Trang chủ Lớp 9 SGK Khoa học tự nhiên 9 - Chân trời sáng tạo Chủ đề 4. Điện từ Bài 13. Dòng điện xoay chiều trang 58, 59, 60 Khoa học tự nhiên 9 Chân trời sáng tạo: Dòng điện do dynamo tạo ra có đặc điểm gì? Có sự chuyển hóa năng lượng nào xảy ra trong quá...

Bài 13. Dòng điện xoay chiều trang 58, 59, 60 Khoa học tự nhiên 9 Chân trời sáng tạo: Dòng điện do dynamo tạo ra có đặc điểm gì? Có sự chuyển hóa năng lượng nào xảy ra trong quá...

Lời giải bài tập, câu hỏi bài 13. Dòng điện xoay chiều trang 58, 59, 60 Khoa học tự nhiên 9 Chân trời sáng tạo - Bài 13. Dòng điện xoay chiều. Sơ đồ bên mô tả cấu tạo của một dynamo xe đạp. Khi núm dẫn động của dynamo quay quanh trục, nam châm quay theo và tạo ra dòng điện cảm ứng làm đèn sáng...Dòng điện do dynamo tạo ra có đặc điểm gì? Có sự chuyển hóa năng lượng nào xảy ra trong quá trình này?

Câu hỏi:

Câu hỏi trang 58 Câu hỏiMở đầu

Sơ đồ bên mô tả cấu tạo của một dynamo xe đạp. Khi núm dẫn động của dynamo quay quanh trục, nam châm quay theo và tạo ra dòng điện cảm ứng làm đèn sáng.

Dòng điện do dynamo tạo ra có đặc điểm gì? Có sự chuyển hóa năng lượng nào xảy ra trong quá trình này?

image

Hướng dẫn giải :

Vận dụng kiến thức từ hiểu biết đời sống và tìm hiểu thông tin qua sách báo, internet.

Lời giải chi tiết :

Dòng điện dynamo là dòng điện cảm ứng điện từ, làm bóng đèn tăng giảm độ sáng liên tục.

Quá trình này có sự chuyển hóa của động năng sang điện năng.


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 58 Câu hỏi

Tiến hành Thí nghiệm 1 và trả lời các câu hỏi sau:

a) Hai đèn LED có sáng cùng lúc không?

b) Có nhận xét gì về chiều dòng điện trong cuộn dây dẫn?

Hướng dẫn giải :

Vận dụng kiến thức, kinh nghiệm làm thí nghiệm và quan sát thí nghiệm.

Lời giải chi tiết :

a) Hai đèn LED không sáng cùng lúc.

b) Trong cuộn dây dẫn, dòng điện đổi chiều liên tục.


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 59 Câu hỏi

Tiến hành Thí nghiệm 2 và trả lời các câu hỏi sau:

a) Hai đèn LED có sáng cùng lúc không?

b) Có nhận xét gì về chiều dòng điện trong cuộn dây dẫn?

Hướng dẫn giải :

Vận dụng kiến thức, kinh nghiệm làm thí nghiệm và quan sát thí nghiệm.

Lời giải chi tiết :

a) Hai đèn LED không sáng cùng lúc.

b) Dòng điện trong cuộn dây dẫn đổi chiều liên tục.


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 59 Luyện tập

Giải thích vì sao khi cho nam châm quay (ở Thí nghiệm 1) hoặc cho cuộn dây dẫn quay (ở Thí nghiệm 2) ta lại thu được dòng điện xoay chiều.

Hướng dẫn giải :

Vận dụng kiến thức từ hiểu biết đời sống và tìm hiểu thông tin qua sách báo, internet và điều kiện xuất hiện dòng điện cảm ứng trong cuộn dây dẫn: số đường sức từ xuyên qua tiết diện của cuộn dây biến thiên.

Lời giải chi tiết :

Vì số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây dẫn luân phiên tăng giảm khi nam châm hoặc cuộn dây quay.


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 60 Câu hỏi

Hãy nêu thêm một số dụng cụ hoạt động dựa vào các tác dụng của dòng điện xoay chiều.

Hướng dẫn giải :

Vận dụng kiến thức từ hiểu biết đời sống và tìm hiểu thông tin qua sách báo, internet.

Lời giải chi tiết :

Ti vi, tủ lạnh, máy chiếu, máy tính, bếp từ, điều hòa,...


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 60 Vận dụng

Dựa vào tác dụng sinh lí của dòng điện xoay chiều, hãy nêu một số quy tắc cần thiết để đảm bảo an toàn trong sử dụng điện.

Hướng dẫn giải :

Vận dụng kiến thức từ hiểu biết đời sống và tìm hiểu thông tin qua sách báo, internet và kiến thức đã học về các tác dụng của dòng điện xoay chiều: tác dụng nhiệt, tác dụng phát sáng, tác dụng từ, tác dụng sinh lí.

Lời giải chi tiết :

- Không tiếp xúc trực tiếp với nguồn điện hoặc các dòng điện trên 10 mA.

- Sử dụng dây dẫn điện chất lượng tốt để tránh rò ri điện, gây giật điện hoặc cháy nổ.

- Lắp công tắc, cầu dao để có thể ngắt điện khi có sự cố.

- Không sử dụng điện khi tay ướt.

- Không để thiết bị phát nhiệt gần các đồ vật dễ cháy nổ.

- Kiểm tra, bảo hành các thiết bị điện định kì và thường xuyên.

- Không vừa sạc điện vừa sử dụng các thiết bị điện.

- ...


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 60 Luyện tập

1. Trong môn Khoa học tự nhiên lớp 8, ta đã biết khi điện phân dung dịch muối copper(II) sulfate thì xuất hiện lớp kim loại đồng bám vào điện cực âm (K). Hiện tượng này được ứng dụng trong kỹ thuật mạ điện. Trong quá trình mạ điện, vật cần mạ được gắn với cực âm, kim loại mạ gắn với cực dương của nguồn điện trong bình điện phân. Chất điện phân thường là dung dịch muối kim loại để mạ (nếu mạ đồng, người ta dùng dung dịch CuSO4). Cực dương của nguồn điện sẽ hút các electron và giải phóng các ion kim loại dương, dưới tác dụng lực tĩnh điện các ion dương này sẽ di chuyển về cực âm, tại đây chúng nhận lại electron, hình thành lớp kim loại bám trên bề mặt của vật được mạ. Em hãy cho biết có thể sử dụng dòng điện xoay chiều để mạ điện được không.

image

2. Trả lời các câu hỏi ở phần Mở đầu bài học:

Hướng dẫn giải :

Vận dụng kiến thức từ hiểu biết đời sống và tìm hiểu thông tin qua sách báo, internet.

Lời giải chi tiết :

1. Việc mạ điện không thể sử dụng dòng điện xoay chiều.

2. Dòng điện dynamo là dòng điện cảm ứng điện từ, làm bóng đèn tăng giảm độ sáng liên tục.

Quá trình này có sự chuyển hóa của động năng sang điện năng.

Dụng cụ học tập

Chúng ta cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, máy tính cầm tay, các dụng cụ thí nghiệm như kính hiển vi, ống nghiệm, hóa chất,...

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Sách Giáo Khoa: Chân trời sáng tạo

- CHÂN TRỜI SÁNG TẠO là bộ sách giáo khoa hiện đại.

- Bộ sách giáo khoa CHÂN TRỜI SÁNG TẠO sẽ truyền cảm hứng để giúp các em học sinh phát triển toàn diện về tư duy, phẩm chất và năng lực, giúp người học dễ dàng vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn cuộc sống; giải quyết một cách linh hoạt, hài hoà các vấn đề giữa cá nhân và cộng đồng; nhận biết các giá trị bản thân và năng lực nghề nghiệp mà còn nuôi dưỡng lòng tự hào, tình yêu tha thiết với quê hương đất nước, mong muốn được góp sức xây dựng non sông này tươi đẹp hơn.

Đọc sách

Bạn có biết?

Môn Khoa Học Tự Nhiên là môn gì? Đây là môn học được xây dựng và phát triển dựa trên nền tảng của các môn Vật Lí, Hóa Học, Sinh Học và Khoa học Trái Đất. Có thể hiểu một cách đơn giản hơn là gộp các môn: Vật Lí, Hóa Học và Sinh Học ở chương trình THCS vào làm một.

Nguồn : Gia sư đất việt

Tâm sự Lớp 9

Lớp 9 - Năm cuối cấp trung học cơ sở, chuẩn bị cho kỳ thi quan trọng. Những áp lực sẽ lớn nhưng hãy tin tưởng vào khả năng của bản thân và nỗ lực hết mình!

- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.

Nguồn : Sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK