Chỉ ra câu rút gọn trong đoạn trích dưới đây. Khôi phục lại các thành phần bị rút gọn và cho biết tác dụng của việc sử dụng loại câu này.
Khiết: - (cởi áo) Phải nhanh lên mới được. Cậu giúp tôi một tay. Cái áo rộng quá… Chị đưa tôi cái khăn quàng... và cá mũ trùm đầu... Thôi, thế là được rồi... Chị trông có giống không?
Lý: - Giống đấy...
(Vũ Đình Long, Gia tài)
Xác định câu rút gọn và khôi phục. Đư ra tác dụng của loại câu này
Câu rút gọn trong đoạn trích: Giống đấy...
Khôi phục lại thành phần: Chị trông có giống đấy
Tác dụng: Giúp câu văn trở nên ngắn gọn hơn, xúc tích hơn, thể hiện nhịp điệu vội vàng nhưng vẫn đảm bảo cung cấp đầy đủ thông tin bạn muốn truyền đạt đến người đọc, người nghe.
Cách #:
Câu rút gọn |
Khôi phục |
Tác dụng |
Giống đấy... |
Chị trông có giống đấy |
Giúp câu văn trở nên ngắn gọn hơn, xúc tích hơn, thể hiện nhịp điệu vội vàng nhưng vẫn đảm bảo cung cấp đầy đủ thông tin bạn muốn truyền đạt đến người đọc, người nghe. |
Xác định câu đặc biệt trong các trường hợp sau và nêu tác dụng của loại câu này trong mỗi trường hợp:
a. Ôi, Chúa ơi! Tôi thật là một lão ngốc mù quáng!
(A-thơ Cô-nan Đoi-lơ, Chiếc mũ miện dát đá be-rô)
b. Có tiếng gì trong cái hòm này... như tiếng thở ấy... Eo ơi!
(Lưu Quang Vũ, Bệnh sĩ)
c. Tôi sẽ là người thừa kế, lôi sẽ được lấy người tôi yêu! A! Anh Khiết ơi!
(Vũ Đình Long,Gia tài)
Xác định câu đặc biệt và cho biết tác dụng
a. Câu Đặc Biệt: "Ôi, Chúa ơi!”
=> Thể hiện sự ngạc nhiên, kinh ngạc và có thể là sự hối hận hoặc tự trách nhiệm. Câu này tăng cường cảm xúc và làm nổi bật tâm trạng của người nói.
b. Câu Đặc Biệt: "Eo ơi!”
=> Thể hiện sự sợ hãi hoặc bất ngờ. Câu này làm tăng cường cảm xúc và gợi mở tò mò của người nghe về sự kiện hoặc đối tượng trong hòm.
c. Câu Đặc Biệt: "A!”
=> Thể hiện sự phấn khích và hứng thú. Câu này làm nổi bật niềm vui và sự kì vọng của người nói.
Cách #:
Câu |
Câu đặc biệt |
Tác dụng |
a |
"Ôi, Chúa ơi!” |
Thể hiện sự ngạc nhiên, kinh ngạc và có thể là sự hối hận hoặc tự trách nhiệm. Câu này tăng cường cảm xúc và làm nổi bật tâm trạng của người nói. |
b |
"Eo ơi!” |
Thể hiện sự sợ hãi hoặc bất ngờ. Câu này làm tăng cường cảm xúc và gợi mở tò mò của người nghe về sự kiện hoặc đối tượng trong hòm. |
c |
"A!” |
Thể hiện sự phấn khích và hứng thú. Câu này làm nổi bật niềm vui và sự kì vọng của người nói. |
Tìm câu rút gọn và câu đặc biệt có trong các trường hợp sau. Chỉ ra dấu hiệu để phân biệt hai loại câu này.
a. “... Cháu gái tôi, con bé Me-ry, nó đã bỏ tôi mà đi”.
“Bỏ rơi ông?“.
(A-thơ Cô-nan Đoi-lơ, Chiếc mũ miện dát đá be-rô)
b. Lý:- (ngã xuống như là ngất đi) Chao ôi!
