Trang chủ Lớp 8 SBT Văn 8 - Chân trời sáng tạo Bài 9: Âm vang của lịch sử Tiếng Việt trang 59 SBT Văn 8 tập 2- Chân trời sáng tạo: Trong đoạn trích trên có cuộc thoại giữa ai với ai? b...

Tiếng Việt trang 59 SBT Văn 8 tập 2- Chân trời sáng tạo: Trong đoạn trích trên có cuộc thoại giữa ai với ai? b...

Giải Câu 1, 2, 3, 4, 5 Giải Tiếng Việt trang 59 sách bài tập Ngữ văn 8 tập 2- Chân trời sáng tạo. Tìm các câu kế, câu hỏi, câu cảm, câu khiến được dùng trong văn bản Lá cờ thêu sáu chữ vàng (trích Chương XVIII); chỉ ra dấu hiệu giúp em nhận biết các kiểu câu đó...

Câu hỏi:

Câu 1

Tìm các câu kế, câu hỏi, câu cảm, câu khiến được dùng trong văn bản Lá cờ thêu sáu chữ vàng (trích Chương XVIII); chỉ ra dấu hiệu giúp em nhận biết các kiểu câu đó.

Hướng dẫn giải :

Đọc lại văn bản Lá cờ thêu sáu chữ vàng (trích Chương XVIII) để phân tích và chỉ ra được một số câu kế, câu hỏi, câu cảm, câu khiến đồng thời đưa ra được dấu hiệu nhận biết.

Lời giải chi tiết :

- Câu kể: Người mẹ ứa nước mắt vì sung sướng.

­Dấu hiệu: kết thúc bằng dấu chấm, nội dung kể.

- Câu hỏi: Từ đây lên tới Thăng Long còn bao lâu nữa?

Dấu hiệu: từ ngữ thường dùng trong câu hỏi (bao lâu), kết thúc bằng dấu chấm hỏi, nội dung hỏi.

- Câu cảm: Đến gần lắm rồi! Chữ đẹp mà người thêu cũng khéo.

Dấu hiệu: từ ngữ thường dùng trong câu cảm (lắm), thường kết thúc bằng dấu chấm than, nội dung biểu cảm.

- Câu khiến: Khoan đã. Hãy xem Nguyễn Khoái bắn Toa Đô đây này.

Dấu hiệu: từ ngữ thường dùng trong câu khiến (hãy), nội dung cầu khiến.


Câu hỏi:

Câu 2

Đọc đoạn văn sau và thực hiện yêu cầu bên dưới.

a. Trong đoạn trích trên có cuộc thoại giữa ai với ai?

b. Nhận xét về tỉ lệ mỗi kiểu câu được sử dụng trong cuộc thoại và giải thích tác dụng của cách sử dụng lời thoại như vậy.

Hướng dẫn giải :

Xác định từ khóa của các câu hỏi kết hợp cùng việc phân tích hình ảnh, chi tiết văn bản để có thể hoàn thiện những yêu cầu mà đề bài đưa ra.

Lời giải chi tiết :

a. Trong đoạn trích có cuộc thoại giữa “người tướng già” và Hoài Văn Hầu Trần Quốc Toản.

b. Trong cuộc thoại, kiểu câu khiến chiếm tỉ lệ sử dụng nhiều hơn các kiểu câu khác.

Ví dụ:

(1) Vương tử đừng lắng đắng vì tôi nữa.

(2) Đi mà đuổi Toa Đô không nó chạy mất.

(3) Vương tử không nên theo thói thường tình.

(4) Đi đi, mặc tôi ở đây.

(5) Đi mà lấy đầu Toa Đô!

Lý do: Tình huống chiến đấu cấp bách, cơ hội “phá cường địch báo hoàng ân” hiếm có đối với đội quân của Hoài Văn Hầu Trần Quốc Toản đòi hỏi người tướng già phải liên tục giục giã.

Tác dụng: Các lượt thoại thể hiện lời cầu khẩn thiết tha, đồng thời cũng là mệnh lệnh chiến đấu khẩn cấp đối với Hoài Văn Hầu Trần Quốc Toản; làm nổi bật tình huống và tính cách của các nhân vật (tình nghĩa/ can đảm quên mình).


Câu hỏi:

Câu 3

Cho câu sau:

Hoài đọc truyện "Lá cờ thêu sáu chữ vàng”.

Hãy thêm bớt từ ngữ cho câu trên để tạo thành câu hỏi, câu cảm, câu khiến.

Hướng dẫn giải :

Dựa vào những kiến thức đã được tích lũy để thêm bớt từ ngữ phù hợp cho câu theo từng mục đích khác nhau.

Lời giải chi tiết :

- Câu hỏi: Hoài đọc truyện “Lá cờ thêu sáu chữ vàng” rồi phải không?

- Câu cảm: Hoài thích đọc truyện “Lá cờ thêu sáu chữ vàng” lắm!

- Câu khiến: Hoài hãy đọc truyện “Lá cờ thêu sáu chữ vàng” đi.


Câu hỏi:

Câu 4

Cho đoạn văn sau:

a. Xác định câu khẳng định, câu phủ định được dùng trong đoạn văn trên.

b. Nêu tác dụng của câu khẳng định và câu phủ định trong đoạn văn trên.

Hướng dẫn giải :

Xác định từ khóa của các câu hỏi kết hợp cùng việc phân tích hình ảnh, chi tiết văn bản để có thể hoàn thiện những yêu cầu mà đề bài đưa ra.

Lời giải chi tiết :

a. - Câu khẳng định: Phu nhân chỉ thấy loa lóa một lá cờ đỏ.

Dấu hiệu nhận biết: Nội dung khẳng định; không có sự xuất hiện của các từ ngữ phủ định.

- Câu phủ định: Người mẹ không nói nên lời; Người mẹ chạy đến đứt hơi mà không sao đuổi kịp được lá cờ.

Dấu hiệu nhận biết: Nội dung phủ định; từ ngữ thường dùng trong câu phủ định (không, không sao).

b. Tác dụng: Câu khẳng định được sử dụng kết hợp với câu phủ định trong đoạn văn giúp thể hiện đúng trạng thái tinh thần choáng ngợp của phu nhân (mẹ của Hoài Văn Hầu) khi bất ngờ được trông thấy đoàn quân chiến thắng của con mình, nhưng chỉ trong chốc lát, họ đã đi xa, tiếp tục tìm giặc mà đánh.


Câu hỏi:

Câu 5

Dùng danh từ “Hoài Văn Hầu” hoặc “Toa Đô” để đặt câu dưới hai hình thức: câu khẳng định và câu phủ định.

Hướng dẫn giải :

Dùng danh từ “Hoài Văn Hầu” hoặc “Toa Đô” để có thể tạo ra câu khẳng định và câu phủ định theo những kĩ năng kiến thức mà mình đã được học.

Lời giải chi tiết :

-Hoài Văn Hầu tin rằng chàng nhất định lập được những chiến công vang dội (câu khẳng định).

- Toa Đô đã không thể chạy thoát thân (câu phủ định).

Dụng cụ học tập

Học Văn cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, sách tham khảo về các tác phẩm văn học và từ điển.

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Sách Giáo Khoa: Chân trời sáng tạo

- CHÂN TRỜI SÁNG TẠO là bộ sách giáo khoa hiện đại.

- Bộ sách giáo khoa CHÂN TRỜI SÁNG TẠO sẽ truyền cảm hứng để giúp các em học sinh phát triển toàn diện về tư duy, phẩm chất và năng lực, giúp người học dễ dàng vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn cuộc sống; giải quyết một cách linh hoạt, hài hoà các vấn đề giữa cá nhân và cộng đồng; nhận biết các giá trị bản thân và năng lực nghề nghiệp mà còn nuôi dưỡng lòng tự hào, tình yêu tha thiết với quê hương đất nước, mong muốn được góp sức xây dựng non sông này tươi đẹp hơn.

Đọc sách

Bạn có biết?

Ngữ văn là môn học khai phá vẻ đẹp của ngôn ngữ và văn học, giúp chúng ta hiểu sâu sắc hơn về văn hóa, lịch sử và tâm hồn con người qua từng tác phẩm văn chương và các hiện tượng ngôn ngữ học.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự Lớp 8

Lớp 8 - Năm học đầy thách thức với những bài học khó hơn. Đừng lo lắng, hãy chăm chỉ học tập và luôn giữ tinh thần lạc quan!

- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.

Nguồn : Sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK