Nếu nhìn các đồ vật đơn giản ở Hình 2.1 theo các hướng khác nhau, ta sẽ thấy chúng có hình dạng như thế nào?
Quan sát hình 2.1 để xác định các đồ vật theo các hướng khác nhau.
Nếu nhìn các đồ vật đơn giản ở Hình 2.1 theo các hướng khác nhau, ta sẽ thấy chúng có hình dạng khác với ban đầu.
Giữa hình chiếu và vật thể ở Hình 2.2 có mối quan hệ với nhau như thế nào?
Quan sát hình 2.2 để xác định hình chiếu từ vật thể như thế nào?
Hình chiếu trên là kết quả khi ta chiếu vật thể lên mặt phẳng chiếu.
Nhận xét đặc điểm của các tia chiếu trong mỗi trường hợp ở Hình 2.3.
Quan sát hình 2.3 và nội dung bài học để nêu đặc điểm của các tia chiếu.
- Hình 2.3a: phép chiếu vuông góc: các tia chiếu vuông góc với mặt phẳng chiếu
- Hình 2.3b: phép chiếu song song: các tia chiếu song song với nhau
- Hình 2.3c: phép chiếu xuyên tâm: các tia chiếu đồng quy tại 1 điểm
Quan sát Hình 2.4 và liệt kê các cặp mặt phẳng vuông góc với nhau
Quan sát hình 2.4 kể tên các mặt phẳng vuông góc với nhau
Các cặp mặt phẳng vuông góc với nhau:
- MPHC đứng và MPHC bằng
- MPHC bằng và MPHC cạnh
- MPHC cạnh và MPHC đứng
Nhận xét vị trí của vật thể so với mỗi MPHC và người quan sát trong Hình 2.4
Quan sát hình 2.4 và nhận xét
Nhận xét vị trí của vật thể so với mỗi MPHC và người quan sát trong Hình 2.4:
* Với MPHC:
- MPHC đứng: vật thể nằm trước
- MPHC bằng: vật thể nằm trên
- MPHC cạnh: vật thể ở bên trái
* Với người quan sát: nhìn theo hướng từ trước, từ trên, từ trái sang.
Hình biểu diễn trên các MPHC (Hình 2.4) thể hiện các phần nào của vật thể?
Quan sát hình 2.4 các mặt phẳng hình chiếu thể hiện các kích thước nào của vật thể.
- Trên MPHC đứng thể hiện chiều dài, cao của vật thể
- Trên PMHC bằng thể hiện chiều dài, rộng của vật thể
- Trên MPHC cạnh thể hiện chiều rộng, cao của vật thể
Hãy nhận xét vị trí các MPHC bằng và MPHC cạnh so với MPHC đứng ở Hình 2.5b.
Dựa vào hình 2.5 để xác định vị trí của các hình chiếu.
Vị trí các MPHC bằng và MPHC cạnh so với MPHC đứng ở Hình 2.5b:
- MPHC bằng nằm phía dưới MPHC đứng
- MPHC cạnh nằm bên phải MPHC đứng
Các hình chiếu (Hình 2.6) có mối quan hệ với nhau như thế nào?
Từ vị trí các hình chiếu ở hình 2.6 để xác định mối quan hệ giữa các hình chiếu.
Mối quan hệ giữa các hình chiếu:
- Hình chiếu bằng B đặt dưới hình chiếu đứng A
- Hình chiếu cạnh C đặt bên phải hình chiếu đứng A
Hãy cho biết khối đa diện trong mỗi trường hợp ở Hình 2.7 được bao bởi các hình gì?
Quan sát hình 2.7 để xác định các mặt của các khối đa diện
- Hình 2.7a: gồm hình chữ nhật và hình vuông
- Hình 2.7b: gồm hình chữ nhật và tam giác đều
- Hình 2.7c: gồm tam giác cân và hình vuông
Các hình chiếu của khối đa diện (Hình 2.8) có hình dạng và kích thước như thế nào?
Dựa vào hình 2.4 để xác định các hình dạng của các hình chiếu khối hộp chữ nhật
- Hình chiếu đứng: là hình chữ nhật, kích thước các chiều là a, b
- Hình chiếu bằng: là hình chữ nhật, kích thước các cạnh là a, h
- Hình chiếu cạnh: là hình chữ nhật, kích thước các cạnh là b, h
Hãy nhận xét hình dạng của hình phẳng (đường gạch chéo) ở mỗi trường hợp trong Hình 2.9
Quan sát hình 2.9 để xác định các hình dạng phẳng (đường gạch chéo)
- Hình 2.9a: hình phẳng là hình chữ nhật
- Hình 2.9b: hình phẳng là tam giác vuông
- Hình 2.9c: hình phẳng là cung tròn.
Hãy kể tên một số vật dụng có dạng khối tròn xoay trong đời sống.
Quan sát các đồ vật trong nhà kể tên các đồ vật có hình dạng là khối tròn xoay.
Một số vật dụng có dạng khối tròn xoay trong đời sống: hộp sữa, lon bia, hòm thóc, …
Quan sát Hình 2.10 và nhận xét hình dạng các hình chiếu của khối tròn xoay
Xác định các hình dạng và kích thước của khối trụ trên hình 2.10
Hình dạng các hình chiếu của khối tròn xoay:
- Hình chiếu đứng và hình chiếu cạnh là hình chữ nhật
- Hình chiếu bằng là hình tròn
Cho hình chóp đều đáy vuông có chiều cao h = 60 mm, chiều dài cạnh đáy a = 40 mm (Hình 2.13). Hãy vẽ và ghi kích thước hình chiếu đứng và hình chiếu cạnh mới sau khi đặt mặt đáy của hình chóp đáy vuông này song song với mặt phẳng chiếu cạnh (tỉ lệ 1:1)
Quan sát các mặt của hình chóp ở hình 2.13 để xác định các hình chiếu đứng, bằng cạnh
Vẽ và ghi kích thước các hình chiếu của vật thể đơn giản ở Hình 2.14 (tỉ lệ 1:1)
Xác định các hình dạng của các hình chiếu vuông góc của vật thể hình 2.14 và vẽ, sắp xếp cho đúng vị trị
Hãy vẽ các hình chiếu của vòng đệm phẳng (Hình 2.15) có kích thước như sau:
- Đường kích trong của vòng đệm: Ø34 mm
- Đường kính ngoài của vòng đệm: Ø60 mm.
- Bề dày của vòng đệm: 5 mm
Vẽ hình chiếu của vật thể hình 2.15 theo yêu cầu của đề bài.
Học Công nghệ cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì và các dụng cụ làm mô hình, thí nghiệm như kéo, băng keo, giấy màu,...
- CHÂN TRỜI SÁNG TẠO là bộ sách giáo khoa hiện đại.
- Bộ sách giáo khoa CHÂN TRỜI SÁNG TẠO sẽ truyền cảm hứng để giúp các em học sinh phát triển toàn diện về tư duy, phẩm chất và năng lực, giúp người học dễ dàng vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn cuộc sống; giải quyết một cách linh hoạt, hài hoà các vấn đề giữa cá nhân và cộng đồng; nhận biết các giá trị bản thân và năng lực nghề nghiệp mà còn nuôi dưỡng lòng tự hào, tình yêu tha thiết với quê hương đất nước, mong muốn được góp sức xây dựng non sông này tươi đẹp hơn.
Công nghệ là sự phát triển và ứng dụng các công cụ, máy móc và kỹ thuật để giải quyết các vấn đề và cải tiến cuộc sống. Công nghệ không chỉ cải thiện hiệu suất và chất lượng công việc mà còn mở ra những khả năng mới trong mọi lĩnh vực từ y học đến truyền thông.'
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 8 - Năm học đầy thách thức với những bài học khó hơn. Đừng lo lắng, hãy chăm chỉ học tập và luôn giữ tinh thần lạc quan!
- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.
Nguồn : Sưu tậpCopyright © 2024 Giai BT SGK