Trang chủ Lớp 10 Sinh 10 - Chân trời sáng tạo Chương 1. Thành phần hóa học của tế bào Bài 7. Thực hành: Xác định một sô thành phần hóa học của tế bào trang 33, 34, 35, 36 Sinh 10 Chân trời sáng tạo...

Bài 7. Thực hành: Xác định một sô thành phần hóa học của tế bào trang 33, 34, 35, 36 Sinh 10 Chân trời sáng tạo...

Giải bài tập, trả lời câu hỏi Bài 7. Thực hành: Xác định một sô thành phần hóa học của tế bào SGK Sinh 10 - Chân trời sáng tạo trang 33, 34, 35, 36 - Chương 1. Thành phần hóa học của tế bào: Báo cáo thực hành xác định một sô thành phần hóa học của tế bào

BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HÀNH XÁC ĐỊNH MỘT SỐ THÀNH PHẦN HOÁ HỌC CỦA TẾ BÀO

Thứ năm ngày 15 tháng 06 năm 20xx

Nhóm: 1

Lớp: 10A8

Họ và tên thành viên:

Nguyễn Trần Bảo Lan

Nguyễn Gia Linh

Trần Khánh Linh

1. Mục đích thực hiện đề tài.

- Xác định (định tính) được một số thành phần hóa học trong tế bào.

2. Mẫu vật, hoá chất.

Dụng cụ: ống nghiệm, đèn cồn, ống nhỏ giọt, cốc thuỷ tinh, máy sấy, kéo, cân điện tử, cối sứ, chày sứ, giấy lọc.

Hoá chất: Dung dịch Benedict, Lugol, CuSO4 1 %, NaOH 10 %, Sudan III, AgNO3, BaCl2, magnesium ammonium (Mg(NH4)2), ammonium oxalate ((NH4)2C2O4), picric acid bão hoà (C6H2(NO2)3OH), nước cất, rượu trắng.

Mẫu vật: Củ khoai tây, trứng gà, các loại quả chín (nho, chuối,...), hạt lạc (đậu phộng), lá cây còn tươi.

3. Phương pháp nghiên cứu.

3.1. Quan sát để trải nghiệm

image

3.2. Đề xuất giả thuyết và phương án chứng minh giả thuyết

image

3.3. Thiết kế thí nghiệm kiểm chứng giả thuyết

a. Thí nghiệm xác định sự có mặt của glucose trong tế bào

Bước 1: Bóc vỏ 4 – 5 quả nho (hoặc một quả chuối), cắt thành những miếng nhỏ rồi cho vào cối sứ.

Bước 2: Nghiền nhỏ với 10 mL nước cất. Sau đó, lọc để bỏ phần bã và giữ lại dịch lọc.

Bước 3: Cho dịch lọc thu được vào ống nghiệm, nhỏ vào vài giọt dung dịch Benedict và đun trên ngọn lửa đèn cồn từ 3 – 5 phút.

Bước 4: Quan sát kết quả thí nghiệm.

b. Thí nghiệm xác định sự có mặt của tinh bột trong tế bào

Bước 1: Gọt vỏ củ khoai tây, cắt thành những khối nhỏ rồi cho vào cối sứ.

Bước 2: Nghiền mẫu khoai tây với 10 mL nước cất. Sau đó, lọc để bỏ phần bã và giữ lại dịch lọc.

Bước 3: Cho dịch lọc vào ống nghiệm và nhỏ thêm vài giọt dung dịch Lugol.

Bước 4: Quan sát kết quả thí nghiệm.

c. Thí nghiệm xác định sự có mặt của protein trong tế bào

Bước 1: Đập một quả trứng gà và chiết lấy lòng trắng trứng cho vào cốc thuỷ tinh. Cho 0,5 L nước cất và 3 ml NaOH 10% vào cốc, khuấy đều để được dung dịch lòng trắng trứng.

Bước 2: Lấy 10 – 15 ml dung dịch lòng trắng trứng cho vào ống nghiệm, nhỏ vào vài giọt dung dịch CuSO4 1% và lắc đều.

Bước 3: Quan sát kết quả thí nghiệm.

d. Thí nghiệm xác định sự có mặt của lipid trong tế bào

Bước 1: Nghiền nhỏ các hạt lạc cùng với một ít rượu rồi lọc lấy phần dịch.

Bước 2: Cho 2 mL dịch lọc thu được vào ống nghiệm và nhỏ thêm vài giọt dung dịch Sudan III.

Bước 3: Quan sát kết quả thí nghiệm.

Chú ý:

Nếu không Sudan III có thể thay bằng nước cất, lúc này sẽ quan sát hiện tượng nhũ tương hoá lipid thành các giọt màu trắng sữa.

e. Thí nghiệm xác định sự có mặt của nước trong tế bào

Bước 1: Cắt vài lá cây còn tươi thành từng mảnh nhỏ. Cho lên cân điện tử và ghi lại khối lượng.

Bước 2: Dùng máy sấy để sấy mẫu lá tươi khoảng 15 – 20 phút cho đến khi khô.

Bước 3: Đưa lên cân điện tử và ghi lại khối lượng.

Bước 4: So sánh khối lượng của lá cây trước và sau khi đã sấy khô.

g. Thí nghiệm xác định sự có mặt của một số nguyên tố khoáng trong tế bào

Bước 1: Cho 10 g lá cây còn tươi vào cối sứ, giã nhuyễn với 15 mL nước cất.

Bước 2: Đun sôi khối chất thu được trong 15 – 20 phút rồi lọc lấy dịch chiết. Sau đó thêm vào khoảng 10 mL nước cất.

Bước 3: Lấy năm ống nghiệm và đánh số từ 1 đến 5. Cho vào mỗi ống từ 3 - 4 mL dịch chiết.

Bước 4: Tiến hành nhận biết các nguyên tố khoáng:

+ Ống nghiệm 1: Nhỏ vài giọt dung dịch AgNO3

+ Ống nghiệm 2: Nhỏ vài giọt dung dịch Mg(NH4)2

+ Ống nghiệm 3: Nhỏ vài giọt dung dịch (NH4)2C2O4

+ Ống nghiệm 4: Nhỏ vài giọt dung dịch BaCl2

+ Ống nghiệm 5: Nhỏ vài giọt dung dịch C6H2(NO2)3OH bão hoà.

Bước 5: Quan sát kết quả thí nghiệm.

3.4. Thảo luận dựa trên kết quả thí nghiệm luận

image

4. Báo cáo kết quả nghiên cứu:

a. Giải thích kết quả quan sát được trong các thí nghiệm xác định sự có mặt của glucose, tinh bột, protein, lipid trong tế bào.

b. Giải thích kết quả thí nghiệm xác định sự có mặt của nước trong tế bào.

c. Giải thích kết quả thí nghiệm xác định sự có mặt của một số nguyên tố khoáng trong tế bào. Viết phương trình phản ứng.

Lời giải chi tiết :

a. Giải thích kết quả thí nghiệm

Xác định sự có mặt của glucose:

- Glucose tạo kết tủa đỏ gạch (Cu2O) với dung dịch thuốc thử Benedict.

Xác định sự có mặt của tinh bột:

- Lugol là dung dịch iod loãng. Khi iod tác dụng với tinh bột sẽ tạo phức màu xanh tím đặc trưng.

Xác định sự có mặt của protein

- Protein tác dụng với Cu(OH)2 cho hợp chất màu tím

Xác định sự có mặt của lipid:

- Bình thường mỡ không hòa tan trong nước.

- Khi có chất tạo nhũ tương (Sudan III), mỡ bị phân ra thành các giọt nhỏ, gọi là hiện tượng nhũ tương hóa.

b.

- Nước chiếm phần trăm (%) khối lượng lớn trong tế bào, quá trình thoát hơi nước có thể làm giảm lượng nước trong trong tế bào → từ đó tạo thành sai số giữa các lần cân với nhau.

c.

Trong tế bào có chứa một số loại nguyên tố khoáng như Cl, P, S, K, Ca các nguyên tố này có phản ứng đặc trưng với các loại thuốc thử tạo thành kết tủa.

+ Ống nghiệm 1: Có gốc Cl- + AgNO3

Cl- + AgNO3 → AgCl(Kết tủa trắng) + NO3-

+ Ống nghiệm 2: Có gốc PO43- + Mg(NH4)2

2PO43- + 3Mg(NH4)2 → Mg3(PO4)2 + 6NH4+

+ Ống nghiệm 3: Có Ca2+ + (NH4)2C2O4

Ca2+ + (NH4)2C2O4 → CaC2O4 + 2NH4

+ Ống nghiệm 4: Có SO42- + BaCl2

SO42- + BaCl2 → BaSO4 + 2Cl-

+ Ống nghiệm 5: Có K+ + C6H2(NO2)3OH

K+ + C6H2(NO2)3OH → C6H2(NO2)3OK + H+

5. Kết luận và kiến nghị.

- Trong tế bào có chứa một số thành phần hóa học như: Glucose, lipid, protein, nước và một số khoáng chất (Cl, P, S, K, Ca)

- Kiến nghị: Có thể thí nghiệm để nhận biết thêm một số loại chất khoáng có trong tế bào.

Dụng cụ học tập

Chúng ta cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, kính hiển vi, mẫu sinh vật và các dụng cụ thí nghiệm khác.

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Sách Giáo Khoa: Chân trời sáng tạo

- CHÂN TRỜI SÁNG TẠO là bộ sách giáo khoa hiện đại.

- Bộ sách giáo khoa CHÂN TRỜI SÁNG TẠO sẽ truyền cảm hứng để giúp các em học sinh phát triển toàn diện về tư duy, phẩm chất và năng lực, giúp người học dễ dàng vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn cuộc sống; giải quyết một cách linh hoạt, hài hoà các vấn đề giữa cá nhân và cộng đồng; nhận biết các giá trị bản thân và năng lực nghề nghiệp mà còn nuôi dưỡng lòng tự hào, tình yêu tha thiết với quê hương đất nước, mong muốn được góp sức xây dựng non sông này tươi đẹp hơn.

Đọc sách

Bạn có biết?

Sinh học là môn khoa học nghiên cứu về sự sống và các sinh vật. Từ cấu trúc tế bào đến các hệ sinh thái phức tạp, sinh học giúp chúng ta hiểu rõ hơn về bản chất của sự sống và mối quan hệ giữa các loài.

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự Lớp 10

Lớp 10 - Năm đầu tiên ở cấp trung học phổ thông, bước vào một môi trường mới với nhiều bạn bè từ khắp nơi. Hãy tận hưởng thời gian này và bắt đầu định hướng tương lai cho mình!

- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.

Nguồn : Sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK