- Trước ngày 19 – 12 – 1946, thực dân Pháp đã có những hành động gây chiến như thế nào? Trong “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến”, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã giải thích như thế nào về lý do nhân dân Việt Nam buộc phải kháng chiến?
- Dựa vào tư liệu 15.1, 15.2 và 15.3, hãy nêu nội dung đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp của Đảng.
- Đọc kĩ phần 1. Kháng chiến toàn quốc bùng nổ (năm 1946), (SGK trang 75)
- Chỉ ra những hành động gây chiến của Pháp và giải thích lý do nhân dân buộc phải kháng chiến
Yêu cầu 1
- Đọc kĩ phần 1. Kháng chiến toàn quốc bùng nổ (năm 1946), (SGK trang 75)
- Chỉ ra những hành động gây chiến của Pháp và giải thích lý do nhân dân buộc phải kháng chiến
Yêu cầu 2
- Đọc kĩ tư liệu 15.1, 15.2 và 15.3 (SGK trang 76)
- Chỉ ra nội dung đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp
Yêu cầu 1
– Mặc dù đã ký Hiệp định Sơ bộ ngày 6/3 và Tạm ước ngày 14/9/1946, thực dân Pháp vẫn đẩy mạnh việc chuẩn bị chiến tranh xâm lược:
+ Ở Nam Bộ và Nam Trung Bộ, thực dân Pháp mở các cuộc tiến công.
+ Ở Bắc Bộ, hạ tuần tháng 11/1946, quân Pháp tiến công ở Hải Phòng, Lạng Sơn, cho quân đổ bộ lên Đà Nẵng, sau đó chiếm đóng Hải Phòng.
+ Tháng 12 – 1946, Pháp gây hấn ở Hà Nội, chiếm trụ sở Bộ Tài chính, gây ra vụ thảm sát ở phố Hàng Bún (Khu phố Yên Ninh)…
Ngày 18/12/1946, quân Pháp gửi tối hậu thư đòi giải tán lực lượng tự vệ chiến đấu, để cho Pháp làm nhiệm vụ giữ gìn trật tự ở Hà Nội, nếu không chúng sẽ dành toàn quyền hành động vào sáng ngày 20/12/1946.
– Tình thế khẩn cấp đã buộc Đảng và Chính phủ phải có quyết định kịp thời. Ngày 18 – 12 1946, Ban Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương quyết định phát động cuộc kháng chiến toàn quốc.
– Tối ngày 19/12/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến”, phát động nhân dân cả nước kháng chiến chống Pháp, bảo vệ nền độc lập dân tộc.
Nếu tiếp tục nhân nhượng, thuận theo những điều kiện lúc này của thực dân Pháp thì đồng nghĩa với việc trao độc lập, chủ quyền của ta cho chúng. Nhân dân ta chỉ còn một con đường duy nhất là cầm vũ khí đứng lên.
Yêu cầu 2
Tổng Bí thư Trường Chinh đã xác định đường lối kháng chiến:
1. Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp là sự tiếp tục của cuộc Cách mạng tháng Tám.
2. Kháng chiến toàn dân: “Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc, hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên chống thực dân Pháp cứu tổ quốc.
3. Kháng chiến toàn diện: Trên các lĩnh vực chính trị, quân sự, ngoại giao, kinh tế,văn hoá.
4. Tự lực cánh sinh: Kháng chiến dựa vào sức mình là chính.
5. Kháng chiến trường kỳ: Theo 3 giai đoạn: Phòng ngự, cầm cự và tổng phản công.
Dựa vào các tư liệu 15.4, 15.5, 15.5, 15.7, 15.8, 15.9, 15.10 và thông tin trong bài, hãy mô tả những thắng lợi tiêu biểu trong những năm đầu tiên của cuộc kháng chiến. Theo em, những thắng lợi đầu tiên có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc kháng chiến của nhân dân ta?
- Đọc kĩ phần 2. Những thắng lợi quân sự tiêu biểu trong những năm đầu tiên của cuộc kháng chiến (1946 – 1950). (SGK trang 77)
- Chỉ ra những thắng lợi tiêu biểu những năm đầu tiên của cuộc kháng chiến
- Chỉ ra ý nghĩa của thắng lợi đầu tiên của cuộc kháng chiến
Cuộc chiến đấu ở Hà Nội và các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16: Tiêu hao một bộ phận sinh lực địch, giam chân chúng trong thành phố, làm thất bại một bước kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” của chúng, tạo điều kiện cho cả nước đi vào cuộc kháng chiến lâu dài.
Chiến dịch Việt Bắc thu-đông năm 1947:
+ Là chiến dịch phản công lớn đầu tiên trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
+ Chứng minh đường lối kháng chiến của Đảng là đúng, chứng minh tính vững chắc của căn cứ địa Việt Bắc.
+ Làm thất bại hoàn toàn chiến lược đánh nhanh thắng nhanh của giặc Pháp, buộc chúng phải chuyển sang đánh lâu dài.
Chiến dịch Biên giới thu – đông năm 1950:
+ Là chiến dịch tiến công lớn đầu tiên của bộ đội chủ lực Việt Nam trong cuộc kháng chiến.
+ Mở đường liên lạc quốc tế, làm cho cuộc kháng chiến thoát khỏi tình thế bị bao vây cô lập.
+ Mở rộng và củng cố căn cứ địa Việt Bắc; bộ đội thêm trưởng thành và tích luỹ được nhiều kinh nghiệm.
+ Giành được thế chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ, mở ra bước phát triển mới của cuộc kháng chiến.
=> Thắng lợi quan trọng nhất
Hãy hoàn thành bảng thống kê các chiến thắng lớn về quân sự của Việt Nam trong giai đoạn đầu (1946 – 1950) của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp theo mẫu dưới đây:
Thời gian |
Tên chiến thắng |
Mục tiêu |
Kết quả |
Ý nghĩa |
- Chỉ ra những chiến thắng lớn về quân sự của Việt Nam trong giai đoạn đầu (1946 – 1950)
- Chỉ ra thời gian, tên chiến thắng, mục tiêu, kết quả, ý nghĩa của những cuộc kháng chiến
Thời gian |
Tên chiến thắng |
Mục tiêu |
Kết quả |
Ý nghĩa |
19/12/1946 |
Cuộc chiến đấu ở ở Hà Nội và các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16 |
Gây khó khăn cho địch, chuẩn bị kháng chiến lâu dài. |
Tiêu hao một bộ phận sinh lực địch, giam chân chúng trong thành phố, làm thất bại một bước kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” của chúng |
Tạo điều kiện cho cả nước đi vào cuộc kháng chiến lâu dài. |
Tháng 6/1950 |
Chiến dịch Biên giới thu – đông năm 1950 |
Tiêu hao một bộ phận sinh lực địch; khai thông đường sang Trung Quốc và thế giới; mở rộng và củng cố căn cứ địa Việt Bắc, đồng thời tạo những thuận lợi mới thúc đẩy cuộc kháng chiến tiến lên. |
Loại khỏi vòng chiến đấu hơn 8.000 quân địch. Giải phóng đường biên giới từ Cao Bằng đến Đình Lập với 35 vạn dân, chọc thủng hành lang Đông – Tây. Thế bao vây của địch đối với căn cứ Việt Bắc bị phá vỡ, kế hoạch Rơve bị phá sản. |
+ Là chiến dịch tiến công lớn đầu tiên của bộ đội chủ lực Việt Nam trong cuộc kháng chiến. + Mở đường liên lạc quốc tế, làm cho cuộc kháng chiến thoát khỏi tình thế bị bao vây cô lập. + Mở rộng và củng cố căn cứ địa Việt Bắc; bộ đội thêm trưởng thành và tích luỹ được nhiều kinh nghiệm. + Giành được thế chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ, mở ra bước phát triển mới của cuộc kháng chiến. |
11/1947 |
Chiến dịch Việt Bắc thu-đông năm 1947 |
Bắn chìm nhiều tàu chiến, tiêu diệt địch |
+ Sau 75 ngày đêm chiến đấu, buộc đại bộ phận quân Pháp phải rút chạy khỏi Việt Bắc (ngày 19/12/1947); bảo toàn được cơ quan đầu não của cuộc kháng chiến; bộ đội chủ lực thêm trưởng thành. + Loại khỏi vòng chiến đấu hơn 6.000 quân địch; bắn rơi 16 máy bay, bắn chìm và cháy 11 tàu chiến, ca nô; phá huỷ nhiều xe quân sự và pháo các loại, thu nhiều vũ khí và hàng chục tấn quân trang quân dụng. |
+ Là chiến dịch phản công lớn đầu tiên trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. + Chứng minh đường lối kháng chiến của Đảng là đúng, chứng minh tính vững chắc của căn cứ địa Việt Bắc. + Làm thất bại hoàn toàn chiến lược đánh nhanh thắng nhanh của giặc Pháp, buộc chúng phải chuyển sang đánh lâu dài. |
Lịch sử hào hùng những ngày kháng chiến chống thực dân Pháp luôn có trong kí ức của cả dân tộc. Tìm hiểu thêm thông tin từ những người sống quanh em hoặc từ phương tiện thông tin đại chúng, hãy viết lại một sự kiện có liên quan đến kháng chiến chống Pháp giai đoạn từ 1946 đến năm 1950 dưới hình thức bức thư (khoảng 300 chữ) gửi cho bạn của em
- Tìm hiểu thêm thông tin từ các phương tiệ thông tin đại chúng
- Chỉ ra một sự kiện liên quan đến kháng chiến chống Pháp viết dưới dạng bức thư
Bạn thân mến,
Mình vừa mới tìm hiểu được một sự kiện thú vị về cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp giai đoạn từ 1946 đến 1950 mà muốn chia sẻ với bạn. Đó là trận đánh lịch sử tại Đường số 4 - hay còn gọi là Chiến dịch Biên giới năm 1950.
Vào mùa thu năm 1950, Quân đội Nhân dân Việt Nam dưới sự chỉ huy của Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã mở cuộc tấn công quy mô lớn vào hệ thống đồn bốt của quân Pháp trên Đường số 4, tuyến đường chiến lược chạy qua các tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, và Quảng Ninh. Mục tiêu của chiến dịch này là phá vỡ vòng vây của quân Pháp, khai thông biên giới Việt - Trung để nhận viện trợ từ quốc tế, đồng thời tiêu diệt sinh lực địch và mở rộng vùng tự do.
Trận đánh tại Đông Khê mở màn vào ngày 16 tháng 9 năm 1950 là một chiến thắng vang dội. Quân đội ta đã bao vây và tiêu diệt hoàn toàn cứ điểm này trong vòng hai ngày. Tiếp đó, các đơn vị của ta nhanh chóng tiến công và giành thắng lợi liên tiếp tại Thất Khê, Na Sầm và các đồn bốt khác.
Chiến dịch Biên giới kết thúc vào ngày 22 tháng 10 năm 1950 với một thắng lợi rực rỡ. Khoảng 8.000 quân Pháp bị tiêu diệt, nhiều phương tiện và vũ khí bị thu giữ. Đường biên giới Việt - Trung được khai thông, tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc kháng chiến lâu dài.
Chiến thắng này đã cổ vũ tinh thần chiến đấu của quân và dân ta, khẳng định sự lãnh đạo tài tình của Đảng và Bác Hồ, đồng thời tạo bước ngoặt quan trọng trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, góp phần vào chiến thắng cuối cùng của dân tộc.
Hy vọng bạn thấy câu chuyện này thú vị như mình đã cảm nhận. Chúng ta hãy luôn tự hào và ghi nhớ những trang sử hào hùng của dân tộc.
Thân ái,
Hoàng Đức
Chúng ta cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, bản đồ, quả địa cầu và sách tham khảo về lịch sử và địa lý.
- CHÂN TRỜI SÁNG TẠO là bộ sách giáo khoa hiện đại.
- Bộ sách giáo khoa CHÂN TRỜI SÁNG TẠO sẽ truyền cảm hứng để giúp các em học sinh phát triển toàn diện về tư duy, phẩm chất và năng lực, giúp người học dễ dàng vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn cuộc sống; giải quyết một cách linh hoạt, hài hoà các vấn đề giữa cá nhân và cộng đồng; nhận biết các giá trị bản thân và năng lực nghề nghiệp mà còn nuôi dưỡng lòng tự hào, tình yêu tha thiết với quê hương đất nước, mong muốn được góp sức xây dựng non sông này tươi đẹp hơn.
Lịch sử và Địa lí là môn học bắt buộc, được dạy học từ lớp 6 đến lớp 9. Môn học gồm các nội dung giáo dục lịch sử, địa lí và một số chủ đề liên môn, đồng thời lồng ghép, tích hợp kiến thức ở mức độ đơn giản về kinh tế, văn hoá, khoa học, tôn giáo,...
Nguồn : Bộ giáo dục và đào tạoLớp 9 - Năm cuối cấp trung học cơ sở, chuẩn bị cho kỳ thi quan trọng. Những áp lực sẽ lớn nhưng hãy tin tưởng vào khả năng của bản thân và nỗ lực hết mình!
- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.
Nguồn : Sưu tậpCopyright © 2024 Giai BT SGK