Xác định lời dẫn và cách dẫn trong trường hợp sau:
Thành nghĩ: “Nuôi vật hèn kém cuối cùng cũng vô dụng, chi bằng đem chọi lấy một tiếng cười”.
( Bồ Tùng Linh, Dế chọi)
Xác định lời dẫn và cách dẫn trong ví dụ trên
- Lời dẫn: Nuôi vật hèn kém cuối cùng cũng vô dụng, chi bằng đem chọi lấy một tiếng cười
- Cách dẫn: dẫn trực tiếp - trích dẫn nguyên văn lời nói của nhân vật
Cách #:
Lời dẫn trực tiếp, lời nói của Thành: Nuôi vật hèn kém cuối cùng cũng vô dụng, chi bằng đem chọi lấy một tiếng cười.
Đọc đoạn thoại sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Thợ phụ - Bẩm cụ lớn, anh em chúng tôi đội ơn cụ lớn lắm lắm.
Ông Giuốc-đanh - “Cụ lớn”, ồ, ồ, cụ lớn! Chú mày thong thả tí đã, Cái tiếng “cụ lớn” đáng thưởng lắm. “Cụ lớn” không phải là một tiếng tầm thường đâu nhé. Này, cụ lớn thưởng cho các chú đây.
(Mô-li-e, Trưởng giả học làm sang)
a. Trong lời thoại của ông Giuốc-đanh, cụm từ cụ lớn được sử dụng mấy lần? Trong những lần ấy, lần nào là lời dẫn và dẫn theo cách nào? Căn cứ vào đâu để em khẳng định điều đó?
b. Cách ông Giuốc-đanh sử dụng cụm từ cụ lớn như vậy cho thấy điều gì trong tâm lí, tính cách của ông ta?
c. Dựa vào đoạn thoại trên, hãy viết một đoạn văn tự sự dẫn trực tiếp lời nói của nhân vật thợ phụ và ông Giuốc-đanh.
Sử dụng kiến thức tiếng Việt để thực hành
a.
- Trong lời thoại của ông Giuốc-đanh, cụm từ cụ lớn được sử dụng 4 lần.
- Đó là lời dẫn gián tiếp, lời dẫn đó không được nằm trong dấu ngoặc kép, chuyển thành lời dẫn gián tiếp.
b. Cách ông Giuốc-đanh sử dụng cụm từ cụ lớn như vậy cho thấy ông là người ngu dốt, hám danh, que kệch, cả tin một cách mù quáng. Bị mọi người lợi dụng mà không biết. Còn tay thợ phụ thì ranh mãnh, khéo nịnh hót để moi tiền.
c. Đoạn văn tự sự dẫn trực tiếp lời nói của nhân vật thợ phụ và ông Giuốc-đanh:
Thợ phụ: “Bẩm cụ lớn, anh em chúng tôi đội ơn cụ lớn lắm lắm”.
Ông Giuốc-đanh: “Cụ lớn”, ồ, ồ, cụ lớn! Chú mày thong thả tí đã, Cái tiếng “cụ lớn” đáng thưởng lắm. “Cụ lớn” không phải là một tiếng tầm thường đâu nhé. Này, cụ lớn thưởng cho các chú đây”.
Cách #:
a. Trong lời thoại của ông Giuốc-đanh, cụm từ cụ lớn được sử dụng 6 lần.
Trong những lần ấy, lần 3,4,5 là lời dẫn trực tiếp, qua lời nhắc của ông Giuốc-đanh, cụm từ đó được đặt trong dấu ngoặc kép.
b. Người thợ phụ lại đáp trả bằng cách gọi ông là cụ lớn khiến ông Giuốc-đanh sung sướng, thỏa mãn và ban thưởng cho chúng. Chi tiết này đã thể hiện thói ham hư vinh, danh vọng của ông Giuốc-đanh. Qua đó, có thể thấy, tác giả đã sử dụng trào phúng để chỉ trích những hành vi kiêu căng và khoe khoang của ông Giuốc-đanh.
c.
- Đoạn văn:
Sang cảnh sau của lớp kịch, tính cách trưởng giả học đòi làm sang của ông Giuốc-đanh tiếp tục được bộc lộ. Lần này đến lượt tay thợ phụ lợi dụng ông ta. Nếu anh này cứ gọi ông Giuốc-đanh như thông thường (ông hoặc ngài) thì đã không có chuyện gì xảy ra (và chắc cũng không được tiền uống rượu). Đằng này lại xưng tôn là “ông lớn”, lại đúng vào lúc ông đang mặc lễ phục và say sưa với cảm giác trở thành quý phái. Thế là y được thưởng vì tiếng “ông lớn” sang trọng ấy. Tay thợ phụ ranh ma này nắm thóp được ông Giuốc-đanh thì liên tiếp tung ra những câu nịnh hót để moi tiền. Và y đã rất thành công. Những tiếng “cụ lớn”, rồi “đức ông” đều đem lại cho y tiền thưởng. Không phải ông Giuốc-đanh không nghĩ gì đến túi tiền của mình (Nó như thế là phải chăng, nếu không ta không mất tong cả tiền cho nó thôi) mà là tại vì cái mộng quý phái còn lớn hơn cả sự tiếc tiền! Như vậy cũng đủ thấy tính cách học đòi làm sang của ông Giuốc-đanh mạnh đến mức nào.
- Chú thích: trích dẫn trực tiếp trong đoạn văn là: “ông lớn”, “cụ lớn”, “đức ông”.
