Trang chủ Lớp 9 Giáo dục công dân 9 - Chân trời sáng tạo Bài 9. Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí Bài 9. Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí Giáo dục công dân 9 - Chân trời sáng tạo: Em đồng tình hay không đồng tình với các nhận định nào dưới đây? Vì sao?...

Bài 9. Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí Giáo dục công dân 9 - Chân trời sáng tạo: Em đồng tình hay không đồng tình với các nhận định nào dưới đây? Vì sao?...

Giải và trình bày phương pháp giải bài 9. Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí - SGK Giáo dục công dân (GDCD) lớp 9 Chân trời sáng tạo. Em hãy quan sát các hình ảnh sau và cho biết chủ thể có hành vi vi phạm gì và phải gánh chịu trách nhiệm như thế nào...Em đồng tình hay không đồng tình với các nhận định nào dưới đây? Vì sao?

Câu hỏi:

Mở đầu

Giải câu hỏi Mở đầu trang 48

Em hãy quan sát các hình ảnh sau và cho biết chủ thể có hành vi vi phạm gì và phải gánh chịu trách nhiệm như thế nào.

image

Hướng dẫn giải :

Em liên hệ thực tế từ bản thân

Lời giải chi tiết :

Hình

Hành vi vi phạm

Trách nhiệm phải chịu

1

Ba học sinh đi xe máy và không đội mũ bảo hiểm

Có thể bị phạt hành chính vì vi phạm luật giao thông, bao gồm việc chở quá số người quy định và không đội mũ bảo hiểm.

2

Một nhà máy xả nước thải không qua xử lý ra môi trường, gây ô nhiễm nguồn nước.

Sẽ bị phạt hành chính theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường. Ngoài ra, công ty có thể phải bồi thường thiệt hại do ô nhiễm gây ra và phải chịu chi phí để khắc phục tình trạng ô nhiễm.


Câu hỏi:

Khám phá 1

Giải câu hỏi Khám phá 1 trang 49

Em hãy quan sát sơ đồ, đọc thông tin trong bảng và các trường hợp để thực hiện yêu cầu

image

Trường hợp 1.

Bạn D (14 tuổi) thường trốn học để đi chơi điện tử. Tại tiệm Internet, bạn D bị anh T (20 tuổi) dụ dỗ sử dụng ma túy. Trong một lần sử dụng ma túy, bạn D và anh T bị công an bắt quả tang, lập biên bản, đưa về trụ sở công an cùng tang vật.

Trường hợp 2.

Anh G (16 tuổi) điều khiển xe máy trên 50 phân khối và chạy quá tốc độ quy định. Sau đó, anh G đã gây tai nạn cho chị M, khiến chị bị thương với tỉ lệ thương tật dưới 11%

Trường hợp 3.

Ông V là công chức nhà nước. Trong giờ làm việc, ông V đã sử dụng xe của cơ quan ra ngoài để giải quyết việc riêng.

- Dựa vào thông tin về các loại vi phạm, em hãy phân tích hành vi vi phạm của chủ thể trong các trường hợp 1, 2, 3 để xác định loại vi phạm pháp luật tương ứng

Hướng dẫn giải :

Em đọc kĩ các thông tin trong bảng và các trường hợp để phân tích các hành vi của chủ thể, từ đó phân loại các vi phạm

Lời giải chi tiết :

Trường hợp 1.

Bạn D (14 tuổi)

- Hành vi vi phạm: Trốn học để đi chơi điện tử, sử dụng ma túy

- Hành vi trái pháp luật: Không thực hiện nghĩa vụ học tập và sử dụng chất cấm

- Hành vi có lỗi của chủ thể: cố ý

- Chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lí: Có (14 tuổi có khả năng nhận thức hành vi nhưng chưa đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự)

- Hành vi nguy hiểm cho xã hội: đe dọa gây thiệt hại cho bản thân và xã hội

- Loại vi phạm: vi phạm hành chính

Anh T (20 tuổi)

- Hành vi vi phạm: Dụ dỗ trẻ vị thành niên sử dụng ma túy

- Hành vi trái pháp luật: Thực hiện hành vi bị pháp luật cấm (dụ dỗ và sử dụng chất cấm)

- Hành vi có lỗi của chủ thể: cố ý

- Chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lí: Có

- Hành vi nguy hiểm cho xã hội: gây ra thiệt hại cho xã hội

- Loại vi phạm: vi phạm hình sự

Trường hợp 2. Anh G (16 tuổi)

- Hành vi vi phạm: Điều khiển xe máy trên 50 phân khối và chạy quá tốc độ quy định, gây tai nạn cho chị M

- Hành vi trái pháp luật: Không thực hiện đúng quy định của pháp luật về giao thông đường bộ

- Hành vi có lỗi của chủ thể: Cố ý

- Chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lí: Có

- Hành vi nguy hiểm cho xã hội: Gây ra thiệt hại (làm chị M bị thương tỉ lệ thương tật dưới 11%)

- Loại vi phạm: vi phạm hành chính

Trường hợp 3. Ông V (công chức nhà nước)

- Hành vi vi phạm: Sử dụng xe cơ quan trong giờ làm việc để giải quyết việc riêng

- Hành vi trái pháp luật: Thực hiện không đúng quy định của pháp luật và nội quy cơ quan

- Hành vi có lỗi của chủ thể: Cố ý

- Chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lí: Có

- Hành vi nguy hiểm cho xã hội: Đe dọa gây thiệt hại (sử dụng tài sản công cho việc cá nhân)

- Loại vi phạm: Vi phạm kỷ luật


Câu hỏi:

Khám phá 2

Gợi ý giải câu hỏi Khám phá 2 trang 50

Em hãy quan sát sơ đồ và đọc thông tin sau để thực hiện yêu cầu

image

Thông tin.

Trích Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017

Điều 31. Mục đích của hình phạt

Hình phạt không chỉ nhằm trừng trị người, pháp nhân thương mại phạm tội mà còn giáo dục họ ý thức tuân theo pháp luật và các quy tắc của cuộc sống, ngăn ngừa họ phạm tội mới; giáo dục người, pháp nhân thương mại khác tôn trọng pháp luật, phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm.

- Dựa vào nội dung từ sơ đồ trên, em hãy xác định các loại trách nhiệm pháp lý mà chủ thể trong các trường hợp 1, 2, 3 ở hoạt động 1 phải gánh chịu là gì

- Từ thông tin trên, em hãy cho biết mục đích, ý nghĩa của trách nhiệm pháp lí

Hướng dẫn giải :

Em đọc kĩ thông tin và quan sát sơ đồ để trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết :

Trường hợp 1.

- Bạn D chịu trách nhiệm hành chính

- Anh T chịu trách nhiệm hình sự

Trường hợp 2. Anh G chịu trách nhiệm hành chính

Trường hợp 3. Ông V chịu trách nhiệm kỉ luật

Mục đích của trách nhiệm pháp lí:

- Trừng trị người và pháp nhân thương mại phạm tội

- Giáo dục ý thức tuân theo pháp luật

- Ngăn ngừa phạm tội mới

- Giáo dục người và pháp nhân thương mại khác

- Phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm

Ý nghĩa của trách nhiệm pháp lí:

- Bảo vệ lợi ích xã hội

- Đảm bảo tính công bằng và công lí

- Khuyến khích sự tuân thủ pháp luật

- Tạo niềm tin vào hệ thống pháp luật


Câu hỏi:

Luyện tập 1

Đáp án câu hỏi Luyện tập 1 trang 52

Em đồng tình hay không đồng tình với các nhận định nào dưới đây? Vì sao?

a. Trách nhiệm pháp lý là hậu quả của hành vi vi phạm pháp luật

b. Mọi hành vi trái với quy định của pháp luật đều vi phạm pháp luật

c. Trẻ em dù có phạm tội cũng không phải chịu trách nhiệm hình sự

d. Công dân phải đủ 18 tuổi trở lên thì mới được xem là chủ thể của vi phạm pháp luật

e. Chủ thể của vi phạm pháp luật có thể chịu đồng thời nhiều trách nhiệm pháp lý cùng lúc

Hướng dẫn giải :

Em đọc kĩ các ý kiến và dựa vào kiến thức đã học trong bài để đưa ra quan điểm cá nhân. Giải thích cụ thể

