Trang chủ Lớp 8 SGK Lịch sử và Địa lí lớp 8 - Chân trời sáng tạo Chương 6. Việt Nam từ thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX Câu hỏi mục 2 trang 73: Dựa vào thông tin trong bài, quan sát tư liệu 19.1, 19.3, sơ đồ 19.2...

Câu hỏi mục 2 trang 73: Dựa vào thông tin trong bài, quan sát tư liệu 19.1, 19.3, sơ đồ 19.2...

Đọc lại nội dung mục 2 trang 73 SGK. Hướng dẫn giải Câu hỏi mục 2 trang 73 SGK - Bài 19. Việt Nam nửa đầu thế kỉ XIX.

1. Dựa vào thông tin trong bài, quan sát tư liệu 19.1, 19.3, sơ đồ 19.2, em hãy trình bày những nét chính về tình hình chính trị của Việt Nam thời nhà Nguyễn và nêu sự khác nhau về cơ cấu hành chính Việt Nam thời Gia Long và Minh Mạng.

2. Yếu tố quân chủ tập quyền được thể hiện như thể nào trong tư liệu 19.1?

Hướng dẫn giải :

Đọc lại nội dung mục 2 trang 73 SGK

Lời giải chi tiết :

1.

* Những nét chính về tình hình chính trị của Việt Nam thời nhà Nguyễn

- Năm 1802, Nguyễn Ánh lên ngôi, lập ra triều Nguyễn, củng cố nhà nước quân chủ tập quyền.

- Năm 1815, ban hành bộ luật Hoàng triều luật lệ (luật Gia Long).

- Xây dựng quân đội gồm nhiều binh chủng, ở kinh đô và các trấn, tỉnh đều xây dựng thành trì vững chắc. Xây dựng hệ thống trạm ngựa trong cả nước để kịp thời chuyển tin tức.

- Về đối ngoại: thực thi "bang giao triều cống” với nhà Thanh; thiết lập ngoại giao, buôn bán với Ấn Độ và các nước Đông Nam Á.

* Sự khác nhau về cơ cấu hành chính Việt Nam thời Gia Long và Minh Mạng.

- Thời Gia Long và Minh Mạng, nhà Nguyễn duy trì chế độ quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền.

- Thời Gia Long vua chỉ trực tiếp quản lí 4 doanh và 7 trấn. Mỗi vùng có Tổng trấn cai quản, quyền lực như một phó vương.

- Thời Minh Mạng, cơ cấu thay đổi. Cả nước chia làm 30 tỉnh và 1 phủ Thừa Thiên.

=> Bộ máy nhà nước quân chủ đạt đến mức hoàn thiện từ trung ương đến địa phương.

2. Quan sát tư liệu 19.1, có thể thấy yếu tố quân chủ tập quyền thể hiện ở việc tất cả quyền lực tập trung trong tay vua, vua là người đứng đầu nhà nước, có quyền lực cao nhất, tất cả các việc quan trọng của đất nước đều phải báo cáo với vua, do vua quyết định.

Dụng cụ học tập

Chúng ta cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, bản đồ, quả địa cầu và sách tham khảo về lịch sử và địa lý.

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Sách Giáo Khoa: Chân trời sáng tạo

- CHÂN TRỜI SÁNG TẠO là bộ sách giáo khoa hiện đại.

- Bộ sách giáo khoa CHÂN TRỜI SÁNG TẠO sẽ truyền cảm hứng để giúp các em học sinh phát triển toàn diện về tư duy, phẩm chất và năng lực, giúp người học dễ dàng vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn cuộc sống; giải quyết một cách linh hoạt, hài hoà các vấn đề giữa cá nhân và cộng đồng; nhận biết các giá trị bản thân và năng lực nghề nghiệp mà còn nuôi dưỡng lòng tự hào, tình yêu tha thiết với quê hương đất nước, mong muốn được góp sức xây dựng non sông này tươi đẹp hơn.

Đọc sách

Bạn có biết?

Lịch sử và Địa lí là môn học bắt buộc, được dạy học từ lớp 6 đến lớp 9. Môn học gồm các nội dung giáo dục lịch sử, địa lí và một số chủ đề liên môn, đồng thời lồng ghép, tích hợp kiến thức ở mức độ đơn giản về kinh tế, văn hoá, khoa học, tôn giáo,...

Nguồn : Bộ giáo dục và đào tạo

Tâm sự Lớp 8

Lớp 8 - Năm học đầy thách thức với những bài học khó hơn. Đừng lo lắng, hãy chăm chỉ học tập và luôn giữ tinh thần lạc quan!

- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.

Nguồn : Sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK