Trả lời câu hỏi mục 1 trang 26 SGK
Em hãy cho biết những nét chính về sự ra đời của Vương triều Mạc.
Đọc lại nội dung mục 1 trang 26 SGK
Những nét chính về sự ra đời của Vương triều Mạc.
- Hoàn cảnh ra đời:
+ Trong thế kỉ XV, nhà Lê trải qua thời kì thịnh trị dưới chế độ phong kiến tập quyền.
+ Đầu thế kỉ XVI, nhà Lê bắt đầu suy thoái. Nhiều nơi, dân chúng nổi dậy chống lại triều đình, tiêu biểu như cuộc khởi nghĩa của Trần Cảo, Lê Hy..
+ Trong tình hình đất nước bất ổn, Mạc Đăng Dung – một võ quan trong triều đã tiêu diệt các thế lực đối lập, thâu tóm mọi quyền hành.
+ Năm 1527, Mạc Đăng Dung phế truất vua Lê Cung Hoàng, lật đổ triều Lê sơ, lên ngôi vua.
- Thời gian: năm 1527
- Người đứng đầu: Vua Mạc Đăng Dung
- Nơi đóng đô: Thăng Long (sử gọi là Bắc triều)
Trả lời câu hỏi mục 2 trang 27 SGK
Dựa vào thông tin trong bài, em hãy giải thích nguyên nhân làm bùng nổ xung đột Nam – Bắc triều và Trịnh – Nguyễn
Đọc lại nội dung mục 2 trang 27 SGK
* Nguyên nhân làm bùng nổ xung đột Nam – Bắc triều:
- Những cựu thần nhà Lê không chấp nhận vị trí chính thống của nhà Mạc nên Bắc triều chỉ quản lý từ khu vực Ninh Bình trở ra Bắc.
- Năm 1533, Nguyễn Kim – một võ quan triều Lê chạy vào Thanh Hóa, đưa Lê Duy Ninh lên làm vua, nhân danh “phù Lê diệt Mạc” đối đầu với Bắc triều. Sử gọi là Nam triều.
=> Xung đột Nam – Bắc triều bùng nổ.
- Vùng Thanh – Nghệ trở thành chiến trường chính với hơn 40 trận đánh lớn nhỏ trong hơn nửa thế kỉ.
* Nguyên nhân làm bùng nổ xung đột Trịnh – Nguyễn:
- Năm 1545, khi cuộc chiến Nam – Bắc triều đang diễn ra quyết liệt, Nguyễn Kim bị đầu độc chết, vua Lê trao toàn bộ binh quyền cho con rể là Trịnh Kiểm, tiếp tục chống lại nhà Mạc.
- Năm 1558, Nguyễn Hoàng – con trai thứ của Nguyễn Kim, được cử vào trấn thủ Thuận Hóa. Từ đó, họ Nguyễn từng bước xây dựng thế lực và mở rộng đất đai về phía Nam.
- Năm 1613, Nguyễn Hoàng mất, con là Nguyễn Phúc Nguyên lên thay đã tỏ rõ thái độ và chấm dứt việc nộp thuế cho họ Trịnh.
=> Xung đột Trịnh – Nguyễn bùng nổ vào năm 1627.
Trả lời câu hỏi mục 3 trang 27 SGK
Em hãy cho biết xung đột Nam – Bắc triều và Trịnh – Nguyễn đã gây nên hệ quả gì
Đọc nội dung mục 3 trang 27, 28 SGK
- Hơn 100 năm xung đột tương tàn, nhân dân khốn khổ, đặc biệt ở vùng xảy ra chiến sự.
- Năm 1599, Trịnh Tùng xưng vương và lập vương phủ bên cạnh triều đình vua Lê, thâu tóm quyền hành, vua Lê chỉ còn là con rối trong tay họ Trịnh.
=> Vua Lê – chúa Trịnh.
- Xung đột Trịnh – Nguyễn kéo dài gần nửa thế kỉ dẫn đến chia cắt đất nước.
+ Sông Gianh trở thành ranh giới chia cắt đất nước vào năm 1672.
+ Đàng Trong (vùng đất từ sông Gianh trở vào Nam) do con cháu họ Nguyễn truyền nhau cầm quyền, nhân dân gọi là chúa Nguyễn.
+ Đàng Ngoài (vùng đất từ sông Gianh trở ra Bắc) do con cháu họ Trịnh thay nhau cai quản.
- Tuy bị chia cắt nhưng cả 2 chính quyền đều dùng niên hiệu vua Lê, thừa nhận quốc hiệu Đại Việt.
- Trong thời gian nội chiến và sau nội chiến, lãnh thổ Đàng Trong được mở rộng, phương diện kinh tế phát triển dần sánh ngang với Đàng Ngoài.
Trả lời câu hỏi luyện tập trang 28 SGK
Nêu những biểu hiện cho thấy sự suy yếu về chính quyền và dòng họ Lê sau thời kì Lê sơ. Em hiểu gì về các cụm từ “vua Lê – chúa Trịnh”, “chúa Nguyễn”, “Đàng Trong – Đàng Ngoài”Câu hỏi
Đọc lại nội dung mục 1 trang 26 SGK
* Biểu hiện về sự suy yếu của chính quyền và dòng họ Lê sau thời kì Lê sơ:
- Từ đầu thế kỉ XVI, nhà Lê bắt đầu suy thoái, Vua, quan ăn chơi xa xỉ, xây dựng lâu đài cung điện tốn kém. Nội bộ triều đình “chia bè kéo cánh”, tranh giành quyền lực.
- Nhân khi triều đình rối loạn, quan lại ở địa phương cậy quyền thế ức hiếp dân. Đời sống nhân dân lâm vào cảnh cùng khốn.
=> Ở nhiều nơi, dân chúng nổi dậy chống lại triều đình, tiêu biểu là các cuộc khởi nghĩa của Lê Hy, Trần Cảo,...
- Từ cuối nhà Lê sơ đến thời kì Trịnh-Nguyễn phân tranh là khoảng thời gian chính quyền nhà Lê suy yếu. Các thế lực Trịnh-Nguyễn dưới danh nghĩa phò Vua Lê nhưng thực chất hình thành hai nhà nước riêng biệt, gây ra chiến tranh. Việt Nam bị chia cách cho đến đầu thế kỷ XIX.
* “Vua Lê – chúa Trịnh” có nghĩa là: nhà nước tồn tại hai người đứng đầu là vua Lê và chúa Trịnh. Tuy nhiên, họ Trịnh nắm toàn quyền thống trị, vua Lê chỉ tồn tại trên danh nghĩa.
* “Chúa Nguyễn” là chỉ con cháu dòng họ Nguyễn ở Đàng Trong. Chúa Nguyễn đầu tiên là Nguyễn Hoàng. Ông được cử vào trấn thủ Thuận Hóa và từng bước mở rộng đất đai vào trong Nam.
* “Đàng Trong – Đàng Ngoài” là chỉ hai miền của Đại Việt bị chia cắt bởi sông Gianh do xung đột Trịnh – Nguyễn.
- Đàng Trong là vùng đất từ sông Gianh trở vào Nam do con cháu họ Nguyễn cầm quyền.
- Đàng Ngoài là vùng đất từ sông Gianh trở ra Bắc do con cháu họ Trịnh thay nhau cai quản.
Trả lời câu hỏi vận dụng trang 28 SGK
Tìm hiểu thêm về di tích thành nhà Mạc, đặc biệt ở Cao Bằng, hãy viết một đoạn văn ngắn khoảng 150 chữ giới thiệu về di tích đó.
Thành Phục Hòa hay thường gọi là thành nhà Mạc, là một di tích lịch sử nằm ở huyện Quảng Hòa, tỉnh Cao Bằng. Năm 1594, để phục vụ cho cuộc chiến lâu dài chống lại triều đình nhà Lê, vua Mạc Kính Cung đã cho xây lại thành bằng gạch trên nền đất. Thành Phục Hòa là một trong những thành đồn thuộc hệ thống phòng thủ Cao Bằng của triều đình lưu vong nhà Mạc. Thành được xây theo hình vuông, với bốn bức tường khép kín và một bức tường ngoài. Tường thành được xây bằng gạch vồ, dưới chân có kê đá tảng. Hiện nay thành còn khoảng 40m, thành gạch còn tương đối nguyên vẹn, nhất là ở đoạn trụ sở xã Hòa Thuận. Đền nằm ở phía Bắc sát vòng thành thứ hai, thờ vua Lê Thái Tổ, được xây dựng bằng gạch vồ, trước mặt đền có nhiều cây cổ thụ, dưới là các ruộng bàn cờ, phía Đông Bắc của đền có rất nhiều đạn đá và các di tích khác…
Chúng ta cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, bản đồ, quả địa cầu và sách tham khảo về lịch sử và địa lý.
- CHÂN TRỜI SÁNG TẠO là bộ sách giáo khoa hiện đại.
- Bộ sách giáo khoa CHÂN TRỜI SÁNG TẠO sẽ truyền cảm hứng để giúp các em học sinh phát triển toàn diện về tư duy, phẩm chất và năng lực, giúp người học dễ dàng vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn cuộc sống; giải quyết một cách linh hoạt, hài hoà các vấn đề giữa cá nhân và cộng đồng; nhận biết các giá trị bản thân và năng lực nghề nghiệp mà còn nuôi dưỡng lòng tự hào, tình yêu tha thiết với quê hương đất nước, mong muốn được góp sức xây dựng non sông này tươi đẹp hơn.
Lịch sử và Địa lí là môn học bắt buộc, được dạy học từ lớp 6 đến lớp 9. Môn học gồm các nội dung giáo dục lịch sử, địa lí và một số chủ đề liên môn, đồng thời lồng ghép, tích hợp kiến thức ở mức độ đơn giản về kinh tế, văn hoá, khoa học, tôn giáo,...
Nguồn : Bộ giáo dục và đào tạoLớp 8 - Năm học đầy thách thức với những bài học khó hơn. Đừng lo lắng, hãy chăm chỉ học tập và luôn giữ tinh thần lạc quan!
- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.
Nguồn : Sưu tậpCopyright © 2024 Giai BT SGK