Lời giải chi tiết :

a. Đồng tình. Trách nhiệm pháp lý xuất hiện khi có hành vi vi phạm pháp luật xảy ra. Khi một cá nhân hoặc tổ chức vi phạm các quy định pháp luật, họ sẽ phải chịu các hậu quả pháp lý tương ứng, như bị xử phạt hành chính, chịu trách nhiệm dân sự, hoặc chịu trách nhiệm hình sự.

b. Đồng tình. Hành vi trái với quy định của pháp luật, dù ở bất kỳ lĩnh vực nào (hành chính, dân sự, hình sự, lao động, kinh doanh, thương mại...), đều được coi là vi phạm pháp luật. Mức độ vi phạm và hình thức xử lý sẽ phụ thuộc vào tính chất và mức độ nghiêm trọng của hành vi đó.

c. Không đồng tình. Theo quy định của pháp luật Việt Nam, trẻ em từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi có thể phải chịu trách nhiệm hình sự về một số tội phạm rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng. Trẻ em từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm. Tuy nhiên, việc xử lý trẻ em phạm tội sẽ được áp dụng các biện pháp đặc biệt nhằm giáo dục và cải tạo, phù hợp với lứa tuổi và mức độ nhận thức của các em.

d. Không đồng tình. Theo quy định của pháp luật hình sự Việt Nam, người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về một số tội phạm rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng.

e. Đồng tình. Một hành vi vi phạm pháp luật có thể dẫn đến nhiều loại trách nhiệm pháp lý cùng lúc. Ví dụ, một hành vi phạm tội có thể dẫn đến trách nhiệm hình sự (bị truy tố và xét xử), trách nhiệm dân sự (bồi thường thiệt hại cho nạn nhân), và trách nhiệm hành chính (bị xử phạt hành chính).


Câu hỏi:

Luyện tập 2

Đáp án câu hỏi Luyện tập 2 trang 52

Em hãy xác định các hành vi vi phạm pháp luật của các chủ thể dưới đây và cho biết trách nhiệm pháp lý mà họ phải chịu là gì

a. Ông B tự ý xây nhà cao tầng khi chưa có Giấy phép xây dựng

b. Anh K (25 tuổi) thực hiện hành vi cướp giật điện thoại di động của người đi đường

c. Chị H vay của bà V số tiền 200 triệu đồng, nhưng sau đó, vì không có khả năng chi trả nên chị ấy đã bỏ trốn

d. Anh N sau khi uống rượi bia, đã điều khiển xe máy trên đường, đâm vào xe của chị T, gây hư hỏng nặng

Hướng dẫn giải :

Em đọc kĩ các trường hợp vi phạm và dựa vào kiến thức đã học trong bài để xác định hành vi, trách nhiệm pháp lí

Lời giải chi tiết :

TH

Hành vi vi phạm

Trách nhiệm pháp lí

a

Xây dựng nhà ở mà không có Giấy phép xây dựng

Trách nhiệm hành chính

b

Cướp giật tài sản

Trách nhiệm hình sự

c

Vay tiền và bỏ trốn để trốn tránh trách nhiệm trả nợ có thể bị coi là lừa đảo chiếm đoạt tài sản nếu có dấu hiệu của việc sử dụng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản của người khác.

Trách nhiệm dân sự

Trách nhiệm hình sự

d

Điều khiển phương tiện giao thông khi có nồng độ cồn trong máu hoặc hơi thở vượt quá mức cho phép, gây hư hại tài sản của người khác

Trách nhiệm hành chính

Trách nhiệm dân sự

Trách nhiệm hình sự (nếu xe của chị T có giá trị lớn)


Câu hỏi:

Luyện tập 3

Gợi ý giải câu hỏi Luyện tập 3 trang 47

Em hãy xác định dấu hiệu vi phạm, loại vi phạm và trách nhiệm pháp lý tương ứng với các trường hợp dưới đây:

Trường hợp

Dấu hiệu vi phạm

Loại hình vi phạm

Trách nhiệm pháp lí

1. Đội quản lý thị trường số 4 của tỉnh H đã tổ chức kiểm tra đột xuất trên địa bàn và phát hiện hộ kinh doanh của anh K 35 tuổi, có khả năng nhận thức tốt, không bị tâm thần, đang tàng trữ, buôn bán nhiều mặt hàng giả.

2. Sau khi được chị B cho mượn xe, anh H 20 tuổi, có khả năng nhận thức tốt, không bị tâm thần, đã đem chiếc xe ấy đến cửa hàng mua bán xe máy và bán với giá 5 triệu đồng.

3. Anh M 30 tuổi, có khả năng nhận thức tốt, không bị tâm thần, kí hợp đồng thoả thuận việc bán cho chị V toàn bộ sản lượng tôm nuôi của mùa vụ chính. Tuy nhiên, do giá thị trường tăng cao, anh M đã thay đổi quyết định và không bán cho chị V

4. Chị K 29 tuổi, có khả năng nhận thức tốt, không bị tâm thần, là viên chức của một cơ quan hành chính sự nghiệp. Trong quá trình tiếp nhận hồ sơ, chị K đã có lời lẽ, cử chỉ xúc phạm ông T.

Hướng dẫn giải :

Em đọc kĩ các trường hợp và dựa vào kiến thức đã học trong bài để hoàn thành bài tập

Lời giải chi tiết :

Trường hợp

Dấu hiệu vi phạm

Loại hình vi phạm

Trách nhiệm pháp lí

1. Đội quản lý thị trường số 4 của tỉnh H đã tổ chức kiểm tra đột xuất trên địa bàn và phát hiện hộ kinh doanh của anh K 35 tuổi, có khả năng nhận thức tốt, không bị tâm thần, đang tàng trữ, buôn bán nhiều mặt hàng giả.

Tàng trữ, buôn bán hàng giả

Hành chính và hình sự

- Trách nhiệm hành chính

- Trách nhiệm hình sự (nếu số hàng lớn và gây hậu quả nghiêm trọng)

2. Sau khi được chị B cho mượn xe, anh H 20 tuổi, có khả năng nhận thức tốt, không bị tâm thần, đã đem chiếc xe ấy đến cửa hàng mua bán xe máy và bán với giá 5 triệu đồng.

Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản

Hình sự

Trách nhiệm hình sự

3. Anh M 30 tuổi, có khả năng nhận thức tốt, không bị tâm thần, kí hợp đồng thoả thuận việc bán cho chị V toàn bộ sản lượng tôm nuôi của mùa vụ chính. Tuy nhiên, do giá thị trường tăng cao, anh M đã thay đổi quyết định và không bán cho chị V

Không thực hiện hợp đồng đã kí kết

Dân sự

Trách nhiệm dân sự

4. Chị K 29 tuổi, có khả năng nhận thức tốt, không bị tâm thần, là viên chức của một cơ quan hành chính sự nghiệp. Trong quá trình tiếp nhận hồ sơ, chị K đã có lời lẽ, cử chỉ xúc phạm ông T.

Xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác trong khi thi hành công vụ

Hành chính và kỉ luật

Trách nhiệm hành chính (xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác)

- Trách nhiệm kỉ luật


Câu hỏi:

Vận dụng

Đáp án câu hỏi Vận dụng trang 53

Em hãy lập kế hoạch tổ chức một buổi tuyên truyền pháp luật (có thể chọn pháp luật về hôn nhân và gia đình, pháp luật về giao thông, pháp luật về hành chính,…) trong phạm vi lớp học

Hướng dẫn giải :

Em liên hệ thực tế để hoàn thành bài tập

Lời giải chi tiết :

Kế hoạch buổi tuyên truyền pháp luật về giao thông

I. Mục tiêu

Nâng cao nhận thức về các quy định của pháp luật về giao thông đường bộ.

Tuyên truyền và giáo dục ý thức chấp hành pháp luật về giao thông cho học sinh.

Giảm thiểu vi phạm giao thông và tai nạn giao thông trong cộng đồng học sinh.

II. Đối tượng tham gia

- Học sinh lớp 9A

- Giáo viên chủ nhiệm

III. Thời gian và địa điểm

- Thời gian: 19/3/2025

- Địa điểm: Phòng học lớp 9A

IV. Nội dung chương trình

1. Chuẩn bị

1.1. Phân công nhiệm vụ

- Giáo viên chủ nhiệm: Chịu trách nhiệm tổng quát, phối hợp với học sinh.

- Học sinh phụ trách thiết bị: Chuẩn bị máy chiếu, loa, micro, và các thiết bị cần thiết khác.

- Học sinh phụ trách nội dung: Thu thập tài liệu, chuẩn bị bài thuyết trình và các hoạt động tương tác.

1.2. Chuẩn bị tài liệu

- Slide bài giảng về pháp luật giao thông.

- Tài liệu tham khảo và tờ rơi về luật giao thông.

- Video clip minh họa về an toàn giao thông.

2. Chương trình buổi tuyên truyền

2.1. Phần 1: Khai mạc (10 phút)

- Giới thiệu về mục tiêu và ý nghĩa của buổi tuyên truyền.

- Giới thiệu đại biểu, khách mời (nếu có).

2.2. Phần 2: Nội dung chính (60 phút)

- Bài thuyết trình về pháp luật giao thông (30 phút)

- Giới thiệu về các quy định cơ bản của pháp luật giao thông đường bộ.

- Quy tắc an toàn khi tham gia giao thông: đội mũ bảo hiểm, tuân thủ tín hiệu đèn giao thông, quy định về tốc độ, v.v.

- Hình thức xử phạt các hành vi vi phạm giao thông phổ biến.

- Chiếu video clip minh họa (10 phút)

- Các tình huống giao thông thực tế và cách xử lý.

- Hỏi đáp và thảo luận (20 phút)

- Học sinh đặt câu hỏi về các tình huống giao thông và nhận được giải đáp từ giáo viên hoặc chuyên gia (nếu có).

2.3. Phần 3: Hoạt động tương tác (30 phút)

- Trò chơi tìm hiểu luật giao thông (15 phút)

- Chia học sinh thành các nhóm và tổ chức các trò chơi liên quan đến kiến thức giao thông.

- Tình huống giả định (15 phút)

- Tổ chức các tình huống giả định về vi phạm giao thông và thảo luận cách xử lý.

2.4. Phần 4: Kết thúc (10 phút)

- Tổng kết lại những kiến thức đã được truyền đạt.

- Nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tuân thủ pháp luật giao thông.

- Cảm ơn và kết thúc buổi tuyên truyền.

V. Phân công cụ thể

1. Giáo viên chủ nhiệm

- Chịu trách nhiệm tổng quát, điều phối buổi tuyên truyền.

2. Học sinh phụ trách thiết bị

- Chuẩn bị máy chiếu, loa, micro, và các thiết bị cần thiết.

3. Học sinh phụ trách nội dung

- Chuẩn bị slide bài giảng, thu thập tài liệu và video clip.

- Chuẩn bị các câu hỏi cho phần thảo luận và tình huống giả định.

Dụng cụ học tập

Chúng ta cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, và các tài liệu tham khảo về pháp luật, đạo đức xã hội.

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Sách Giáo Khoa: Chân trời sáng tạo

- CHÂN TRỜI SÁNG TẠO là bộ sách giáo khoa hiện đại.

- Bộ sách giáo khoa CHÂN TRỜI SÁNG TẠO sẽ truyền cảm hứng để giúp các em học sinh phát triển toàn diện về tư duy, phẩm chất và năng lực, giúp người học dễ dàng vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn cuộc sống; giải quyết một cách linh hoạt, hài hoà các vấn đề giữa cá nhân và cộng đồng; nhận biết các giá trị bản thân và năng lực nghề nghiệp mà còn nuôi dưỡng lòng tự hào, tình yêu tha thiết với quê hương đất nước, mong muốn được góp sức xây dựng non sông này tươi đẹp hơn.

Đọc sách

Bạn có biết?

Giáo dục công dân là môn học cung cấp kiến thức về triết học, đạo đức học, kinh tế chính trị và pháp luật. Môn học này giúp học sinh hiểu rõ hơn về quyền và nghĩa vụ của mình, cũng như các giá trị văn hóa và xã hội, từ đó trở thành những công dân có trách nhiệm.

Nguồn : Kiến Thức

Tâm sự Lớp 9

Lớp 9 - Năm cuối cấp trung học cơ sở, chuẩn bị cho kỳ thi quan trọng. Những áp lực sẽ lớn nhưng hãy tin tưởng vào khả năng của bản thân và nỗ lực hết mình!

- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.

Nguồn : Sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK