- Hãy nêu những nét chính về phong trào giải phóng dân tộc ở Trung Quốc, Ấn Độ và khu vực Đông Nam Á.
- Dựa vào tư liệu 3.4 hãy cho biết M.Gan – đi (M. Gandhi) đã có hành động gì để chống lại đạo luật hà khắc của thực dân Anh đối với những người Ấn Độ. Tại sao có thể gọi hành động của ông là “bất bạo động”
- Yêu cầu 1:
Những nét chính về phong trào giải phóng dân tộc ở Trung Quốc, Ấn Độ và khu vực Đông Nam Á
* Trung Quốc
- Để chống lại âm mưu xâu xé Trung Quốc của các nước đế quốc, ngày 4-5-1919, phong trào Ngũ Tứ đã nổ ra ở Bắc Kinh. Phong trào đã nhanh chóng lan rộng ra cả nước, lôi cuốn đông đảo công nhân, nông dân, trí thức yêu nước tham gia.
- Tháng 7-1921, Đảng Cộng sản Trung Quốc được thành lập.
- Trong những năm 1927-1937, ở Trung Quốc đã diễn ra cuộc nội chiến giữa Quốc dân Đảng và Đảng Cộng sản.
- Tháng 7-1937, Nhật Bản mở rộng cuộc chiến tranh xâm lược nhằm thôn tính toàn bộ Trung Quốc. Trong bối cảnh đó, Quốc Dân đảng và Đảng Cộng sản đã hợp tác để cùng kháng chiến chống Nhật.
* Ấn Độ
- Đảng Quốc đại dưới sự lãnh đạo của Gan-đi đã động viên nhân dân đấu tranh đòi độc lập, tẩy chay hàng hoá của Anh, phát triển kinh tế dân tộc.
- Năm 1925, Đảng Cộng sản Ấn Độ được thành lập, góp phần thúc đẩy nhân dân chống thực dân Anh.
* Đông Nam Á
- Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào đấu tranh của nhân dân Đông Nam Á phát triển theo hai khuynh hướng tư sản và vô sản.
+ Tiêu biểu cho khuynh hướng tư sản là sự thành lập và hoạt động của Đảng Dân tộc do Ác-mét Xu-các-nô đứng đầu (In-đô-nê-xi-a); hoạt động của Việt Nam Quốc dân đảng và khởi nghĩa Yên Bái (Việt Nam),...
+ Khuynh hướng vô sản xuất hiện từ đầu những năm 20 của thế kỉ XX với sự thành lập của các đảng cộng sản ở In-đô-nê-xi-a (1920), ở Việt Nam, Mã Lai, Xiêm, Phi-lip-pin (1930),...
- Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, nhân dân Đông Nam Á đã thành lập các mặt trận chống phát xít nói chung, tiến hành kháng chiến chống Nhật. Tháng 8-1945, chớp thời cơ Nhật Bản đầu hàng, cách mạng bùng nổ và giành chính quyền thành công tại In-đô-nê-xi-a, Việt Nam.
- Yêu cầu 2:
Để chống lại đạo luật hà khắc của thực dân Anh đối với người dân Ấn Độ, M. Gan-đi (M. Gandhi) đã tiến hành “Cuộc biểu tình bất bạo động Muối”. Ông đi bộ gần 400 km đến bờ biển phía Tây Ấn Độ để phản đối luật của Anh cấm người Ấn Độ tự thu hoạch muối và trả thuế muối quá cao.
- Có thể gọi hành động của M. Gan-đi là “bất bạo động”, vì: trong “cuộc biểu tình Muối”s, M. Gan-đi và Đảng Quốc đại đã vận động quần chúng nhân dân Ấn Độ thực hiện đấu tranh bằng các biện pháp hòa bình, không sử dụng vũ lực
Chúng ta cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, bản đồ, quả địa cầu và sách tham khảo về lịch sử và địa lý.
- CHÂN TRỜI SÁNG TẠO là bộ sách giáo khoa hiện đại.
- Bộ sách giáo khoa CHÂN TRỜI SÁNG TẠO sẽ truyền cảm hứng để giúp các em học sinh phát triển toàn diện về tư duy, phẩm chất và năng lực, giúp người học dễ dàng vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn cuộc sống; giải quyết một cách linh hoạt, hài hoà các vấn đề giữa cá nhân và cộng đồng; nhận biết các giá trị bản thân và năng lực nghề nghiệp mà còn nuôi dưỡng lòng tự hào, tình yêu tha thiết với quê hương đất nước, mong muốn được góp sức xây dựng non sông này tươi đẹp hơn.
Lịch sử và Địa lí là môn học bắt buộc, được dạy học từ lớp 6 đến lớp 9. Môn học gồm các nội dung giáo dục lịch sử, địa lí và một số chủ đề liên môn, đồng thời lồng ghép, tích hợp kiến thức ở mức độ đơn giản về kinh tế, văn hoá, khoa học, tôn giáo,...
Nguồn : Bộ giáo dục và đào tạoLớp 9 - Năm cuối cấp trung học cơ sở, chuẩn bị cho kỳ thi quan trọng. Những áp lực sẽ lớn nhưng hãy tin tưởng vào khả năng của bản thân và nỗ lực hết mình!
- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.
Nguồn : Sưu tậpCopyright © 2024 Giai BT SGK