Trang chủ Lớp 8 SGK Lịch sử và Địa lí lớp 8 - Chân trời sáng tạo Chương 5. Châu Á từ nửa sau thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX Bài 18. Đông Nam Á - Lịch sử và Địa lý 8 Chân trời sáng tạo: Phong trào giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á đầu thế kỉ XX có điểm gì nổi bật?...

Bài 18. Đông Nam Á - Lịch sử và Địa lý 8 Chân trời sáng tạo: Phong trào giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á đầu thế kỉ XX có điểm gì nổi bật?...

Hướng dẫn giải bài 18. Đông Nam Á - SGK Lịch sử và Địa lý 8 Chân trời sáng tạo - Bài 18. Đông Nam Á. Kể tên một số phong trào giải phóng dân tộc của nhân dân Đông Nam Á vào nửa sau thế kỉ XIX...Phong trào giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á đầu thế kỉ XX có điểm gì nổi bật?

Câu hỏi:

Câu hỏi mục 1 1

Trả lời câu hỏi mục 1 trang 70 SGK

Kể tên một số phong trào giải phóng dân tộc của nhân dân Đông Nam Á vào nửa sau thế kỉ XIX.

Hướng dẫn giải :

Đọc lại nội dung mục 1 trang 70, 71 SGK

Lời giải chi tiết :

Một số phong trào giải phóng dân tộc của nhân dân Đông Nam Á vào nửa sau thế kỉ XIX.

Tên thuộc địa

Thực dân

Thời gian

Phong trào giải phóng dân tộc

Indonesia

Hà Lan

1873 - 1903

Chiến tranh giành độc lập của nhân dân Hồi quốc Aceh

1890 - 1907

Khởi nghĩa nông dân đảo Giava do Samin lãnh đạo

Philippin

TBN

1892 - 1896

Cuộc đấu tranh theo lối ôn hòa của liên minh Philipin do Jose Rzal thành lập

1896 – 1897

Khởi nghĩa Bonifacio theo xu hướng bạo động

Việt Nam

Pháp

1885 – 1896

Phong trào Cần Vương

1884 – 1913

Khởi nghĩa Yên Thế

Campuchia

Pháp

1864 – 1865

Khởi nghĩa của Achar Soa chống lại triều đình thân Pháp và thực dân Pháp

1876

Hoàng thân SiVotha lãnh đạo nhân dân chống thực dân Pháp và xây dựng vương quốc độc lập

1885 - 1886

Khởi nghĩa nông dân chống Pháp dưới danh nghĩa hoàng thân SiVotha


Câu hỏi:

Câu hỏi mục 2 1

Trả lời câu hỏi mục 2 trang 71 SGK

Phong trào giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á đầu thế kỉ XX có điểm gì nổi bậtCâu hỏi

Hướng dẫn giải :

Đọc nội dung mục 2 trang 71 SGK

Lời giải chi tiết :

- Đầu thế kỉ XX, phong trào giải phóng dân tộc tiếp tục lan rộng dưới nhiều hình thức khác nhau, có sự tham gia của nhiều tầng lớp xã hội.

- Đấu tranh vũ trang tiếp tục bùng nổ, tiêu biểu là khởi nghĩa Pha-ca-đuốc (1901 - 1903), Ong Kẹo (1901 - 1937) ở Lào,...

- Tầng lớp tư sản dân tộc ở Indonesia, các sĩ phu yêu nước Việt Nam nỗ lực truyền bá tư tưởng dân chủ, kêu gọi cải cách, nâng cao dân trí, dân quyền.

- Phong trào giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á đầu thế kỉ XX còn có sự tham gia của tầng lớp trí thức và công nhân như: Hội Thanh niên Phật tử (Mianma, 1906), Hiệp hội công nhân đường sắt (Indonesia, 1905)...


Câu hỏi:

Luyện tập 1

Trả lời câu hỏi luyện tập trang 71 SGK

Em có nhận xét gì về phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX.

Lời giải chi tiết :

- Các phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX diễn ra liên tục, sôi nổi với nhiều hình thức như: Khởi nghĩa vũ trang, cải cách ôn hòa,… Chủ yếu là đấu tranh vũ trang với sự tham gia của đông đảo các tầng lớp nhân dân.

- Phong trào đấu tranh vào giai đoạn sau có sự ra đời của các tổ chức chính trị. Thể hiện bước phát triển của phong trào.

- Tuy nhiên, các phong trào đấu tranh đều thất bại vì còn mang tính tự phát, nổ ra lẻ tẻ chưa có sự đoàn kết giữa các dân tộc, song sẽ tạo điều kiện tiền đề cho những giai đoạn sau.


Câu hỏi:

Vận dụng 1

Trả lời câu hỏi vận dụng trang 71 SGK

Em hãy sưu tâm thông tin về một nhân vật lịch sử đã lãnh đạo phong trào giải phóng dân tộc của một nước trong khu vực Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX.

Lời giải chi tiết :

Phan Đình Phùng (1847 – 1895), ông là nhà thơ và là lãnh tụ cuộc khởi nghĩa Hương Khê (1885 - 1896) trong phong trào Cần Vương chống Pháp ở cuối thế kỷ XIX trong lịch sử Việt Nam. Hưởng ứng phong trào "Chiếu Cần Vương” của vua, dù đang cư tang mẹ, Phan Đình Phùng vẫn đứng ra chiêu tập lực lượng từ khắp các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, để chống ngoại xâm. Năm 1888 khi vua Hàm Nghi bị bắt, năm 1889 Phan Đình Phùng từ ngoài Bắc trở về, lúc này phong trào Cần Vương ở bốn tỉnh Bắc Trung Kỳ dấy lên đều khắp, khá mạnh mẽ và quy về một mối do Phan Đình Phùng lãnh đạo. Sau 10 năm kiên cường kháng chiến, Phan Đình Phùng, lâm bệnh và qua đời ngày 28 tháng 12 năm 1895 tại núi Quạt, mười ngày sau doanh trại của nghĩa quân lọt vào tay giặc.

Dụng cụ học tập

Chúng ta cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, bản đồ, quả địa cầu và sách tham khảo về lịch sử và địa lý.

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Sách Giáo Khoa: Chân trời sáng tạo

- CHÂN TRỜI SÁNG TẠO là bộ sách giáo khoa hiện đại.

- Bộ sách giáo khoa CHÂN TRỜI SÁNG TẠO sẽ truyền cảm hứng để giúp các em học sinh phát triển toàn diện về tư duy, phẩm chất và năng lực, giúp người học dễ dàng vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn cuộc sống; giải quyết một cách linh hoạt, hài hoà các vấn đề giữa cá nhân và cộng đồng; nhận biết các giá trị bản thân và năng lực nghề nghiệp mà còn nuôi dưỡng lòng tự hào, tình yêu tha thiết với quê hương đất nước, mong muốn được góp sức xây dựng non sông này tươi đẹp hơn.

Đọc sách

Bạn có biết?

Lịch sử và Địa lí là môn học bắt buộc, được dạy học từ lớp 6 đến lớp 9. Môn học gồm các nội dung giáo dục lịch sử, địa lí và một số chủ đề liên môn, đồng thời lồng ghép, tích hợp kiến thức ở mức độ đơn giản về kinh tế, văn hoá, khoa học, tôn giáo,...

Nguồn : Bộ giáo dục và đào tạo

Tâm sự Lớp 8

Lớp 8 - Năm học đầy thách thức với những bài học khó hơn. Đừng lo lắng, hãy chăm chỉ học tập và luôn giữ tinh thần lạc quan!

- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.

Nguồn : Sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK