Thế kỉ X, lịch sử khu vực Đông Nam Á mở đầu với sự kiện
A. nhà nước Cam-pu-chia ra đời.
B. nhà nước độc lập của người Việt ra đời.
C. nhà nước Pa-gan được thành lập.
D. vương quốc Mô-gio-pa-hit được thành lập.
Đáp án: Chọn A
Từ thế kỉ XIII đến thế kỉ XV, tình hình Đông Nam Á có điểm gì nổi bật?
A. Hình thành các quốc gia phong kiến.
B. Các quốc gia phong kiến phát triển thịnh đạt.
C. Các quốc gia phong kiến bước vào thời kì suy yếu.
D. Các quốc gia phong kiến Đông Nam Á gây chiến tranh với nhau.
Gợi ý giải: Chọn B
Thời kì phát triển thịnh vượng của nền kinh tế trong khu vực là
A. từ thế kỉ X đến thế kỉ XIII.
B. từ thế kỉ X đến thế kỉ XIV.
C. từ nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVI
D. từ nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XV.
Hướng dẫn giải: Chọn C
Nét nổi bật của văn hoá các dân tộc Đông Nam Á là
A. chịu ảnh hưởng của văn hoá Trung Quốc.
B. chịu ảnh hưởng của văn hoá Ấn Độ.
C. nền văn hoá mang tính bản địa sâu sắc.
D. tiếp thu có chọn lọc những ảnh hưởng văn hoá bên ngoài, kết hợp với nền văn hoá bản địa, xây dựng một nền văn hoá riêng và độc đáo.
Đáp án: Chọn D
Dựa vào tư liệu 11.3 và 114 trong SGK, hay rút ra những mô tả giống nhau về thành phố Ma-lac-ca và đặc điểm kinh tế của nó.
Sự giống nhau:
- được xây dựng trên hai bờ, gần cửa sông Ma-lắc-ca.
- Một chiếc cầu gỗ có mái che nối liền hai bên thành phố. Cạnh chợ có 4 sở cảng vụ, trông nom về việc làm thủ tục, đóng thuế, bốc dỡ và chuyển hàng hóa, chuyên cho mỗi loại thương nhân khác nhau.
-> Nơi đây người ta có thể mua mọi hàng hóa và là một chốn đô hội phồn hoa bậc nhất thế giới vào thế kỉ XV.
Hãy điền chữ Đ (đúng) hoặc chữ S (sai) vào trước các dữ kiện cho phù hợp.
Phật giáo phát triển mạnh mẽ ở các vương quốc vùng hải đảo. -> S
Chữ viết xuất hiện sớm ở các quốc gia Đông Nam Á. -> Đ
Các quần thể kiến trúc tiêu biểu ở Đông Nam Á thời kì này là Thăng Long, Ăng-co, Pa-gan. -> Đ
Lào nổi tiếng nhất với điêu khắc trên đá. -> S
Nhiều vương quốc vùng hải đảo lấy Hồi giáo làm quốc giáo. -> Đ
Hãy tóm tắt những thành tựu văn hoá tiêu biểu của khu vực Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVI vào bảng dưới đây:
Những thành tựu văn hoá tiêu biểu của Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVI:
- Về tôn giáo:
+ Phật giáo phát triển rực rỡ ở vương quốc Pa-gan, Đại Việt, các vương quốc nói tiếng Thái và Cam-pu-chia.
+ Thế kỉ XIII, Hồi giáo bắt đầu du nhập vào Đông Nam Á và trở thành quốc giáo của nhiều vương quốc vùng hải đảo.
- Về văn học, chữ viết:
+ Chữ viết xuất hiện sớm tạo cơ sở cho sự phát triển của văn học, sử học.
+ Nhiều tác phẩm văn học nổi tiếng như "Đám cưới A-rơ-giu-na” của nhà thơ người Ja-va, Kan-va (thế kỉ XI), "Đại Việt sử ký” của Lê Văn Hưu người Đại Việt (thế kỉ XIII), sử thi "Na-ga-ra-kri-ta-ga-ma” của Mô-giô-pa-hit (thế kỉ XIV), "Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi người Đại Việt (thế kỉ XV).
- Về nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc:
+ Nhiều công trình kiến trúc nổi tiếng như Pa-gan, Ăng-co, Thăng Long
+ Nhiều kiệt tác nghệ thuật điêu khắc nổi tiếng như các tác phẩm điêu khắc gỗ của Đại Việt, điêu khắc đá của Cam-pu-chia, những bức bích hoạ màu sắc rực rỡ vẽ trên những ngôi chùa Pa-gan vào các thế kỉ XII - XIII.
* Nền văn hoá của các nước Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVI được hình thành gắn liền với sự hình thành các “quốc gia dân tộc”. Các nước Đông Nam Á thời kì này đã xây dựng được nền văn hóa riêng của mình và đóng góp vào kho tàng văn hóa loài người những giá trị văn hóa độc đáo.
Theo em, ảnh hưởng của yếu tố bên ngoài (văn hóa Ấn Độ, văn hóa Trung Hoa) hay yếu tố nội sinh (sự phát triển của các quốc gia Đông Nam Á) có vai trò quyết định đến văn hóa Đông Nam Á giai đoạn từ thế kỉ X đến thế kỉ XVI? Tại sao?
Các nước như Myanmar, Thái Lan, Campuchia, Lào đến nay vẫn mượn chữ viết Ấn Độ và ngôn ngữ của họ phản ánh dấu ấn của cả tiếng Sanskrit lẫn tiếng Pali.
Tiếng Sanskrit đóng một vai trò quan trọng trong việc truyền tải những thông điệp được mang đến từ Ấn Độ. Qua những con chữ Sanskrit, các nước Đông Nam Á đã sáng tạo ra chữ viết đặc trưng cho quốc gia mình. Ngoài ra, các tác phẩm dân gian của Ấn Độ như Ramayana, Mahabharta, Jakarta, Panchatantra… cũng ảnh hưởng một phần không nhỏ đối với một số quốc gia Đông Nam Á.
Những ảnh hưởng của Ấn Độ về tôn giáo, đạo đức có thể được xem là có ý nghĩa quan trọng nhất và là nền tảng tôn giáo và đạo đức của Đông Nam Á. Phật giáo được du nhập vào Đông Nam Á khá sớm, theo những nghiên cứu thì Phật giáo xuất hiện tại Đông Nam Á khoảng thế kỉ I-II đầu Công nguyên. Tuy du hành vào các nước Đông Nam Á và được đón nhận, nhưng ảnh hưởng của Phật giáo lên từng quốc gia là không đều nhau.
Nghệ thuật kiến trúc của Ấn Độ ảnh hưởng đến các nước Đông Nam Á mang tính chất tôn giáo rất nhiều. Điều đó được thể hiện qua các kiểu điêu khắc, trang trí, các mảng phù điêu… đều in đậm dấu ấn của Ấn Độ.
Những công trình kiến trúc tại đây phong phú và đa dạng, mỗi tôn giáo có sự độc đáo và mang một sắc thái riêng không nhầm lẫn vào đâu. Kiến trúc Phật giáo với những kiểu xây dạng hình tháp, với mái vòm tròn, có dạng chiếc bát úp. Kiến trúc Islam với những đặc điểm mái tròn, cửa vòm, có hình tháp nhọn, sân rộng .Kiến trúc Hindu được xây dựng với nhiều tầng đỉnh tháp nhọn và được trang trí bằng các phù điêu.
Từ thế kỉ XI đến thế kỉ XIII, người Miến đã xây dựng 14 446 đến chùa trên một diện tích khoảng 42 km2 ở Pa-gan, nhưng đến nay, con số đếm được chỉ còn khoảng 3 252, tức gần 12.000 đến chùa đã biến mất sau 10 thế kỉ. Để bảo tồn và giảm thiểu thiệt hại cho kinh đô chùa lớn nhất thế giới, những quy định ứng xử với di sản nên được đưa ra trong phát triển du lịch. Hãy lập một bảng những quy định với khách du lịch.
- Khách du lịch phải có ý thức bảo vệ các di sản.
- Không xả rác bừa bãi tại các địa điểm du lịch.
- Không vẽ bậy hay chạy nhảy, cố ý phá hoại các tài sản du lịch.
Chúng ta cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, bản đồ, quả địa cầu và sách tham khảo về lịch sử và địa lý.
- CHÂN TRỜI SÁNG TẠO là bộ sách giáo khoa hiện đại.
- Bộ sách giáo khoa CHÂN TRỜI SÁNG TẠO sẽ truyền cảm hứng để giúp các em học sinh phát triển toàn diện về tư duy, phẩm chất và năng lực, giúp người học dễ dàng vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn cuộc sống; giải quyết một cách linh hoạt, hài hoà các vấn đề giữa cá nhân và cộng đồng; nhận biết các giá trị bản thân và năng lực nghề nghiệp mà còn nuôi dưỡng lòng tự hào, tình yêu tha thiết với quê hương đất nước, mong muốn được góp sức xây dựng non sông này tươi đẹp hơn.
Lịch sử và Địa lí là môn học bắt buộc, được dạy học từ lớp 6 đến lớp 9. Môn học gồm các nội dung giáo dục lịch sử, địa lí và một số chủ đề liên môn, đồng thời lồng ghép, tích hợp kiến thức ở mức độ đơn giản về kinh tế, văn hoá, khoa học, tôn giáo,...
Nguồn : Bộ giáo dục và đào tạoLớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, chúng ta đã dần quen với nhịp điệu học tập. Hãy tiếp tục nỗ lực và khám phá thêm những kiến thức mới mẻ!
- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.
Nguồn : Sưu tậpCopyright © 2024 Giai BT SGK