp đường chuyển động thể hiện hướng di chuyển, khối lượng, tốc độ,… của đối tượng địa lí.


Câu hỏi:

? mục III

Hướng dẫn giải câu hỏi mục III trang 10

Dựa vào hình 1.4 và thông tin trong bài, em hãy cho biết những đối tượng địa lý nào được thể hiện bằng phương pháp chấm điểm.

image

Hướng dẫn giải :

Dựa vào hình 1.4 và đọc thông tin mục III (Phương pháp chấm điểm).

Lời giải chi tiết :

Những đối tượng địa lý được thể hiện bằng phương pháp chấm điểm: dân cư.


Câu hỏi:

? mục IV

Đáp án câu hỏi mục IV trang 11

Dựa vào hình 1.5, em hãy cho biết phương pháp khoanh vùng biểu hiện được những đặc điểm nào của đối tượng địa lí.

image

Hướng dẫn giải :

Quan sát hình 1.5.

Lời giải chi tiết :

Phương pháp khoanh vùng biểu hiện không gian phân bố của đối tượng địa lý (Hình 1.5 biểu hiện vùng phân bố các dân tộcViệt Nam).


Câu hỏi:

? mục V

Giải câu hỏi mục V trang 12

Dựa vào hình 1.6 và thông tin trong bài, em hãy cho biết:

- Sản lượng thủy sản của các tỉnh nước ta được thể hiện trên hình 1.6 bằng phương pháp nào.

- Phương pháp bản đồ - biểu đồ thể hiện được những đặc điểm nào của đối tượng địa lí.

Hướng dẫn giải :

Dựa vào hình 1.6 và đọc thông tin mục V (Phương pháp bản đồ - biểu đồ).

Lời giải chi tiết :

- Sản lượng thủy sản của các tỉnh nước ta được thể hiện trên hình 1.6 bằng phương pháp bản đồ - biểu đồ.

- Phương pháp bản đồ - biểu đồ thể hiện giá trị tổng cộng của các đối tượng địa lý trên 1 đơn vị lãnh thổ, đồng thời thể hiện sự phân bố của các đối tượng đó trong không gian.


Câu hỏi:

Luyện tập

Giải bài luyện tập trang 13

Em hãy phân biệt những phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lý trên bản đồ theo bảng gợi ý:

Phương pháp

Đối tượng biểu hiện

Cách thức biểu hiện

Phương pháp kí hiệu

?

?

Phương pháp đường chuyển động

?

?

Phương pháp chấm điểm

?

?

Phương pháp khoanh vùng

?

?

Phương pháp bản đồ - biểu đồ

?

?

Hướng dẫn giải :

Dựa vào kiến thức đã học về các phương pháp kí hiệu bản đồ.

Lời giải chi tiết :

Phương pháp

Đối tượng biểu hiện

Cách thức biểu hiện

Phương pháp kí hiệu

Các đối tượng địa lý phân bố theo những điểm cụ thể.

Dùng các kí hiệu khác nhau (hình học, chữ, tượng hình) đặt chính xác vào vị trí phân bố của đối tượng trên bản đồ.

Phương pháp đường chuyển động

Các đối tượng địa lý di chuyển trong không gian.

Các mũi tên.

Phương pháp chấm điểm

Các đối tượng phân bố không đều trong không gian.

Các điểm chấm.

Phương pháp khoanh vùng

Đối tượng phân bố theo vùng nhưng không đều mà chỉ có ở từng vùng nhất định.

Giới hạn vùng phân bố bằng các đường viền, tô màu, chải nét (kẻ vạch) hay bố trí đều đặn các kí hiệu trong phạm vi vùng phân bố,...

Phương pháp bản đồ - biểu đồ

Đối tượng địa lý là tổng cộng giá trị theo từng lãnh thổ (đơn vị hành chính).

Các dạng biểu đồ khác nhau (tròn, cột,...).


Câu hỏi:

Vận dụng

Giải bài vận dụng trang 13

Theo em, để thể hiện tổng diện tích và tổng sản lượng lúa của một đơn vị hành chính trên bản đồ, ta nên sử dụng phương pháp nào? Vì sao?

Hướng dẫn giải :

- Dựa vào kiến thức đã học về các phương pháp kí hiệu bản đồ.

- Lưu ý: Phương pháp lựa chọn phải thể hiện được tổng diện tích và tổng sản lượng lúa của một đơn vị hành chính trên bản đồ (giá trịsự phân bố đối tượng trong không gian).

Lời giải chi tiết :

- Để thể hiện tổng diện tích và tổng sản lượng lúa của một đơn vị hành chính trên bản đồ, ta nên sử dụng phương pháp bản đồ - biểu đồ.

- Giải thích: Vì phương pháp bản đồ - biểu đồ vừa thể hiện được giá trị tổng cộng của đối tượng địa lý trên 1 đơn vị lãnh thổ (tổng diện tích và tổng sản lượng lúa) vừa thể hiện sự phân bố của các đối tượng đó trong không gian (theo đơn vị hành chính).


Dụng cụ học tập

Chúng ta cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, bản đồ, quả địa cầu và sách tham khảo về địa lý.

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Sách Giáo Khoa: Chân trời sáng tạo

- CHÂN TRỜI SÁNG TẠO là bộ sách giáo khoa hiện đại.

- Bộ sách giáo khoa CHÂN TRỜI SÁNG TẠO sẽ truyền cảm hứng để giúp các em học sinh phát triển toàn diện về tư duy, phẩm chất và năng lực, giúp người học dễ dàng vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn cuộc sống; giải quyết một cách linh hoạt, hài hoà các vấn đề giữa cá nhân và cộng đồng; nhận biết các giá trị bản thân và năng lực nghề nghiệp mà còn nuôi dưỡng lòng tự hào, tình yêu tha thiết với quê hương đất nước, mong muốn được góp sức xây dựng non sông này tươi đẹp hơn.

Đọc sách

Bạn có biết?

Địa lý học nghiên cứu về các vùng đất, địa hình, dân cư và các hiện tượng tự nhiên. Môn học này giúp chúng ta hiểu rõ hơn về môi trường sống của mình và những yếu tố ảnh hưởng đến cuộc sống con người, từ đó bảo vệ và phát triển bền vững.

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự Lớp 10

Lớp 10 - Năm đầu tiên ở cấp trung học phổ thông, bước vào một môi trường mới với nhiều bạn bè từ khắp nơi. Hãy tận hưởng thời gian này và bắt đầu định hướng tương lai cho mình!

- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.

Nguồn : Sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK