Câu hỏi 1 Trong cơ thể sinh vật, bạch cầu có hình thức phân bào nào để tăng số lượng? |
- Nguyên phân là quá trình phân bào nguyên nhiễm xảy ra trong hầu hết các tế bào của cơ thể.
- Giảm phân là quá trình phân bào giảm nhiễm xảy ra trong quá trình hình thành giao tử.
Bạch cầu là tế bào sinh dưỡng, nên để tăng số lượng thì bạch cầu thực hiện quá trình nguyên phân.
Câu hỏi 2 Tại sao quá trình nguyên phân thuộc chu kì tế bào còn giảm phân thì không? |
Chu kì tế bào là hoạt động sống có tính chu kì, diễn ra từ lần phân bào này đến lần phân bào tiếp theo, kết quả là từ một tế bào mẹ ban đầu hình thành hai tế bào con. Ở tế bào nhân thực, chu kì tế bào bao gồm hai giai đoạn: giai đoạn chuẩn bị (kì trung gian) giúp tế bào phát triển, tích luỹ vật chất, nhân đôi DNA và nhiễm sắc thể; giai đoạn phân chia tế bào (pha M).
Quá trình nguyên phân thuộc chu kì tế bào còn giảm phân thì không vì:
- Trong nguyên phân, số lần nhân đôi các thành phần trong tế bào bằng số lần phân chia, nhưng ở giảm phân có hai lần phân chia liên tiếp nhưng tế bào mới nhân đôi một lần.
- Nguyên phân có thể diễn ra liên tục, nên nó có tính chu kì. Giảm phân chỉ diễn ra một lần ở mỗi tế bào sinh dục chín.
Câu hỏi câu 3 Quan sát Hình 1 và 2. Điền tên các kì thích hợp vào ô trống. |
Chu kì tế bào gồm hai giai đoạn: kì trung gian và quá trình nguyên phân. Quá trình nguyên phân trải qua bốn kì là kì đầu, kì sau, kì giữa và kì cuối.
Giảm phân gồm hai lần phân bào liên tiếp. Mỗi lần phân bào, tế bào đều trải qua bốn kì gồm kì đầu. kì giữa, kì sau, kì cuối.
- Hình 1: Các kì của nguyên phân (từ trái qua phải):
Hàng trên: Kì trung gian → đầu kì đầu → cuối kì đầu → kì giữa
Hàng dưới: Kì sau → Kì cuối → 2 tế bào con
- Hình 2: Các kì của quá trình giảm phân (thứ tự theo mũi tên):
Hàng trên: Kì trung gian → Kì đầu II → kì giữa I → kì sau I → kì cuối I
Hàng dưới: Kì đầu II → Kì giữa II → kì sau II → kì cuối II
Câu hỏi câu 4 Quan sát hình 3, sắp xếp các hình theo trật tự đúng của các kì trong quá trình phân bào. |
Quá trình phân bào được diễn ra ở hai quá trình nguyên phân và giảm phân. Trong nguyên phân, tế bào phân bào một lần; trong giảm phân tế bào phân bào hai lần liên tiếp. Mỗi lần phân bào tế bào trải quá 4 kì: kì đầu, kì giữa, kì sau, kì cuối.
- Quá trình phân bào trong hình là quá trình giảm phân.
- Thứ tự các kì: (2) → (1) → (5) → (3) → (6) → (8) → (4) → (7)
Câu hỏi 5 trang 105 SGK Sinh học – Chân trời sáng tạo câu 10
Chọn ra các ý phù hợp với nguyên phân, giảm phân.
(1) Xảy ra ở tế bào sinh dục chín.
(2) Một lần phân bào tạo hai tế bào con.
(3) Tế bào con có kiểu gene giống nhau và giống mẹ.
(4) Giữ nguyên số nhiễm sắc thể.
(5) DNA nhân đôi một lần, phân chia hai lần.
(6) Nhiễm sắc thể tương đồng bắt cặp, trao đổi chéo ở kì đầu l.
(7) Nhiễm sắc thể kép tách cặp đồng dạng ở kì giữa.
(8) Nhiễm sắc thể kép tách tâm động ở kì giữa.
(9) Tế bào tham gia phân bào chỉ là tế bào lưỡng bội.
(10) Tế bào tham gia phân bào luôn là tế bào lưỡng bội hay đơn bội.
Quá trình phân bào được diễn ra ở hai quá trình nguyên phân và giảm phân. Mỗi lần phân bào tế bào trải quá 4 kì: kì đầu, kì giữa, kì sau, kì cuối.
- Nguyên phân là quá trình phân bào nguyên nhiễm xảy ra trong hầu hết các tế bào của cơ thể. Trong nguyên phân, tế bào phân bào một lần.
- Giảm phân là quá trình phân bào giảm nhiễm xảy ra trong quá trình hình thành giao tử. Trong giảm phân tế bào phân bào hai lần liên tiếp.
Câu hỏi 6 Hình 4 mô tả quá trình nhân bản vô tính ở cừu. Hãy cho biết tên gọi của các giai đoạn (A), (B), (C). |
- Quy trình nhân bản cừu Dolly bằng công nghệ tế bào động vật:
+ Xử lý các tế bào thực hiện nhân bản vô tính.
+ Dung hợp tế bào bỏ nhân với tế bào lấy nhân.
+ Nuôi cấy tế bào lai.
+ Tạo cơ thể mới bằng cách chuyển phôi vào một cá thể cừu nhận.
A: Dung hợp tế bào bỏ nhân với tế bào lấy nhân
B: Nuôi cấy tế bào lai
C: Tạo cơ thể mới bằng cách chuyển phôi vào một cá thể cừu nhận.
Chúng ta cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, kính hiển vi, mẫu sinh vật và các dụng cụ thí nghiệm khác.
- CHÂN TRỜI SÁNG TẠO là bộ sách giáo khoa hiện đại.
- Bộ sách giáo khoa CHÂN TRỜI SÁNG TẠO sẽ truyền cảm hứng để giúp các em học sinh phát triển toàn diện về tư duy, phẩm chất và năng lực, giúp người học dễ dàng vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn cuộc sống; giải quyết một cách linh hoạt, hài hoà các vấn đề giữa cá nhân và cộng đồng; nhận biết các giá trị bản thân và năng lực nghề nghiệp mà còn nuôi dưỡng lòng tự hào, tình yêu tha thiết với quê hương đất nước, mong muốn được góp sức xây dựng non sông này tươi đẹp hơn.
Sinh học là môn khoa học nghiên cứu về sự sống và các sinh vật. Từ cấu trúc tế bào đến các hệ sinh thái phức tạp, sinh học giúp chúng ta hiểu rõ hơn về bản chất của sự sống và mối quan hệ giữa các loài.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 10 - Năm đầu tiên ở cấp trung học phổ thông, bước vào một môi trường mới với nhiều bạn bè từ khắp nơi. Hãy tận hưởng thời gian này và bắt đầu định hướng tương lai cho mình!
- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.
Nguồn : Sưu tậpCopyright © 2024 Giai BT SGK