? mục I.1
Trả lời câu hỏi mục I.1 trang 88 SGK Lịch sử 10
Em hãy nêu những ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên đến sự hình thành văn minh Văn Lang – Âu Lạc
B1: Đọc mục I-1 trang 88 SGK.
B2: Các từ khóa: lưu vực các dòng sông lớn, khí hậu nhiệt đới gió mùa, giàu có về khoáng sản.
- Văn minh Văn Lang – Âu Lạc hình thành trên lưu vực các dòng sông lớn như sông Hồng, sông Mã, sông Cả.
- Địa bàn chủ yếu của quốc gia Văn Lang – Âu Lạc thời cổ đại là khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ ngày nay.
- Khí hậu thuận lợi cho canh tác nông nghiệp nên cư dân sớm xuất hiện và định cư, nền văn minh lúa nước sớm được hình thành.
- Mặc khác đây cũng là khu vực có sự giàu có về khoáng sản là cơ sở cho sự ra đời sớm của các ngành thủ công nghiệp như luyện kim, chế tác đồ đồng,…
? mục I.2
Trả lời câu hỏi mục I.2 trang 89 SGK Lịch sử 10
Các nền văn hóa tiền Đông Sơn đã đóng góp như thế nào cho sự ra đời của nền văn minh Văn Lang – Âu Lạc?
B1: Đọc mục I-2 trang 88 SGK.
B2: Các từ khóa: 2800 năm, Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ Việt Nam, văn hóa Đông Sơn, tiếp nối.
- Cách ngày nay khoảng 2800 năm, trên địa bàn Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ Việt Nam, cư dân Việt cổ đã bước vào thời kì phát triển rực rỡ với nền văn hóa Đông Sơn.
- Nền văn hóa Đông Sơn có vị trí rất quan trọng, là nền tảng vật chất đối với sự hình thành bản sắc văn hóa Việt cổ cùng như văn minh Đại Việt sau này.
- Nền văn hóa Đông Sơn cùng với các văn hóa đồng đại khu vực lân cận tồn tại trong mối quan hệ thống nhất trong sự đa dạng.
- Nền văn minh Văn Lang – Âu Lạc nằm trong giai đoạn văn hóa Đông Sơn đã phát triển trong thời đại kim khí được hình thành trên cơ sở tiếp nối các nền văn hóa tiền Đông Sơn.
? mục II.1
Trả lời câu hỏi mục II.1 trang 89 SGK Lịch sử 10
Trình bày và nhận xét về tổ chức bộ máy Nhà nước Văn Lang và Âu Lạc
B1: Đọc mục II-1 trang 89 SGK.
B2: Quan sát Hình 15.3 Sơ đồ bộ máy Nhà nước Văn Lang
- Đứng đầu nhà nước là vua Hùng, giúp việc cho vua là các Lạc Hầu, Lạc Tướng (đứng đầu các bộ). Cả nước được chia thành 15 bộ.
- Ở các công xã nông thôn đứng đầu là Bồ chính.
- Văn Lang là nhà nước đầu tiên ở Việt Nam, mặc dù còn sơ khai, chưa có luật pháp,…nhưng tổ chức nhà nước đã có tính hệ thống.
? mục II.2 Câu 1
Trả lời câu hỏi mục II.2 trang 92 SGK Lịch sử 10
1. Trình bày đời sống vật chất của người Việt cổ.
B1: Đọc mục II-2 trang 89, 90 SGK.
B2: Các từ khóa: Nghề đúc đồng, kỹ thuật luyện đồng – thiếc, lưỡi cày đồng.
- Nghề đúc đồng của người Việt cổ đạt đến trình độ cao, kỹ thuật luyện đồng với hợp kim đồng – thiếc phát triển mạnh.
- Sự xuất hiện của lưỡi cày đồng – loại công cụ tiến bộ nhất lúc bấy giờ đã chứng tỏ bước phát triển của thủ công nghiệp, nông nghiệp.
- Đồ đồng trong văn hóa Đông Sơn có nhiều chủng loại với kỹ thuật luyện kim và mĩ thuật cao được đem trao đổi ở nhiều nơi.
- Người Việt cổ còn biết trồng dâu nuôi tằm, chăn nuôi gia súc, gia cầm. Họ ở nhà sàn, nữ mặc áo váy, nam đóng khố, biết làm đẹp và sử dụng đồ trang sức.