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Chàng bèn theo lời, lập một đàn tràng ba ngày đêm ở bến Hoàng Giang. Rồi quả thấy Vũ Nương ngồi trên một chiếc kiệu hoa đứng ở giữa dòng, theo sau có đến năm mươi chiếc xe cờ tán, võng lọng, rực rỡ đầy sông, lúc ẩn, lúc hiện.
Chàng vội gọi, nàng vẫn ở giữa dòng mà nói vọng vào:
- Thiếp cảm ơn đức của Linh Phi, đã thề sống chết cũng không bỏ. Đa tạ tình chàng, thiếp chẳng trở về nhân gian được nữa.
Rồi trong chốc lát, bóng nàng loang loáng mờ nhạt dẫn mà biến đi mất.
(Nguyễn Dữ, Chuyện người con gái Nam Xương)
a. Xác định lời nói của nhân vật Vũ Nương trong đoạn trích trên. Chỉ ra cách Nguyễn Dữ đã sử dụng để dẫn lời nói của nhân vật và nêu tác dụng của lời dẫn trong đoạn trích.
b. Thuật lại lời nói của nhân vật Vũ Nương theo cách dẫn gián tiếp.
c. Chỉ ra điểm khác biệt giữa lời nói của nhân vật Vũ Nương trong đoạn trích trên và phần thuật lại của em.
Sử dụng kiến thức tiếng Việt để thực hành
a.
- Lời nói của nhân vật Vũ Nương trong đoạn trích trên: “Thiếp cảm ơn đức của Linh Phi, đã thề sống chết cũng không bỏ. Đa tạ tình chàng, thiếp chẳng trở về nhân gian được nữa”.
- Nguyễn Dữ trích dẫn lời nói của nhân vật là cách trích trực tiếp.
- Tác dụng: Vũ Nương trực tiếp bộc lộ lòng mình sẽ có sức thuyết phục hơn nếu tác giả dẫn gián tiếp.
b. Lời nói của nhân vật Vũ Nương theo cách dẫn gián tiếp:
Chàng vội gọi, nàng vẫn ở giữa dòng mà nói vọng vào, nói rằng: cảm ơn đức của Linh Phi, đã thề sống chết cũng không bỏ. Đa tạ tình chàng, Vũ Nương chẳng trở về nhân gian được nữa.
c. Điểm khác biệt: phần dẫn gián tiếp thuật lại và được điều chỉnh cho thích hợp nhưng không đặt trong dấu ngoặc kép.
Cách #:
a. - Lời dẫn trực tiếp: Thiếp cảm ơn đức của Linh Phi, đã thề sống chết không bỏ. Đa tạ tình chàng, thiếp chẳng thể trở về nhân gian được nữa.
- Tác dụng: Vũ Nương là người có thái độ trân trọng tình nghĩa, biết ơn với người đã giúp mình chính là Linh Phi. Nàng còn là người có tấm lòng lòng vị tha, bao dung, nhân hậu, không oán trách mà hiểu cho lỗi lầm, nhận sự tạ lỗi ân hận của Trương Sinh.
b. Thuật lại lời nói của Vũ Nương theo cách dẫn gián tiếp: Vũ Nương cảm ơn đức của Linh Phi, đã thề sống chết không bỏ. Nàng đa tạ tình Trương Sinh, nàng chẳng thể trở về nhân gian được nữa.
c. Điểm khác biệt giữa lời nói của Vũ Nương và nội dung em thuật lại:
- Lời dẫn trực tiếp: giúp đưa người đọc hoặc người nghe đến gần hơn với người nói, tạo ra một cảm giác sống động và chân thật về nội dung được truyền tải. Thay vì chỉ nghe về ý kiến của người nói, lời dẫn trực tiếp cho phép người đọc hoặc người nghe trải nghiệm trực tiếp cảm xúc, giọng điệu và phong cách của người nói.
- Lời dẫn gián tiếp: tái hiện lại ý kiến một cách tự nhiên và sáng tạo.
Học Văn cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, sách tham khảo về các tác phẩm văn học và từ điển.
- CHÂN TRỜI SÁNG TẠO là bộ sách giáo khoa hiện đại.
- Bộ sách giáo khoa CHÂN TRỜI SÁNG TẠO sẽ truyền cảm hứng để giúp các em học sinh phát triển toàn diện về tư duy, phẩm chất và năng lực, giúp người học dễ dàng vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn cuộc sống; giải quyết một cách linh hoạt, hài hoà các vấn đề giữa cá nhân và cộng đồng; nhận biết các giá trị bản thân và năng lực nghề nghiệp mà còn nuôi dưỡng lòng tự hào, tình yêu tha thiết với quê hương đất nước, mong muốn được góp sức xây dựng non sông này tươi đẹp hơn.
Ngữ văn là môn học khai phá vẻ đẹp của ngôn ngữ và văn học, giúp chúng ta hiểu sâu sắc hơn về văn hóa, lịch sử và tâm hồn con người qua từng tác phẩm văn chương và các hiện tượng ngôn ngữ học.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 9 - Năm cuối cấp trung học cơ sở, chuẩn bị cho kỳ thi quan trọng. Những áp lực sẽ lớn nhưng hãy tin tưởng vào khả năng của bản thân và nỗ lực hết mình!
- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.
Nguồn : Sưu tậpCopyright © 2024 Giai BT SGK