Khiết: - Cháu đỡ lấy nó. Và để thưởng công cho thị Lý, vì thị đã chăm nom, nâng đỡ tôi, tôi để lại cho thị…
Lý: - (vờ khóc) Trời ơi! Ông tôi tử tế quá, mà Trời Phật không để cho sống mãi!
Khiết: - Hai trăm ngàn đồng tiền mặt (Lý vờ như cảm động, chấm nước mắt).
(Vũ Đình Long, Gia tài)
Tìm các câu đặc biệt, chỉ ra dấu hiệu
a. Câu Rút Gọn: "Bỏ rơi ông?”
Dấu hiệu phân biệt: có thể khôi phục lại thành phần rút gọn: Me-ry bỏ rơi ông?
b. Câu đặc biệt: “Chao ôi!”, “Trời ơi!”
Dấu hiệu phân biệt: câu không có cấu tạo theo mô hình chủ ngữ và vị ngữ.
Cách #:
a.
Câu rút gọn |
Dấu hiệu phân biệt |
"Bỏ rơi ông?” |
có thể khôi phục lại thành phần rút gọn: Me-ry bỏ rơi ông? |
b.
Câu đặc biệt |
Dấu hiệu phân biệt |
“Chao ôi!”, “Trời ơi!” |
câu không có cấu tạo theo mô hình chủ ngữ và vị ngữ |
Xác định chức năng của các thành phần được in đậm trong các câu sau. Các thành phần này có thể được tách ra tạo thành câu đặc biệt không? Vì sao?
a. Á, à, tôi biết rồi.
(Sác-lơ Uy-li-am, Đêm Chủ nhật dài)
b. Hình như cô đã chờ sẵn đâu đó ở phòng bên.
(Sác-lơ Uy-li-am, Đêm Chủ nhật dài)
Sử dụng tri thức ngữ Văn để thực hiện
a. "Á, à” là thán từ thể hiện sự hiểu ra hoặc bật ngộ sau khi nghe một thông tin nào đó.
Thành phần này có thể tách ra làm 1 câu đặc biệt, bởi thành phần sau đã biểu thị đủ ý của câu muốn nói.
b. Hình như: Chức năng; phó từ
Không thể tách ra tạo thành câu đặc biệt vì phó từ thể hiện sự nghi ngờ, không chắc chắn, không thể đứng độc lập.
Cách #:
Câu |
Từ in đậm |
Chức năng |
Có thể tách ra tạo thành câu đặc biệt không? |
a |
"Á, à” |
thán từ thể hiện sự hiểu ra hoặc bật ngộ sau khi nghe một thông tin nào đó |
Thành phần này có thể tách ra làm 1 câu đặc biệt, bởi thành phần sau đã biểu thị đủ ý của câu muốn nói. |
b |
Hình như |
phó từ |
Không thể tách ra tạo thành câu đặc biệt vì phó từ thể hiện sự nghi ngờ, không chắc chắn, không thể đứng độc lập. |
Đọc đoạn hội thoại sau và trả lời câu hồi:
Cô giáo: Hôm qua, chúng ta học đến phần nào rồi nhỉ?
Nam: Tri thức Ngữ văn.
a. Theo em, câu trả lời của Nam trong tình huống trên có phù hợp không? Vì sao?
b. Với câu hỏi của cô giáo, chúng ta có thể có những câu trả lời nào khác câu trả lời của Nam?
Đọc hiểu ngữ liệu để thực hiện câu hỏi
a. Theo em câu trả lời của Nam trong tình huống trên không phù hợp bởi Nam trả lời không lịch sự với cô giáo là bề trên, người lớn tuổi hơn Nam
b. Với câu hỏi của cô giáo, chúng ta có thể trả lời:
- Thưa cô, hôm qua chúng ta học đến phần Tri thức Ngữ văn ạ.
- Dạ chúng ta đã học đến phần Tri thức Ngữ văn rồi ạ.
Cách #:
a. Theo em là không phù hợp bởi Nam trả lời không lịch sự với cô giáo.
b. Chúng ta có thể trả lời:
- Thưa cô, hôm qua chúng ta học đến phần Tri thức Ngữ văn ạ.
- Dạ chúng ta đã học đến phần Tri thức Ngữ văn rồi ạ.
Viết một đoạn hội thoại (khoảng năm đến sáu câu), trong đó có sử dụng ít nhất một câu đặc biệt và một câu rút gọn. Xác định các loại câu này và nêu tác dụng của chúng.
Ứng dụng kiến thức tiếng Việt đã học để thực hiện
Đoạn hội thoại:
Minh: "Trời ơi, muộn thế này rồi! Sao bạn còn chưa đi học?”
Lan: "Tại xe tôi bị hỏng dọc đường nên phải dắt bộ đến đây. Mệt muốn chết!”
Minh: "Thế à? Sao không gọi điện thoại cho tôi? Tôi đến đón bạn.”
Lan: "À, quên mất! Lần sau nhớ nhé.”
Minh: "Ừ, được rồi. Nhanh vào lớp đi, kẻo trễ giờ!”
Lan: "Ok, đi đây!”
Phân tích:
- Câu đặc biệt: "Trời ơi, muộn thế này rồi!”
Tác dụng: Bộc lộ cảm xúc ngạc nhiên, lo lắng của Minh khi thấy Lan đến muộn.
- Câu rút gọn: "Mệt muốn chết!”
Tác dụng: Nhấn mạnh mức độ mệt mỏi của Lan, giúp câu văn ngắn gọn, súc tích hơn
Cách #:
Mẹ: Con ơi, sắp đến Tết rồi, con muốn về quê thăm ông bà không?
Con: Dạ muốn ạ! Con nhớ ông bà và các bạn ở quê nhiều.
Mẹ: Tốt rồi! Hôm qua, mẹ đã gọi điện hỏi thăm ông bà rồi. Ông bà khỏe mạnh và cũng mong được gặp con.
Con: (Vui mừng) Thật ạ! Con sẽ cố gắng học tập tốt để về quê vui Tết cùng ông bà.
Mẹ: (Mỉm cười) Con ngoan lắm!
Câu đặc biệt: "Tốt rồi!”, “Thật ạ!”
Tác dụng: Thể hiện sự đồng ý của mẹ và sự vui mừng của con.
Câu rút gọn: "Dạ muốn ạ!”
Tác dụng: Làm cho câu ngắn gọn, súc tích, nhấn mạnh sự mong chờ của con về quê.
Học Văn cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, sách tham khảo về các tác phẩm văn học và từ điển.
- CHÂN TRỜI SÁNG TẠO là bộ sách giáo khoa hiện đại.
- Bộ sách giáo khoa CHÂN TRỜI SÁNG TẠO sẽ truyền cảm hứng để giúp các em học sinh phát triển toàn diện về tư duy, phẩm chất và năng lực, giúp người học dễ dàng vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn cuộc sống; giải quyết một cách linh hoạt, hài hoà các vấn đề giữa cá nhân và cộng đồng; nhận biết các giá trị bản thân và năng lực nghề nghiệp mà còn nuôi dưỡng lòng tự hào, tình yêu tha thiết với quê hương đất nước, mong muốn được góp sức xây dựng non sông này tươi đẹp hơn.
Ngữ văn là môn học khai phá vẻ đẹp của ngôn ngữ và văn học, giúp chúng ta hiểu sâu sắc hơn về văn hóa, lịch sử và tâm hồn con người qua từng tác phẩm văn chương và các hiện tượng ngôn ngữ học.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 9 - Năm cuối cấp trung học cơ sở, chuẩn bị cho kỳ thi quan trọng. Những áp lực sẽ lớn nhưng hãy tin tưởng vào khả năng của bản thân và nỗ lực hết mình!
- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.
Nguồn : Sưu tậpCopyright © 2024 Giai BT SGK