? mục II.2 Câu 2
2. Em hãy nêu những nét đặc trưng về ẩm thực của người Việt cổ.
B1: Đọc mục II-2 trang 91 SGK.
B2: Các từ khóa: món ăn phù hợp với khí hậu, hương liệu, gia vị, gạo, bánh.
- Người Việt cổ nấu nhiều món ăn phù hợp với khí hậu, sử dụng nhiều hương liệu, gia vị trong nấu ăn, biết làm đường, làm mật,…
- Gạo là lương thực chính, được nấu bằng nồi gốm, nồi đồng hoặc ống tre, ống nứa.
- Người Việt cổ còn làm nhiều loại bánh, độc đáo nhất là bánh chưng, bánh giầy nguyên liệu chủ yếu là sản phẩm nông nghiệp, chứa đựng ý nghĩa về thế giới quan, nhân sinh quan và thể hiện đạo lí của người Việt.
- Người Việt có tục uống nước chè, ăn trầu, nhuộm răng, xăm mình,…
? mục II.3 Câu 1
Trả lời câu hỏi mục II.3 trang 93 SGK Lịch sử 10
1. Tục thờ cúng Hùng Vương thể hiện tín ngưỡng gì của cư dân văn minh Văn Lang – Âu Lạc?
Đọc mục II-3 trang 92 SGK.
- Tục thờ cúng Hùng Vương là một trong những truyền thống văn hóa của dân tộc vẫn còn lưu giữ đến ngày nay.
- Thực chất nó là tục thờ cúng tổ tiên, thờ cúng những người có công dựng nước và giữ nước. Thể hiện đạo lý truyền thống uống nước nhớ nguồn của cư dân người Việt.
? mục II.3 Câu 2
2. Hoa văn trên trống đồng, thạp đồng phản ánh điều gì trong đời sống tinh thần của cư dân văn minh Văn Lang – Âu Lạc
B1: Quan sát hình 15.13 và hình 15.16
B2: Qua đó thấy được mô phỏng về bức tranh sinh hoạt nông nghiệp của người Việt cổ.
- Trống đồng Đông Sơn ra đời trong thời kỳ nền nông nghiệp sơ khai, nhưng những nét hoa văn trên trống đồng lại cho thấy trình độ điêu luyện và đức tính cần cù của người Việt.
- Một số cảnh sinh hoạt nông nghiệp trong thời kì này có thể kể đến như nhà sàn, người đánh trống nhảy múa, chim bay, thuyền.
- Ngoài hình ảnh loài chim được xem là vật tổ thì hình tượng mặt trời được khắc chính giữa mặt trống cho thấy người Việt cổ thờ thần mặt trời và sùng bái thiên nhiên.
- Hình vẽ mô phỏng vũ công cho thấy đời sống văn hóa thời điểm này cũng rất sống động, các lễ hội được tổ chức theo chu kì.
Luyện tập Câu 1
Trả lời câu hỏi mục Luyện tập trang 93 SGK Lịch sử 10
1. Việc sớm hình thành tổ chức nhà nước và xã hội đóng góp như thế nào vào sự hình thành, phát triển những thành tựu của văn minh Văn Lang – Âu Lạc?
HS vận dụng kiến thức đã được học ở mục II để phân tích những đặc điểm của văn minh Văn Lang – Âu Lạc.
- Sự ra đời của nhà nước Văn Lang – Âu Lạc đầu tiên nhằm đáp ứng những yêu cầu sau của cư dân bản địa:
+ Yêu cầu bảo vệ đi đôi với phát triển sản xuất duy trì an ninh trật tự cho các xóm làng cho sự trao đổi hàng hoá, chống nạn lũ lụt hàng năm
+ Chống lại những cuộc xâm lấn của các bộ tộc phía Bắc - điều mà sau này trở thành một nhân tố rất quan trọng của sự liên kết hợp lực.
+ Yêu cầu phải có một lực lượng, một tổ chức quản lý, chỉ đạo và điều hành chung cho mọi cộng đồng có cùng tiếng nói, cùng cơ sở kinh tế và cùng chung sống trên 1 lãnh thổ.
- Nhà nước của các Vua Hùng và nhà nước Văn Lang đã đưa lịch sử của người Việt cổ sang một thời đại mới.
- Trên cơ sở đó những thành tựu văn minh văn hóa của Văn Lang – Âu Lạc vừa mang tính bản địa, vừa mang tính dân tộc sâu sắc.
Luyện tập Câu 2
2. Em hãy phân tích những giá trị văn hóa được lưu giữ trên các trống đồng, thạp đồng.
B1: Xem lại câu trả lời cho câu hỏi 2 mục II-3 trang 93.
B2: Đọc lại mục II sgk Lịch sử lớp 10 Chân trời sáng tạo.
- Trống đồng không chỉ có chức năng nhạc khí mà còn có những chức năng khác như làm biểu tượng cho quyền lực, tôn giáo.
- Theo tín ngưỡng của người Việt, trống đồng là một vật linh vì có vị thần tự xưng là thần trống đồng, tức thần Đồng Cổ đã giúp nhiều triều đại Việt Nam trong việc giữ nước hộ dân.
- Trong các nghi lễ tôn giáo, trong lễ hội và trong chiến tranh trống được người thủ lĩnh sử dụng để kêu gọi mọi người từ khắp nơi tụ về để cùng chiến đấu.
- Hoa văn trên trống đồng thể hiện bức tranh sinh động của nền văn hóa Đông Sơn – bức tranh sinh hoạt của nền văn hóa nông nghiệp.
- Hình khắc mặt trời trên trống đồng còn là một loại lịch của thời Hùng Vương.
Luyện tập Câu 3
3. Sự tích Bánh chưng, bánh giầy chuyển tải những thông điệp gì về thời dựng nước của người Việt?
Liên hệ với kiến thức lớp 6 và đọc lại mục II sgk Lịch sử lớp 10 Chân trời sáng tạo.
- Thể hiện sự biết ơn trời đất của người nông dân Việt cổ đã cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, đem lại cuộc sống ấm no cho con người.
- Thể hiện được đạo lý "uống nước nhớ nguồn”, thể hiện chữ hiếu của người con với cha mẹ.
- Qua cách vua Hùng lựa chọn người nối ngôi là Lang Liêu, truyện còn đề cao ý thức tôn kính tổ tiên, xây dựng phong tục tập quán trên cơ sở coi trọng những giá trị sáng tạo thiêng liêng của nhân dân, ca ngợi truyền thống đạo lý cao đẹp của dân tộc Việt Nam.
Vận dụng
Trả lời câu hỏi Vận dụng trang 93 SGK Lịch sử 10
Hãy sưu tầm một số hình ảnh phản ánh thành tựu văn minh Văn Lang – Âu Lạc
Dưa vào một số tư liệu hình ảnh trong SGK kết hợp với tìm kiếm trên internet và sách báo tham khảo.
Một số hình ảnh phản ánh thành tựu văn minh Văn Lang – Âu Lạc
Thố đồng Văn hóa Đông Sơn
Đồ đồng thời Văn hóa Đông Sơn
Học Lịch sử cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì và các tài liệu tham khảo về sự kiện, nhân vật lịch sử.
- CHÂN TRỜI SÁNG TẠO là bộ sách giáo khoa hiện đại.
- Bộ sách giáo khoa CHÂN TRỜI SÁNG TẠO sẽ truyền cảm hứng để giúp các em học sinh phát triển toàn diện về tư duy, phẩm chất và năng lực, giúp người học dễ dàng vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn cuộc sống; giải quyết một cách linh hoạt, hài hoà các vấn đề giữa cá nhân và cộng đồng; nhận biết các giá trị bản thân và năng lực nghề nghiệp mà còn nuôi dưỡng lòng tự hào, tình yêu tha thiết với quê hương đất nước, mong muốn được góp sức xây dựng non sông này tươi đẹp hơn.
Lịch sử là môn học giúp ta nhìn lại quá khứ, hiểu rõ hơn về những sự kiện và con người đã góp phần hình thành thế giới hiện tại. Học lịch sử là cách chúng ta rút ra bài học từ những thăng trầm để hướng tới một tương lai tốt đẹp hơn.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 10 - Năm đầu tiên ở cấp trung học phổ thông, bước vào một môi trường mới với nhiều bạn bè từ khắp nơi. Hãy tận hưởng thời gian này và bắt đầu định hướng tương lai cho mình!
- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.
Nguồn : Sưu tậpCopyright © 2024 Giai BT SGK