Đọc thông tin và quan sát các hình từ 2 đến 4, em hãy:
- Kể tên và xác định vị trí các di sản thế giới ở vùng Duyên hải miền Trung
- Nêu những nét nổi bật của di sản văn hoá thế giới ở vùng Duyên hải miền Trung: số lượng, địa bàn phân bố, loại hình di sản,...
- Yêu cầu số 1: Các di sản thế giới ở vùng Duyên hải miền Trung
+ Thành nhà Hồ ở Thanh Hóa.
+ Quần thể di tích Cố đô Huế ở Thừa Thiên Huế.
+ Khu di tích Thánh địa Mỹ Sơn và phố cổ Hội An ở Quảng Nam.
+ Ca trù ở Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình.
+ Dân ca Ví, Dặm ở Nghệ An và Hà Tĩnh.
+ Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt, phân bố ở các tỉnh: Nghệ An, Hà Tĩnh, Thừa Thiên Huế.
+ Nghệ thuật bài chòi Trung Bộ Việt Nam, phân bố ở: Thừa Thiên Huế.
+ Đờn ca tài tử Nam Bộ, phân bố ở các tỉnh: Ninh Thuận, Bình Thuận.
+ Nhã nhạc cung đình Huế phân bố ở Thừa Thiên Huế.
- Yêu cầu số 2: Những nét nổi bật của di sản văn hoá thế giới ở vùng Duyên hải miền Trung :
+ Tính đến năm 2020, vùng Duyên hải miền Trung đã có khoảng 10 di sản thế giới được UNESCO ghi danh.
+ Các di sản văn hóa này được phân bố ở hầu hết các tỉnh thuộc khu vực Duyên hải miền Trung; trong đó: Nghệ An, Thừa Thiên Huế và Quảng Nam là những nơi tập trung nhiều di sản văn hóa nhất.
+ Loại hình di sản ở vùng Duyên hải miền Trung rất đa dạng, bao gồm cả: di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa phi vật thể.
Chúng ta cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, bản đồ, quả địa cầu và sách tham khảo về lịch sử và địa lý.
- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn cho tất cả học sinh phổ thông trên mọi miền của đất nước, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có đối với người công dân Việt Nam trong thế kỉ XXI. Với thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bộ SGK này được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, nhưng kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”, bảo đảm: 1) phù hợp với người học; 2) cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa và thực tiễn Việt Nam; 3) giúp người học vận dụng để giải quyết những vấn đề của đời sống: đời sống cá nhân và xã hội, đời sống tinh thần (đạo đức, giá trị nhân văn) và vật chất (kĩ năng, nghề nghiệp).
Lịch sử và Địa lí là môn học bắt buộc, được dạy học từ lớp 6 đến lớp 9. Môn học gồm các nội dung giáo dục lịch sử, địa lí và một số chủ đề liên môn, đồng thời lồng ghép, tích hợp kiến thức ở mức độ đơn giản về kinh tế, văn hoá, khoa học, tôn giáo,...
Nguồn : Bộ giáo dục và đào tạoLớp 3 - Những áp lực học tập bắt đầu hình thành, nhưng tuổi này vẫn là tuổi ăn, tuổi chơi. Hãy cân bằng giữa việc học và giải trí để có những kỷ niệm đẹp trong tuổi thơ.
- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.
Nguồn : Sưu tậpCopyright © 2024 Giai BT SGK