Trang chủ Lớp 8 SGK Lịch sử và Địa lí lớp 8 - Chân trời sáng tạo Chương 6. Việt Nam từ thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX Bài 21. Phong trào chống Pháp của nhân dân Việt Nam trong những năm cuối thế kỉ XIX - Lịch sử và Địa lý 8 Chân trời sáng tạo: Quan sát lược đồ 21.1, dựa vào thông tin trong bài ...

Bài 21. Phong trào chống Pháp của nhân dân Việt Nam trong những năm cuối thế kỉ XIX - Lịch sử và Địa lý 8 Chân trời sáng tạo: Quan sát lược đồ 21.1, dựa vào thông tin trong bài ...

Phân tích và lời giải bài 21. Phong trào chống Pháp của nhân dân Việt Nam trong những năm cuối thế kỉ XIX - SGK Lịch sử và Địa lý 8 Chân trời sáng tạo - Bài 21. Phong trào chống Pháp của nhân dân Việt Nam trong những năm cuối thế kỉ XIX. Nêu tên và vị trí diễn ra một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu. Điểm chung của các cuộc khởi nghĩa này là gì...Quan sát lược đồ 21.1, dựa vào thông tin trong bài học

Câu hỏi:

Câu hỏi mục 1 1

Trả lời câu hỏi mục 1 trang 85 SGK

1. Quan sát lược đồ 21.1, dựa vào thông tin trong bài học, em hãy nêu tên và vị trí diễn ra một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu. Điểm chung của các cuộc khởi nghĩa này là gìCâu hỏi

2. Tại sao lại gọi là “Phong trào Cần vương”Câu hỏi

image

Hướng dẫn giải :

Đọc lại nội dung mục 1 trang 85, 86 SGK

Lời giải chi tiết :

1.

* Một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu:

- Khởi nghĩa Bãi Sậy (1883 – 1892) tại phủ Khoái Châu (nay thuộc Hưng Yên)

- Khởi nghĩa Ba Đình (1886 – 1887) tại huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa

- Khởi nghĩa Hương Khê (1885 – 1896) – Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Bình và địa bàn chính tại Hà Tĩnh

* Điểm chung của các cuộc khởi nghĩa:

- Phạm vi hoạt động: rộng lớn, diễn ra trên phạm vi cả nước, chủ yếu là Trung, Bắc Kì, về sau chuyển về vùng trung du, miền núi.

- Lãnh đạo: văn thân sĩ phu yêu nước.

- Mục tiêu chung: đánh đuổi Pháp, giành độc lập dân tộc, lập lại chế độ phong kiến.

- Lực lượng tham gia: các văn thân sĩ phu yêu nước và nông dân, đồng thời có các tộc người thiểu số.

- Hình thức đấu tranh: khởi nghĩa vũ trang.

=> Đây là phong trào yêu nước trên lập trường phong kiến.

2. Gọi là “Phong trào Cần vương” vì:

- Cần vương được hiểu là giúp vua, phò vua cứu nước.

- Đây là tập hợp những cuộc khởi nghĩa trên khắp cả nước từ năm 1885 – 1896 hưởng ứng chiếu Cần vương của vua Hàm Nghi

=> Phong trào Cần vương.


Câu hỏi:

Câu hỏi mục 2 1

Trả lời câu hỏi mục 2 trang 87 SGK

Em hãy xây dựng một trục thời gian từ năm 1884 đến năm 1913 thể hiện những diễn biến chính của cuộc khởi nghĩa Yên Thế.

Hướng dẫn giải :

Đọc lại nội dung mục 2 trang 87 SGK

Lời giải chi tiết :

image


Câu hỏi:

Luyện tập 1

Trả lời câu hỏi luyện tập trang 87 SGK

Khởi nghĩa Yên Thế có đặc điểm gì khác so với các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần vương.

Hướng dẫn giải :

Đọc lại nội dung mục 1,2 trang 86, 87 SGK

Lời giải chi tiết :

Điểm khác của khởi nghĩa Yên Thế so với các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần vương:

Đặc điểm

Khởi nghĩa Yên Thế

Các cuộc khởi nghĩa trong

phong trào Cần vương

Mục đích

Chống lại chính sách bình định của Pháp, bảo vệ cuộc sống.

Chống Pháp giành độc lập dân tộc, khôi phục chế độ phong kiến

Thời gian

1884 - 1913

1885 - 1896

Lãnh đạo

Nông dân

Văn thân sĩ phu yêu nước

Lực lượng tham gia

Gồm nhiều tầng lớp: văn thân sĩ phu, nông dân

Nông dân

Địa bàn hoạt động

Yên Thế (phía Tây Bắc Bắc Giang) và một số tỉnh Bắc Kì

Bắc Kì và Trung Kì

Phương thức đấu tranh

Khởi nghĩa vũ trang có giai đoạn hòa hoãn

Khởi nghĩa vũ trang

Tính chất

Phong trào mang tính chất tự vệ, tự phát

Phong trào đấu tranh yêu nước theo tư tưởng phong kiến

Dụng cụ học tập

Chúng ta cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, bản đồ, quả địa cầu và sách tham khảo về lịch sử và địa lý.

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Sách Giáo Khoa: Chân trời sáng tạo

- CHÂN TRỜI SÁNG TẠO là bộ sách giáo khoa hiện đại.

- Bộ sách giáo khoa CHÂN TRỜI SÁNG TẠO sẽ truyền cảm hứng để giúp các em học sinh phát triển toàn diện về tư duy, phẩm chất và năng lực, giúp người học dễ dàng vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn cuộc sống; giải quyết một cách linh hoạt, hài hoà các vấn đề giữa cá nhân và cộng đồng; nhận biết các giá trị bản thân và năng lực nghề nghiệp mà còn nuôi dưỡng lòng tự hào, tình yêu tha thiết với quê hương đất nước, mong muốn được góp sức xây dựng non sông này tươi đẹp hơn.

Đọc sách

Bạn có biết?

Lịch sử và Địa lí là môn học bắt buộc, được dạy học từ lớp 6 đến lớp 9. Môn học gồm các nội dung giáo dục lịch sử, địa lí và một số chủ đề liên môn, đồng thời lồng ghép, tích hợp kiến thức ở mức độ đơn giản về kinh tế, văn hoá, khoa học, tôn giáo,...

Nguồn : Bộ giáo dục và đào tạo

Tâm sự Lớp 8

Lớp 8 - Năm học đầy thách thức với những bài học khó hơn. Đừng lo lắng, hãy chăm chỉ học tập và luôn giữ tinh thần lạc quan!

- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.

Nguồn : Sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK