Trang chủ Lớp 10 Vật Lí 10 - Chân trời sáng tạo Chương 1. Mở đầu Bài 2. Vấn đề an toàn trong Vật Lí trang 12, 13, 14 Vật Lí 10 Chân trời sáng tạo...

Bài 2. Vấn đề an toàn trong Vật Lí trang 12, 13, 14 Vật Lí 10 Chân trời sáng tạo...

Giải Bài 2. Vấn đề an toàn trong Vật Lí SGK Vật Lí 10 - Chân trời sáng tạo trang 12, 13, 14. Quan sát Hình 2.1, trình bày những hiểu biết của em về tác hại và lợi ích của chất phóng xạ. Từ đó, nêu những quy tắc an toàn khi làm việc với chất phóng xạ. Quan sát Hình 2.2 và chỉ ra những điểm không an toàn khi làm việc trong phòng thí nghiệm. Hãy nêu một số biện pháp an toàn khi sử dụng điện.

Câu hỏi trang 12

1. Quan sát Hình 2.1, trình bày những hiểu biết của em về tác hại và lợi ích của chất phóng xạ. Từ đó, nêu những quy tắc an toàn khi làm việc với chất phóng xạ.

image

Hướng dẫn giải :

Tìm hiểu trên sách, báo, internet

Lời giải chi tiết :

Tác hại và lợi ích của chất phóng xạ:

- Tác hại: ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, có thể dẫn đến tử vong hoặc phơi nhiễm hay bị đầu độc

- Lợi ích: Các chất phóng xạ được ứng dụng rộng rãi trong đời sống

+ Sử dụng trong y học để chuẩn đoán hình ảnh và điều trị ung thư

+ Sử dụng trong nông nghiệp để tạo đột biến cải thiện giống cây trồng

+ Sử dụng trong công nghiệp để phát hiện các khiếm khuyết trong vật liệu

+ Sử dụng trong khảo cổ để xác định tuổi của các mẫu vật,...

Quy tắc an toàn khi làm việc với chất phóng xạ:

- Giảm thời gian tiếp xúc với nguồn phóng xạ

- Tăng khoảng cách từ ta đến nguồn phóng xạ

- Đảm bảo che chắn những cơ quan trọng yếu của cơ thể

Câu hỏi trang 13

2. Quan sát Hình 2.2 và chỉ ra những điểm không an toàn khi làm việc trong phòng thí nghiệm.

image

Hướng dẫn giải :

Quan sát hình vẽ

Lời giải chi tiết :

Những điểm không an toàn khi làm việc trong phòn thí nghiệm:

+ Người phụ nữ cầm dây điện không đúng cách, dễ dẫn đến bị giật khi dây điện hở

+ Người đàn ông tay ướt cầm vào dây điện cắm vào ổ điện => dễ bị điện giật

+ Trên bàn xuất hiện các vật dụng sắc nhọn như dao, dĩa => dễ gây nên thương tích

+ Người đàn ông không đeo kính bảo hộ

Câu hỏi trang 14 CH 3

3. Hãy nêu một số biện pháp an toàn khi sử dụng điện.

Hướng dẫn giải :

Liên hệ thực tế

Lời giải chi tiết :

Một số biện pháp an toàn khi sử dụng điện:

+ Trang bị đầy đủ các thiết bị bảo hộ cá nhân

+ Giữ khoảng cách an toàn với nguồn điện

+ Tránh sử dụng các thiết bị điện khi đang sạc

+ Không dùng tay ướt hoặc nhiều mồ hôi khi sử dụng dây điện

+ Tránh xa nơi điện thế nguy hiểm

+ Lắp đặt vị trí cầu dao, cầu chì, công tắc, ổ điện đúng quy định...

Câu hỏi trang 14 Luyện tập

Luyện tập: Quan sát Hình 2.3, nêu ý nghĩa của mỗi biển báo cảnh báo và công dụng của mỗi trang thiết bị bảo hộ trong phòng thí nghiệm

image

Hướng dẫn giải :

Quan sát hình và tìm hiểu trên internet

Lời giải chi tiết :

Biển báo cảnh báo

 Hình ảnh

Ý nghĩa

 image

Chất dễ cháy, chất tự phản ứng, chất tự cháy, chất tự phát nhiệt

 image

Cảnh báo nguy cơ chất độc

 image

Điện áp cao nguy hiểm chết người

 image

Cảnh báo chất phóng xạ

 Công dụng của trang thiết bị bảo hộ

 Hình ảnh

Công dụng

 image

Bảo hộ cơ thể, chống hóa chất, chống nước

 image

Bảo vệ mắt khỏi những hóa chất độc hại và đảm bảo thị lực của người trong phòng thí nghiệm

 image

Chống hóa chất, chống khuẩn

Câu hỏi trang 14 Vận dụng

Hãy thiết kế bảng hướng dẫn các quy tắc an toàn tại phòng thí nghiệm Vật lí

Lời giải chi tiết :

image

Câu hỏi trang 14 Bài tập 1

1. Tìm hiểu và trình bày những quy tắc an toàn đối với nhân viên làm việc liên quan đến phóng xạ.

Hướng dẫn giải :

Tìm hiểu thực tế, trên báo, trên internet

Lời giải chi tiết :

Những quy tắc an toàn đối với nhân viên làm việc liên quan đến phóng xạ

+ Giảm thời gian tiếp xúc với phóng xạ

+ Tăng khoảng cách từ cơ thể đến nguồn phóng xạ

+ Mặc đồ bảo hộ

Câu hỏi trang 14 Bài tập 2

2.Trạm không gian quốc tế ISS có độ cao khoảng 400 km, trong khi bầu khí quyển có bề dày hơn 100 km. Trong trạm không gian có tình trạng mất trọng lượng, mọi vật tự do sẽ lơ lửng.

Hãy tìm hiểu các bất thường và nguy hiểm mà các nhà du hành làm việc lâu dài ở trong trạm có thể gặp phải

Hướng dẫn giải :

Tìm hiểu trên internet, sách báo

Lời giải chi tiết :

Các bất thường và nguy hiểm mà các nhà du hành có thể gặp phải:

+ Tổn thương não bộ

+ Khó đi lại

+ Mất trí nhớ

Dụng cụ học tập

Học Vật Lý cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, máy tính cầm tay và các dụng cụ thí nghiệm như máy đo, nam châm, dây dẫn.

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Sách Giáo Khoa: Chân trời sáng tạo

- CHÂN TRỜI SÁNG TẠO là bộ sách giáo khoa hiện đại.

- Bộ sách giáo khoa CHÂN TRỜI SÁNG TẠO sẽ truyền cảm hứng để giúp các em học sinh phát triển toàn diện về tư duy, phẩm chất và năng lực, giúp người học dễ dàng vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn cuộc sống; giải quyết một cách linh hoạt, hài hoà các vấn đề giữa cá nhân và cộng đồng; nhận biết các giá trị bản thân và năng lực nghề nghiệp mà còn nuôi dưỡng lòng tự hào, tình yêu tha thiết với quê hương đất nước, mong muốn được góp sức xây dựng non sông này tươi đẹp hơn.

Đọc sách

Bạn có biết?

Vật lý học là môn khoa học tự nhiên khám phá những bí ẩn của vũ trụ, nghiên cứu về vật chất, năng lượng và các quy luật tự nhiên. Đây là nền tảng của nhiều phát minh vĩ đại, từ lý thuyết tương đối đến công nghệ lượng tử.'

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự Lớp 10

Lớp 10 - Năm đầu tiên ở cấp trung học phổ thông, bước vào một môi trường mới với nhiều bạn bè từ khắp nơi. Hãy tận hưởng thời gian này và bắt đầu định hướng tương lai cho mình!

- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.

Nguồn : Sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK