Chọn các phát biểu sai.
a) Nam châm hình trụ chỉ có một cực.
b) Các cực cùng tên thì đẩy nhau.
c) Thanh nam châm khi để tự do luôn nào chỉ hướng Bắc-Nam.
d) Cao su là vật liệu có từ tính.
e) Kim la bàn luôn chỉ hướng Mặt Trời mọc và lặn.
Các phát biểu sai: a), d) và e).
a) sai vì nam châm luôn có 2 cực.
d) sai vì cao su là vật liệu có tính đàn hồi.
e) sai vì kim la bàn luôn chỉ hướng Bắc – Nam.
Điền từ/ cụm từ thích hợp vào chỗ trống.
a) Nam châm có nhiều dạng khác nhau nhưng mỗi nam châm đều có (1)… cực.
b) Vật liệu có tương tác từ với nam châm được gọi là vật liệu có (2)…
c) Cao su, giấy, vải là các vật liệu (3)…từ tính.
d) Sắt, thép, cobalt, nickel là các vật liệu (4)… từ tính.
a) (1) hai.
b) (2) từ tính.
c) (3) không có.
d) (4) có.
Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về nam châm?
A. Mọi nam châm luôn có hai cực.
B. Có thể có nam châm hai cực và nam châm một cực.
C. Một nam châm có thể có hai cực cùng tên và hai cực khác tên.
D. Cực Bắc của thanh nam châm luôn có từ tính mạnh hơn cực Nam nên kim nam châm luôn chỉ hướng Bắc.
Chọn A.
Khi đưa nam châm lại gần một chiếc áo, ta thấy chiếc áo bị hút. Hãy chỉ ra các chi tiết nào trên áo có thể tương tác với nam châm.
Cúc áo (nút áo) làm bằng sắt hoặc thép có thể có tương tác với nam châm.
Hãy nêu hai tính chất đặc trưng của một thanh nam châm.
Hai tính chất đặc trưng của một thanh nam châm là:
- Luôn có hai cực
- Tương tác với các vật liệu từ như: sắt, thép, cobalt, nickel...
Hai thanh A, B gồm một thanh nam châm và một thanh sắt có hình dạng giống nhau. Thanh nam châm có cực từ ở hai đầu thanh. Khi đặt A và B ở các vị trí như Hình a thì chúng không hút nhau còn khi đặt như Hình b thì chúng hút nhau. Hãy cho biết thanh nào là thanh nam châm và giải thích vì sao.
A là thanh nam châm, B là thanh thép vì:
- Trong hình a, phần giữa của nam châm có từ tính rất yếu nên hai thanh không hút nhau.
- Trong hình b, cực của thanh nam châm A hút thanh sắt B.
Hãy chỉ rõ tương tác (lực hút hoặc lực đẩy) giữa các nam châm trong hình dưới đây.
a) Đẩy nhau vì hai cực cùng tên đặt gần nhau.
b) Hút nhau vì hai cực khác tên đặt gần nhau.
c) Hút nhau vì hai cực khác tên đặt gần nhau.
d) Hút nhau vì hai cực khác tên đặt gần nhau.
Cho các vật làm bằng các vật liệu khác nhau trong bảng dưới đây. Khi đưa một thanh nam châm lại gần thì vật nào bị nam châm hút?
Vật |
Vật liệu |
Nắp xoong |
Nhôm |
Chìa khóa |
Thép |
Cốc |
Nhựa |
Bàn |
Gỗ |
Đinh ốc |
Sắt |
Khi đưa nam châm lại gần, vật bị nam châm hút là chìa khóa và đinh ốc vì chúng được làm từ các vật liệu có từ tính.
Một thanh nam châm cũ, bị tróc hết lớp ỏ sơn nên bị mất dấu các cực. Làm thế nào xác định các từ cực của thanh nam châm này?
Dựa vào sự định hướng của thanh nam châm trong từ trường Trái Đất: Treo thanh nam châm tự do trên giá đỡ thẳng đứng. Chờ đến khi nam châm đứng yên, đầu chỉ hướng bắc là cực Bắc, còn đầu chỉ hướng nam là cực Nam.
Để nam châm giữ được từ tính lâu dài, chúng ta phải bảo quản nam châm như thế nào?
Để nam châm giữ được từ tính lâu dài, chúng ta cần bảo quản nam châm như sau:
- Không nung nóng nam châm hoặc đặt nam châm ở nơi có nhiệt độ cao.
- Không bẻ gãy, tránh làm va đập nam châm.
- Nên đặt một thanh sắt non nối hai từ cực của nam châm hoặc đặt hai nam châm ngược chiều nhau.
Chúng ta cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, máy tính cầm tay, các dụng cụ thí nghiệm như kính hiển vi, ống nghiệm, hóa chất,...
- CHÂN TRỜI SÁNG TẠO là bộ sách giáo khoa hiện đại.
- Bộ sách giáo khoa CHÂN TRỜI SÁNG TẠO sẽ truyền cảm hứng để giúp các em học sinh phát triển toàn diện về tư duy, phẩm chất và năng lực, giúp người học dễ dàng vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn cuộc sống; giải quyết một cách linh hoạt, hài hoà các vấn đề giữa cá nhân và cộng đồng; nhận biết các giá trị bản thân và năng lực nghề nghiệp mà còn nuôi dưỡng lòng tự hào, tình yêu tha thiết với quê hương đất nước, mong muốn được góp sức xây dựng non sông này tươi đẹp hơn.
Môn Khoa Học Tự Nhiên là môn gì? Đây là môn học được xây dựng và phát triển dựa trên nền tảng của các môn Vật Lí, Hóa Học, Sinh Học và Khoa học Trái Đất. Có thể hiểu một cách đơn giản hơn là gộp các môn: Vật Lí, Hóa Học và Sinh Học ở chương trình THCS vào làm một.
Nguồn : Gia sư đất việtLớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, chúng ta đã dần quen với nhịp điệu học tập. Hãy tiếp tục nỗ lực và khám phá thêm những kiến thức mới mẻ!
- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.
Nguồn : Sưu tậpCopyright © 2024 Giai BT SGK