Trang chủ Lớp 8 SGK Lịch sử và Địa lí lớp 8 - Chân trời sáng tạo Chương 3. Việt Nam từ đầu thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII Câu hỏi mục 2 trang 35: Vào thế kỉ XVI - XVIII, nước ta có chuyển biến gì về tôn giáo? b...

Câu hỏi mục 2 trang 35: Vào thế kỉ XVI - XVIII, nước ta có chuyển biến gì về tôn giáo? b...

Đọc nội dung mục 2 trang 35, 36 SGK. Giải và trình bày phương pháp giải Câu hỏi mục 2 trang 35 SGK - Bài 6. Kinh tế - văn hóa và tôn giáo ở Đại Việt trong các thế kỉ XVI - XVIII.

a, Vào thế kỉ XVI - XVIII, nước ta có chuyển biến gì về tôn giáo?

b, Miêu tả một nét đẹp trong tín ngưỡng truyền thống của dân tộc phát triển vào thời kì này.

Hướng dẫn giải :

Đọc nội dung mục 2 trang 35, 36 SGK

Lời giải chi tiết :

a, Thế kỉ XVI - XVIII, tôn giáo nước ta có nhiều chuyển biến:

- Nho giáo suy thoái, trật tự phong kiến bị đảo lộn.

- Phật giáo có điều kiện khôi phục lại, nhiều vị chúa quan tâm cho sửa sang chùa chiền, đúc đồng, tô tượng nhưng đạo Phật không phát triển mạnh như thời kỳ Lý - Trần.

- Từ thế kỷ XVI – XVIII, đạo Thiên Chúa lan truyền cả nước nhờ các giáo sĩ phương Tây theo các thuyền buôn nước ngoài vào truyền đạo nhưng sau đó bị nhà nước phong kiến cấm đoán.

- Thế kỉ XVII, cùng với sự truyền bá của Thiên Chúa giáo, chữ Quốc ngữ được sáng tạo nhưng chỉ dùng chủ yếu trong phạm vi hoạt động truyền giáo chưa phổ cập rộng rãi.

- Tín ngưỡng truyền thống phát huy như thờ cúng tổ tiên, thần linh, anh hùng hào kiệt.

- Đời sống tín ngưỡng ngày càng phong phú. Ngoài chùa chiền còn có các nhà thờ, đền thờ, lăng miếu…

b, Tín ngưỡng thờ Thành hoàng làng:

Tín ngưỡng thờ Thành hoàng làng là một loại hình tín ngưỡng khá phổ biến ở làng xã của người Việt ở đồng bằng Bắc bộ. Người Việt phổ biến nhất, nổi bật nhất là thờ thần ở làng, không làng nào là không có đình, đền, miếu thờ thần. Bởi thế, thần Thành hoàng là biểu tượng thiêng liêng nhất của cả làng, ở mỗi làng, khắp các làng xưa kia. Tín ngưỡng thờ Thành hoàng là sự kết hợp đỉnh cao của tín ngưỡng sùng bái con người và tín ngưỡng sùng bái thần linh. Thành hoàng có thể là nhiên thần, nhân thần, được phân thành thượng đảng thần, trung đẳng thần, hạ đẳng thần, chính thần, tà thần… nhưng đều có chung một điểm là có công trạng đối với làng. Dân làng thể hiện sự biết ơn bằng việc thờ phụng.

Dụng cụ học tập

Chúng ta cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, bản đồ, quả địa cầu và sách tham khảo về lịch sử và địa lý.

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Sách Giáo Khoa: Chân trời sáng tạo

- CHÂN TRỜI SÁNG TẠO là bộ sách giáo khoa hiện đại.

- Bộ sách giáo khoa CHÂN TRỜI SÁNG TẠO sẽ truyền cảm hứng để giúp các em học sinh phát triển toàn diện về tư duy, phẩm chất và năng lực, giúp người học dễ dàng vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn cuộc sống; giải quyết một cách linh hoạt, hài hoà các vấn đề giữa cá nhân và cộng đồng; nhận biết các giá trị bản thân và năng lực nghề nghiệp mà còn nuôi dưỡng lòng tự hào, tình yêu tha thiết với quê hương đất nước, mong muốn được góp sức xây dựng non sông này tươi đẹp hơn.

Đọc sách

Bạn có biết?

Lịch sử và Địa lí là môn học bắt buộc, được dạy học từ lớp 6 đến lớp 9. Môn học gồm các nội dung giáo dục lịch sử, địa lí và một số chủ đề liên môn, đồng thời lồng ghép, tích hợp kiến thức ở mức độ đơn giản về kinh tế, văn hoá, khoa học, tôn giáo,...

Nguồn : Bộ giáo dục và đào tạo

Tâm sự Lớp 8

Lớp 8 - Năm học đầy thách thức với những bài học khó hơn. Đừng lo lắng, hãy chăm chỉ học tập và luôn giữ tinh thần lạc quan!

- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.

Nguồn : Sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK