Hãy trình bày tình hình phát triển kinh tế của Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc từ năm 1991 đến nay? Em có nhận xét gì về chiến lược phát triển kinh tế của Trung Quốc được thể hiện qua tư liệu 22.1?
- Đọc kĩ tư liệu 22.1 (SGK trang 118)
- Chỉ ra tình hình phát triển của kinh tế Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc từ năm 1991 đến nay sau đó đưa ra nhận xét
Trung Quốc:
Trung Quốc đã trở thành một trong những quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh nhất thế giới trong những thập kỷ gần đây. Mô hình phát triển của Trung Quốc dựa trên xuất khẩu và đầu tư trong các ngành công nghiệp nặng và công nghiệp chế biến.
Năm 2010, Trung Quốc vượt qua Nhật Bản để trở thành quốc gia có nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới, chỉ sau Hoa Kỳ.
Nhật Bản:
Nhật Bản đã từng là một trong những trung tâm kinh tế và tài chính quan trọng nhất thế giới. Đất nước này có một nền kinh tế phát triển, dựa trên các ngành công nghiệp cao cấp như công nghệ thông tin, ô tô và điện tử.
Nhật Bản đã trải qua một giai đoạn suy thoái kinh tế vào cuối thế kỷ XX, nhưng từ năm 2000 trở đi, nền kinh tế của họ đã bắt đầu tăng trưởng trở lại.
Hàn Quốc:
Hàn Quốc cũng đã trải qua một quá trình khôi phục và phát triển kinh tế mạnh mẽ sau cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997. Họ đã tập trung vào việc xây dựng các ngành công nghiệp công nghệ cao và xuất khẩu.
Trong năm 2020, kinh tế Hàn Quốc bị ảnh hưởng tiêu cực bởi đại dịch COVID-19 và ghi nhận tăng trưởng âm. Tuy nhiên, vào năm 2021, kinh tế Hàn Quốc đã nhanh chóng phục hồi.
Từ năm 1991 đến nay tình hình xã hội Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc có điều gì đáng chú ý? Dựa vào tư liệu 22.3 hãy xác định nét đặc trưng của xã hội Nhật Bản hiện tại
- Đọc kĩ phần 2. Quá trình phát triển của ASEAN từ năm 1991 đến nay (SGK trang 119)
- Dựa vào tư liệu 22.3 (SGK trang 118)
Trung Quốc:
- Phát triển kinh tế mạnh mẽ: Trung Quốc đã chuyển mình từ một nền kinh tế nông nghiệp sang một nền kinh tế công nghiệp và dịch vụ hiện đại. Tốc độ tăng trưởng GDP cao liên tục trong nhiều thập kỷ.
- Đô thị hóa nhanh chóng: Tỷ lệ dân số sống ở thành thị tăng lên nhanh chóng.
- Tăng cường vai trò quốc tế: Trung Quốc đã trở thành một cường quốc kinh tế và chính trị quan trọng trên thế giới.
Nhật Bản:
- Kinh tế trì trệ: Sau thời kỳ bong bóng kinh tế vào cuối những năm 1980 và đầu những năm 1990, Nhật Bản đã trải qua một thời kỳ "thập kỷ mất mát” với tăng trưởng kinh tế chậm chạp.
- Già hóa dân số: Nhật Bản đối mặt với vấn đề dân số già hóa nhanh chóng, tỷ lệ sinh thấp, và lực lượng lao động giảm dần.
- Phát triển công nghệ cao: Mặc dù kinh tế tăng trưởng chậm, Nhật Bản vẫn là một trong những quốc gia dẫn đầu thế giới về công nghệ và sáng tạo.
Hàn Quốc:
- Phát triển kinh tế nhanh: Hàn Quốc đã trở thành một trong những nền kinh tế phát triển nhất châu Á, với những tập đoàn lớn như Samsung, Hyundai, LG.
- Xuất khẩu văn hóa: Hàn Quốc trở thành một cường quốc văn hóa với làn sóng Hallyu (Hàn lưu), bao gồm K-pop, phim truyền hình, điện ảnh và ẩm thực.
- Đổi mới công nghệ: Hàn Quốc đã đầu tư mạnh mẽ vào nghiên cứu và phát triển, trở thành một trong những quốc gia tiên tiến nhất về công nghệ.
Dựa vào tư liệu 22.3, nét đặc trưng của xã hội Nhật Bản hiện tại được minh họa qua hình ảnh của Sendai vào ngày 22 tháng 3 năm 2011:
- Tinh thần cộng đồng: Người dân xếp hàng một cách trật tự để nhận hàng cứu trợ sau thảm họa động đất và sóng thần vào năm 2011. Điều này thể hiện sự kỷ luật, trật tự và tinh thần đoàn kết cao của người Nhật trong hoàn cảnh khó khăn.
- Tôn trọng quy tắc: Dù trong hoàn cảnh khó khăn, người dân Nhật Bản vẫn tuân thủ quy tắc xã hội và không chen lấn, xô đẩy.
Hãy nêu các sự kiện quan trọng đánh dấu quá trình phát triển của ASEAN từ năm 1991 đến nay
Tại sao Tuyên bố về ứng xử của các bên liên quan ở Biển Đông (DOC) là một thành tựu quan trọng của tiến trình hợp tác khu vực?
- Chỉ ra các sự kiện quan trọng đánh dấu quá trình phát triển của ASEAN
- Giải thích tại sao Tuyên bố về ứng xử của các bên liên quan là một thành tựu quan trọng
- Năm 1995, Việt Nam gia nhập ASEAN, mở ra thời kỳ hòa nhập cùng phát triển ở Đông - Nam Á
- Năm 1997, Lào, Mianma gia nhập ASEAN, thông qua “tầm nhìn ASEAN 2020”
- Năm 1999, Cam-pu-chia gia nhập
- Năm 2003, hướng tới Cộng đồng ASEAN trên tiến trình thực hiện Tầm nhìn 2020, tổ chức thế vận hội khu vực (SEA GAMES)
- Năm 2004, thông qua kế hoạch xây dựng 3 trụ cột trong hợp tác
- Năm 2015, cộng đồng ASEAN được thành lập
Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (gọi tắt theo tiếng Anh là DOC) được Ngoại trưởng các nước ASEAN và Trung Quốc ký ngày 04/11/2002 tại Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 8 ở Phnompenh (Campuchia). Đây là văn kiện chung đầu tiên giữa ASEAN và Trung Quốc, trực tiếp liên quan vấn đề Biển Đông.
Hãy nêu nhận xét về tốc độ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc giai đoạn 1991 - 2021. Theo em, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc cần ưu tiên giải quyết vấn đề nào trong các thách thức mà xã hội đang đổi mặt? Tại sao?
- Đưa ra nhận xét về tốc độ tăng trưởng của 3 nước
- Chỉ ra vấn đề cần giải quyết ưu tiên mà xã hội đang đối mặt
Trung Quốc đã đạt được một chu kỳ tăng trưởng GDP bình quân đầu người 30 năm cao nhất thế giới (8,5%/năm). Tuy nhiên, đến thời điểm năm 2021, GDP bình quân đầu người theo giá năm 2015 của Trung Quốc chỉ là 11.560 đô la Mỹ, bằng 39,4% con số của Nhật Bản vào năm 1991; còn GDP/người theo giá hiện tại của Trung Quốc chỉ là 12.720 đô la, chưa bước qua mức nước có thu nhập cao theo phân loại của Ngân hàng Thế giới (WB) => tăng không đồng đều, xen kẽ giảm
Tốc độ tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Hàn Quốc ước tính đạt 4% vào năm 2021. Đây là mức tăng trưởng cao nhất kể từ năm 2010 khi GDP của Hàn Quốc tăng 6,8%. Trước đó, vào tháng 11-2021, dự báo ền kinh tế Hàn Quốc sẽ đạt tốc độ tăng trưởng 4% trong năm 2021 và 3% trong năm 2022 => kinh tế có dấu hiệu phục hồi, gia tăng mạnh mẽ
Sự xuất hiện của Covid-19 đã đẩy tổng sản phẩm trong nước (GDP) của Mỹ sụt giảm 31,4% (số liệu đã được hiệu chỉnh yếu tố mùa vụ và quy đổi thành tốc độ tăng/giảm hàng năm) trong quý 2/2020, một cú giảm thuộc loại mạnh nhất trong lịch sử nước này. Sự phục hồi mạnh mẽ sau đó đã diễn ra, đưa kinh tế Mỹ tăng trưởng 33,1% trong quý 3/2020 - mức tăng mạnh nhất trong lịch sử Mỹ.
Các nước cần chú ý đến vấn đề dịch bệnh, xã hội (khủng bố), ngoại giao để đảm bảo nền kinh tế phát triển không bị tác động
Hãy nêu các biểu hiện cho thấy sự tăng cường hợp tác của tổ chức ASEAN trong thế ki XXI. Lợi ích của sự tăng cường hợp tác này là gì?
- Chỉ ra những biểu hiện cho thấy sự tăng cường hợp tác của tổ chức ASEAN
- Chỉ ra lợi ích của việc này
ASEAN đạt nhiều thành tựu quan trọng về chính trị an ninh, kinh tế, văn hóa-xã hội. Biểu hiện có thể kể đến: xây dựng và duy trì được môi trường khu vực hòa bình, ổn định và an ninh trong nhiều thập kỷ, là một tổ chức có uy tín và vị thế ngày càng cao, có quan hệ đối ngoại rộng mở, đóng vai trò trung tâm trong khu vực, được các đối tác, trong đó có tất cả các nước lớn, coi trọng, tăng cường hợp tác
Lợi ích: Đại dịch COVID-19 bùng phát đã làm gián đoạn các hoạt động của đời sống quốc tế. Tuy nhiên, dưới sự dẫn dắt của Việt Nam trong năm Chủ tịch 2020, ASEAN đã thể hiện sự chủ động thích ứng, kịp thời chuyển các cuộc họp và các hoạt động sang hình thức trực tuyến, qua đó duy trì được đà hợp tác liên kết khu vực, cùng nhau ứng phó với đại dịch. ASEAN đã nhanh chóng thông qua và triển khai các sáng kiến như thành lập Quỹ ASEAN ứng phó với COVID-19, thiết lập Kho dự phòng vật tư y tế khẩn cấp, đề xuất thành lập Trung tâm ASEAN về các tình huống y tế khẩn cấp và dịch bệnh mới nổi…, qua đó kịp thời huy động nguồn lực của ASEAN cũng như sự hỗ trợ của các đối tác cho công tác phòng chống dịch.
Năm 1997, lần đầu tiên ASEAN ra tuyên bố chung “Tầm nhìn ASEAN 2020″, trong đó sự thống nhất khu vực được nhấn mạnh: “Sông núi không còn chia cắt mà gắn kết chúng ta trong hữu nghị và hợp tác”. Hãy sưu tầm 3 sự kiện chứng minh tinh thần “hữu nghị và hợp tác” của các nước ASEAN từ năm 1997 đến nay.
- Sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng sưu tầm vấn đề liên quan
Khuôn khổ hợp tác khu vực do ASEAN khởi xướng và dẫn dắt: SEAN+1, ASEAN+3, Cấp cao Đông Á (EAS), Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF)
Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 27 được tổ chức ở Thủ đô Cu-a-la Lăm-pơ (Ma-lai-xi-a, tháng 11-2015), lãnh đạo các nước ASEAN đã ký kết thông qua “Tầm nhìn ASEAN 2025: Cùng vững vàng tiến bước”
Thành lập Cộng đồng Chính trị-An ninh (APSC) có mục tiêu tạo dựng môi trường hòa bình và an ninh ở khu vực thông qua việc nâng hợp tác chính trị-an ninh ASEAN lên tầm cao mới, với 3 đặc trưng chính gồm: hoạt động theo luật lệ với các giá trị, chuẩn mực chung; gắn kết, hòa bình và tự cường, có trách nhiệm chung bảo đảm an ninh toàn diện; và một khu vực năng động, quan hệ rộng mở với bên ngoài.
Chúng ta cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, bản đồ, quả địa cầu và sách tham khảo về lịch sử và địa lý.
- CHÂN TRỜI SÁNG TẠO là bộ sách giáo khoa hiện đại.
- Bộ sách giáo khoa CHÂN TRỜI SÁNG TẠO sẽ truyền cảm hứng để giúp các em học sinh phát triển toàn diện về tư duy, phẩm chất và năng lực, giúp người học dễ dàng vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn cuộc sống; giải quyết một cách linh hoạt, hài hoà các vấn đề giữa cá nhân và cộng đồng; nhận biết các giá trị bản thân và năng lực nghề nghiệp mà còn nuôi dưỡng lòng tự hào, tình yêu tha thiết với quê hương đất nước, mong muốn được góp sức xây dựng non sông này tươi đẹp hơn.
Lịch sử và Địa lí là môn học bắt buộc, được dạy học từ lớp 6 đến lớp 9. Môn học gồm các nội dung giáo dục lịch sử, địa lí và một số chủ đề liên môn, đồng thời lồng ghép, tích hợp kiến thức ở mức độ đơn giản về kinh tế, văn hoá, khoa học, tôn giáo,...
Nguồn : Bộ giáo dục và đào tạoLớp 9 - Năm cuối cấp trung học cơ sở, chuẩn bị cho kỳ thi quan trọng. Những áp lực sẽ lớn nhưng hãy tin tưởng vào khả năng của bản thân và nỗ lực hết mình!
- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.
Nguồn : Sưu tậpCopyright © 2024 Giai BT SGK