Một tia sáng SI đổi phương truyền khi đi từ không khí vào thủy tinh tại điểm tới I như hình vẽ.
a) Tia sáng trong thủy tinh bị lệch ra xa hay lại gần với pháp tuyến tại I? Giải thích.
b) Tính chiết suất của thủy tinh.
Vận dụng kiến thức đã học về định luật khúc xạ ánh sáng: \(\frac{{\sin i}}{{\sin r}} = {n_{21}} = const\)
- Chiết suất tỉ đối: \({n_{21}} = \frac{{{v_1}}}{{{v_2}}} = \frac{{{n_2}}}{{{n_1}}}\)
a) Tia sáng trong thủy tinh bị lệch lại gần với pháp tuyến tại I vì xảy ra hiện tượng khúc xạ ánh sánh khi ánh sáng truyền từ không khí vào thủy tinh, góc lệch của tia sáng phụ thuộc vào \(\frac{{\sin i}}{{\sin r}} = {n_{21}} = const\), chiết suất của thủy tinh lớn hơn không khí nên góc ló ra nhỏ hơn góc tới.
b) Chiết suất của thủy tinh là:
\(\begin{array}{l}\frac{{\sin i}}{{\sin r}} = {n_{21}} = const\\{n_{21}} = \frac{{\sin 42}}{{\sin 26}} = 1,53\\{n_2} = {n_{21}}.{n_1} = 1,53.1 = 1,53\end{array}\)
Có ba tia sáng màu đỏ, lục, tím chiếu đến mặt bên của một lăng kính với cùng một góc tới. Hãy vẽ các tia ló sau khi ra khỏi lăng kính.
Vận dụng kiến thức đã học về tia sáng đi qua lăng kính.
Cho một tia sáng đi qua hai môi trường không khí (chiết suất bằng 1) và kim cương (chiết suất bằng 2,419). Nêu điều kiện để xảy ra hiện tượng phản xạ toàn phần tại mặt phân cách giữa hai môi trường trên.
Vận dụng kiến thức đã học về điều kiện xảy ra phản xạ toàn phần:
+ Ánh sáng truyền từ môi trường n1 sang n2: n1 > n2.
+ Góc tới i ≥ ith với \(\sin {i_{th}} = \frac{{{n_2}}}{{{n_1}}}\)
Để xảy ra hiện tượng phản xạ toàn phần, tia sáng cần truyền từ môi trường kim cương sang môi trường không khí (2,419 > 1) và góc tới i ≥ ith
\(\begin{array}{l}\sin {i_{th}} = \frac{{{n_2}}}{{{n_1}}} = \frac{1}{{2,419}} = 0,41\\{i_{th}} = 24,{4^ \circ }\end{array}\)
Cho hai tấm bìa màu trắng và màu vàng. Đặt cả hai tấm bìa vào một phòng tối. Nếu chiếu ánh sáng màu đỏ lần lượt vào hai tấm bìa thì ta nhìn thấy chúng có màu gì?
Vận dụng kiến thức đã học về màu sắc của vật : Vật được nhìn thấy có màu nào thì phản xạ mạnh ánh sáng màu đó và hấp thụ các ánh sáng màu còn lại.
Bìa trắng sẽ có màu đỏ, bìa vàng sẽ có màu đen.
Một kính lúp có tiêu cự 5 cm.
a) Để dùng kính lúp này quan sát một vật nhỏ, ta phải đặt vật trong khoảng nào trước kính?
b) Ảnh tạo bởi kính lúp có đặc điểm gì?
Vận dụng kiến thức đã học về kính lúp:
- Kính lúp là thấu kính hội tụ, được dùng để phóng đại vật, ảnh của kính là ảnh ảo,
- Để quan sát vật bằng kính lúp, ta cần đặt kính cách vật một khoảng nhỏ hơn tiêu cự.
a) Để quan sát vật bằng kính lúp, ta cần đặt kính cách vật một khoảng nhỏ hơn 5 cm.
b) Kính lúp là thấu kính hội tụ, được dùng để phóng đại vật.
Một vật AB đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ có tiêu cự 12 cm, điểm B nằm trên trục chính và cách thấu kính 6 cm. Vẽ sơ đồ tỉ lệ tạo ảnh và xác định khoảng cách từ vật đến ảnh.
Vận dụng kiến thức đã học về cách sẽ sơ đồ tỉ lệ tạo ảnh của vật qua thấu kính hội tụ.
- Trên giấy kẻ ô, chọn tỉ lệ xích độ dài cạnh mỗi ô vuông tương ứng với 3 cm trong thực tế.
- Vẽ kí hiệu thấu kính hội tụ L, quang tâm O, trục chính ∆ và tiêu điểm F cách thấu kính 4 ô.
- Vẽ vật AB có độ cao tùy ý đặt trước thấu kính, vuông góc với trục chính, điểm B nằm trên trục chính và cách thấu kính 2 ô.
- Vẽ tia AI song song với trục chính cho tia ló đi qua F và tia AO đi qua quang tâm O truyền thẳng. Đường kéo dài của các tia ló này cắt nhau tại A.
- Từ A’ hạ đường vuông góc với trục chính tại B’. A’B’ là ảnh ảo của AB cho bởi thấu kính hội tụ.
Từ sơ đồ tỉ lệ tạo ảnh, ta kết luận:
- Khoảng cách từ vật AB đến ảnh là 2 ô, tương ứng với 6 cm.
Chúng ta cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, máy tính cầm tay, các dụng cụ thí nghiệm như kính hiển vi, ống nghiệm, hóa chất,...
- CHÂN TRỜI SÁNG TẠO là bộ sách giáo khoa hiện đại.
- Bộ sách giáo khoa CHÂN TRỜI SÁNG TẠO sẽ truyền cảm hứng để giúp các em học sinh phát triển toàn diện về tư duy, phẩm chất và năng lực, giúp người học dễ dàng vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn cuộc sống; giải quyết một cách linh hoạt, hài hoà các vấn đề giữa cá nhân và cộng đồng; nhận biết các giá trị bản thân và năng lực nghề nghiệp mà còn nuôi dưỡng lòng tự hào, tình yêu tha thiết với quê hương đất nước, mong muốn được góp sức xây dựng non sông này tươi đẹp hơn.
Môn Khoa Học Tự Nhiên là môn gì? Đây là môn học được xây dựng và phát triển dựa trên nền tảng của các môn Vật Lí, Hóa Học, Sinh Học và Khoa học Trái Đất. Có thể hiểu một cách đơn giản hơn là gộp các môn: Vật Lí, Hóa Học và Sinh Học ở chương trình THCS vào làm một.
Nguồn : Gia sư đất việtLớp 9 - Năm cuối cấp trung học cơ sở, chuẩn bị cho kỳ thi quan trọng. Những áp lực sẽ lớn nhưng hãy tin tưởng vào khả năng của bản thân và nỗ lực hết mình!
- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.
Nguồn : Sưu tậpCopyright © 2024 Giai BT SGK