Câu 1 (trang 22, SGK Ngữ văn 8, tập 1)
Cách thể hiện hình ảnh “chái bếp” của bài thơ này có gì đặc sắc?
Vận dụng tri thức Ngữ văn, kĩ năng đọc hiểu
Hình ảnh “chái bếp” là hình ảnh rất đỗi quen thuộc với đồng bào người Dao, mộc mạc, đơn sơ là nơi lưu giữ biết bao kỉ niệm. “Chái bếp” gần gũi thân thương, nơi căn bếp luôn đỏ lửa, thắt chặt tình cảm mỗi gia đình, gắn kết các thành viên trong gia đình.
“Chái bếp” gần gũi thân thương, nơi căn bếp luôn đỏ lửa, thắt chặt tình cảm mỗi gia đình, gắn kết các thành viên trong gia đình.
Hình ảnh chái bếp hiện lên lại gắn liền với những kỉ niệm tuổi thơ của tác giả, những kí ức với cha mẹ với những dụng cụ quen thuộc gần gũi: nồi cám, cánh nỏ…
Hình ảnh ” chái bếp” được nhân hóa, qua các sự vật hiện tượng mà chái bếp hiện lên thật hiền hòa. Tác giả không miêu tả chái bếp mà thể hiện chái bếp giống như con người biết hoạt động, biết lắng nghe.
Câu 2 (trang 22, SGK Ngữ văn 8, tập 1)
Từ hình ảnh về chái bếp ở dòng thơ đầu tiên, hồi ức của tác giả mở rộng sang những hình ảnh nào? Điều đó thể hiện nét đặc biệt gì trong bố cục của bài thơ?
Vận dụng kĩ năng đọc hiểu
- Từ hình ảnh “chái bếp” ở dòng thơ đầu tiên, tác giả đã mở rộng sang những hình ảnh: Ngọn khói, nồi cám, cánh nỏ, quá giang, than củi, máng
- Việc mở rộng các hình ảnh này giúp gợi nhớ lại tất cả kỉ niệm, mở rộng hình ảnh là mở rộng hồi ức của tác giả, mạch cảm xúc từ hồi tưởng, nhớ thương đến khao khát trở về.
+ Phần 1 (Khổ 1): Hình ảnh “chái bếp” hiện ra trong tâm tưởng của tác giả
+ Phần 2 (Khổ 2,3,4): Nhắc nhớ hình ảnh quê nhà với hình ảnh thân thuộc, gắn bó
+ Phần 3 (Khổ 5): Khao khát trở về nơi “chái bếp” những người thân yêu.
- Từ hình ảnh về chái bếp ở dòng thơ đầu tiên, hồi ức của tác giả mở rộng sang những hình ảnh: ngọn khói, nồi cám, vườn nhà, cánh nỏ, hồn người, quê cũ, nước đầu nguồn…
→ Tác giả sắp xếp các hình ảnh, sự vật theo bố cục mở rộng, từ những thứ gần gũi giản dị đến những hình ảnh, sự vật rộng lớn hơn.
Cách 3
Từ hình ảnh về chái bếp ở dòng thơ đầu tiên, hồi ức của tác giả mở rộng sang những hình ảnh ngọn khói, nồi cám.... Điều đó thể hiện nét đặc biệt trong các khổ thơ của bài thì chái bếp ở dòng thơ đầu tiên trong từng hoàn cảnh khác nhau, gợi lên những kỷ niệm khác nhau của tác giả về chái bếp.
Câu 3 (trang 22, SGK Ngữ văn 8, tập 1)
Nêu tác dụng của việc sử dụng điệp từ “cho” trong bài thơ.
Áp dụng kiến thức các biện pháp tu từ
Điệp từ “cho” điệp lại 5 lần nhằm nhấn mạnh tình cảm da diết, trực trào trong lòng tác giả. Khát khao trở về với những điều thân thương bình dị, ôn lại những kỉ niệm đẹp, những phút giây gia đình đoàn viên, trở về mái ấm quê nhưng và điệp từ cho “cho” giúp tăng sức gợi hình gợi cảm, giúp nhà thơ truyền tải nội dung ý nghĩa của văn bản
Điệp từ “cho” điệp lại 5 lần nhằm nhấn mạnh tình cảm da diết, trực trào trong lòng tác giả.
Tác dụng của việc sử dụng điệp từ “cho” nhằm nhấn mạnh nỗi nhớ thương da diết của tác giả, thèm và mong muốn được trở lại chốn thân thuộc gần gũi với biết bao kỉ niệm tuổi thơ.
Từ ” cho” trong bài thơ được lặp lại nhiều lần cho thể hiện tình cảm nhớ nhung da diết của tác giả với chái bếp, nhà thơ muốn được quay trở lại với chái bếp ngày xưa, nơi chất chứa bao kỷ niệm.
Câu 4 (trang 22, SGK Ngữ văn 8, tập 1)
Cảm hứng chủ đạo của bài thơ này là gì?
Vận dụng kĩ năng đọc hiểu
Cảm hứng chủ đạo của bài thơ là tình yêu gia đình, yêu quê hương
Cảm hứng chủ đạo của bài thơ này là nỗi nhớ thương da diết của nhân vật trữ tình.
Cảm hứng chủ đạo của bài thơ là sự nhớ nhung của tác giả về chái bếp, về những kỷ niệm ngày xưa. Tác giả mong muốn được trở về những ngày tháng ấy, những kỷ niệm với chái bếp in đậm trong nhà thơ.
Câu 5 (trang 22, SGK Ngữ văn 8, tập 1)
Nêu chủ đề của bài thơ. Dựa trên cơ sở nào để em xác định như vậy?
Vận dụng kĩ năng đọc hiểu
- Chủ đề bài thơ: Tác giả thể hiện sự trân trọng với những giá trị văn hóa tốt đẹp, truyền thống gia đình và hơn hết là muốn lưu giữ và truyền lại cho thế hệ sau.
- Tình cảm gia đình, tình yêu quê hương được tác giả thể hiện qua việc nhắc nhớ lại những hình ảnh, kỉ niệm đã gắn bó suốt từ thời thơ ấu. Khi nhắc lại là cảm xúc ùa về, lưu luyến và bịn rịn.
- Chủ đề của bài thơ: Nỗi nhớ thương của tác giả với chái bếp với ngôi nhà và quê hương yêu dấu.
- Xác định như vậy dựa vào việc từ “chái bếp” được lặp đi lặp lại 7 lần.
Chủ đề của bài thơ là hình ảnh Chái bếp thân thương. Dựa trên bố cục của các đoạn thơ, hình ảnh chái bếp luôn đứng đầu thể hiện nỗi niềm mong nhớ với chái bếp thân thương, những kỷ niệm với chái bếp đó.
Học Văn cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, sách tham khảo về các tác phẩm văn học và từ điển.
- CHÂN TRỜI SÁNG TẠO là bộ sách giáo khoa hiện đại.
- Bộ sách giáo khoa CHÂN TRỜI SÁNG TẠO sẽ truyền cảm hứng để giúp các em học sinh phát triển toàn diện về tư duy, phẩm chất và năng lực, giúp người học dễ dàng vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn cuộc sống; giải quyết một cách linh hoạt, hài hoà các vấn đề giữa cá nhân và cộng đồng; nhận biết các giá trị bản thân và năng lực nghề nghiệp mà còn nuôi dưỡng lòng tự hào, tình yêu tha thiết với quê hương đất nước, mong muốn được góp sức xây dựng non sông này tươi đẹp hơn.
Ngữ văn là môn học khai phá vẻ đẹp của ngôn ngữ và văn học, giúp chúng ta hiểu sâu sắc hơn về văn hóa, lịch sử và tâm hồn con người qua từng tác phẩm văn chương và các hiện tượng ngôn ngữ học.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 8 - Năm học đầy thách thức với những bài học khó hơn. Đừng lo lắng, hãy chăm chỉ học tập và luôn giữ tinh thần lạc quan!
- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.
Nguồn : Sưu tậpCopyright © 2024 Giai BT SGK