- Hãy nêu nguyên nhân dẫn đến phong trào cách mạng ở các nước châu Âu sau Chiến tranh thế giới thứ nhất. Phong trào cách mạng trong thời kì này đã mang đến hệ quả gì?
- Hãy trình bày ý nghĩa của việc thành lập Quốc tế Cộng sản (1919) đối với phong trào cách mạng trên thế giới
- Đọc kĩ phần 1. Phong trào cách mạng (1918 – 1923) và sự thành lập Quốc tế Cộng sản (1919)
- Chỉ ra nguyên nhân dẫn đến phong trào cách mạng ở các nước châu Âu sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, hệ quả của phong trào cách mạng.
- Chỉ ra ý nghĩa của việc thành lập Quốc tế Cộng sản (1919).
- Yêu cầu số 1:
- Nguyên nhân dẫn đến phong trào cách mạng ở các nước châu Âu sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là:
+ Ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười Nga.
+ Hậu quả của Chiến tranh thế giới thứ nhất khiến tình hình châu Âu có nhiều thay đổi, như: các nước Anh, Pháp, Đức, ... phải đối mặt với nền kinh tế bị tàn phá, tî lệ thất nghiệp cao, lạm phát tăng vọt, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn, mâu thuẫn xã hội căng thẳng
- Hệ quả: sự phát triển của phong trào cách mạng 1918 – 1923 đã đặt ra yêu cầu cần phải thành lập một tổ chức quốc tế để lãnh đạo cách mạng thế giới.
-Yêu cầu số 2
- Tháng 3-1919, Đại hội thành lập Quốc tế thứ 3 (Quốc tế Cộng sản) được tổ chức tại Mát-xcơ-va.
- Ý nghĩa: Sự thành lập của Quốc tế Cộng sản đã đáp ứng yêu cầu của phong trào công nhân lúc bấy giờ, góp phần thúc đẩy sự phát triển của phong trào cộng sản và công nhân ở các nước châu Âu.
- Hãy nêu các biểu hiện của cuộc đại suy thoái nền kinh tế những năm 30 của thế kỉ XX. Tại sao có thể xem cuộc đại suy thoái này có phạm vi ảnh hưởng toàn thế giới?
- Các tư liệu 2.3, 2.4 thể hiện những khía cạnh nào của cuộc đại suy thoái kinh tế?
- Đọc kĩ phần 2. Cuộc đại suy thoái kinh tế (SGK trang 13)
- Chỉ ra những biểu hiện của cuộc suy thoái
- Yêu cầu số 1:
- Biểu hiện của cuộc khủng hoảng kinh tế những năm 30 của thế kỉ XX:
+ Tháng 10/1929, cuộc đại suy thoái kinh tế bùng nổ ở Mỹ, sau đó lan rộng ra khắp các châu lục. Cuộc khủng hoảng diễn ra trên tất cả các lĩnh vực: tài chính, công nghiệp, nông nghiệp, thương nghiệp…
+ Khủng hoảng kéo dài đến những năm 1933 – 1934, trong đó trầm trọng nhất là năm 1932.
+ Trong thời kì đại suy thoái này, hàng chục triệu người thất nghiệp, nhiều nhà máy, nông trại bị phá sản,... Ở Pháp và Đức, nhiều người hoài nghi sự tồn tại của chế độ cộng hoà.
- Có thể xem cuộc khủng hoảng này có phạm vi ảnh hưởng toàn thế giới, vì: cuộc khủng hoảng bùng nổ đầu tiên ở Mĩ sau đó nhanh chóng lan rộng sang châu Âu và các châu lục khác.
- Yêu cầu số 2
- Tư liệu 2.3 và 2.4 thể hiện hậu quả của cuộc đại suy thoái. Cụ thể: Cuộc đại suy thoái đã khiến kinh tế của các nước bị suy giảm nghiêm trọng; hàng triệu người thất nghiệp; đời sống của nhân dân gặp nhiều khó khăn; đời sống chính trị của các nước cũng có nhiều bất ổn…
Chủ nghĩa phát xít ở Châu Âu đã hình thành như thế nào?
- Đọc kĩ phần 3. Sự hình thành chủ nghĩa phát xít ở châu Âu (SGK trang 14)
- Chỉ ra sự hình thành chủ nghĩa phát xít ở Châu Âu
- Để thoát khỏi đại suy thoái kinh tế (1929 – 1933), các nước tư bản đã có nhiều cách ứng phó khác nhau:
+ Các nước Anh, Pháp,... có nhiều thuộc địa, vốn và thị trường nên tiến hành những cuộc cải cách kinh tế-xã hội.
+ Các nước Đức, I-ta-li-a, không có hoặc có ít thuộc địa nên ngày càng thiếu vốn, thiếu nguyên liệu, thị trường, đã đi theo con đường phát xít hoá, thiết lập chế độ độc tài, phát động chiến tranh để phân chia lại thế giới.
=> Sự xuất hiện và lên cầm quyền của lực lượng phát xít ở các quốc gia như: Đức, Italia, Nhật Bản,… đã đặt thế giới trong tình trạng căng thẳng, nguy cơ chiến tranh thế giới đang đến gần.
- Hãy trình bày những nét chính về tình hình nước Mỹ trong giai đoạn 1918 – 1930.
- Tình hình chính trị - xã hội của nước MỸ được thể hiện như thế nào qua tư liệu 2.8?
- Đọc kĩ phần 4. Nước Mỹ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 – 1939) (SGK trang 15)
- Chỉ ra những nét chính về nước Mỹ trong giai đoạn này
- Chỉ ra những nét chính về tình hình chính trị xã hội của nước Mỹ thể hiện qua tư liệu
Yêu cầu số 1: Tình hình nước Mĩ giai đoạn 1918 – 1939
- 1918 – 1924, kinh tế Mỹ phát triển nhanh chóng nhưng xen kẽ với khủng hoảng, suy thoái nhẹ. Trong xã hội, tình trạng bất công xã hội, thất nghiệp, thu nhập thấp và phân biệt chủng tộc đối với người da đen vẫn thường xuyên xảy ra.
- 1924 – 1929, kinh tế Mỹ thực sự bước vào giai đoạn phồn vinh, đưa nước Mỹ trở thành trung tâm công nghiệp, thương mại, tài chính quốc tế; tình hình chính trị - xã hội tương đối ổn định.
- 1929 - 1933, Mỹ lâm vào đại suy thoái khiến sản lượng công nghiệp suy giảm nghiêm trọng, hàng nghìn ngân hàng, công ty công nghiệp và thương mại bị phá sản; hàng triệu người bị thất nghiệp, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn.
- Từ 1932, sau khi lên cầm quyền, Tổng thống P. Ru-dơ-ven đã thực hiện “Chính sách mới” (được gọi là Thoả thuận mới) nhằm giải quyết hậu quả của đại suy thoái.
- Yêu cầu số 2
- Tư liệu 2.8 (Bức hình Cậu bé di cư tìm việc làm cùng với gia đình ở Ốc-la-hô-ma) đã cho thấy đời sống chính trị-xã hội ở Mỹ không ổn định, khi: tác động của đại suy thoái khiến cho hàng triệu người thất nghiệp; đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn.
Hãy nêu trục thời gian thể hiện các giai đoạn phát triển kinh tế của các nước Châu Âu và nước Mỹ trong những năm 1918 – 1939. Nêu đặc điểm của từng giai đoạn.
- Đọc kĩ phần 3 và 4. Sự hình thành chủ nghĩa phát xít ở châu Âu (trang 14), Nước Mỹ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 – 1939).
- Chỉ ra các giai đoạn phát triển kinh tế của các nước châu Âu và nước Mỹ
Tại sao từ năm 1936, nền hòa bình châu Âu bị đe dọa?
- Đọc kĩ phần 3. Sự hình thành chủ nghĩa phát xít ở châu Âu (Trang 14)
- Chỉ ra sự đe dọa tới nền hòa bình châu Âu
- Từ năm 1936, nền hoà bình châu Âu bị đe doạ do sự xuất hiện của chủ nghĩa phát xít:
+ Lực lượng phát xít đã lên cầm quyền ở nhiều quốc gia như: Đức, Italia,…
+ Các nước phát xít đã tăng cường chạy đua vũ trang phục vụ cho ý đồ gây chiến tranh để “phân chia” lại thế giới.
Chúng ta cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, bản đồ, quả địa cầu và sách tham khảo về lịch sử và địa lý.
- CHÂN TRỜI SÁNG TẠO là bộ sách giáo khoa hiện đại.
- Bộ sách giáo khoa CHÂN TRỜI SÁNG TẠO sẽ truyền cảm hứng để giúp các em học sinh phát triển toàn diện về tư duy, phẩm chất và năng lực, giúp người học dễ dàng vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn cuộc sống; giải quyết một cách linh hoạt, hài hoà các vấn đề giữa cá nhân và cộng đồng; nhận biết các giá trị bản thân và năng lực nghề nghiệp mà còn nuôi dưỡng lòng tự hào, tình yêu tha thiết với quê hương đất nước, mong muốn được góp sức xây dựng non sông này tươi đẹp hơn.
Lịch sử và Địa lí là môn học bắt buộc, được dạy học từ lớp 6 đến lớp 9. Môn học gồm các nội dung giáo dục lịch sử, địa lí và một số chủ đề liên môn, đồng thời lồng ghép, tích hợp kiến thức ở mức độ đơn giản về kinh tế, văn hoá, khoa học, tôn giáo,...
Nguồn : Bộ giáo dục và đào tạoLớp 9 - Năm cuối cấp trung học cơ sở, chuẩn bị cho kỳ thi quan trọng. Những áp lực sẽ lớn nhưng hãy tin tưởng vào khả năng của bản thân và nỗ lực hết mình!
- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.
Nguồn : Sưu tậpCopyright © 2024 Giai BT SGK