Trang chủ Lớp 7 SBT Khoa học tự nhiên 7 - Chân trời sáng tạo Chủ đề 5. Ánh sáng Bài 16. Sự phản xạ ánh sáng trang 46, 47 SBT Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo: Hiện tượng nào sau đây liên quan đến sự phản xạ ánh sáng?...

Bài 16. Sự phản xạ ánh sáng trang 46, 47 SBT Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo: Hiện tượng nào sau đây liên quan đến sự phản xạ ánh sáng?...

Phân tích và lời giải 16.1, 16.2, 16.3, 16.4, 16.5, 16.6, 16.7, 16.8, 16.9, 16.10 bài 16. Sự phản xạ ánh sáng trang 46, 47 SBT Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo. Hiện tượng nào sau đây liên quan đến sự phản xạ ánh sáng?...

Câu hỏi:

16.1

Hiện tượng nào sau đây liên quan đến sự phản xạ ánh sáng?

A. Ánh sáng mặt trời tạo ra hiện tượng quang hợp.

B. Ánh sáng mặt trời phản chiếu trên mặt nước.

C. Ánh sáng mặt trời làm pin quang điện hoạt động.

D. Ánh sáng mặt trời làm nóng bếp mặt trời.

Lời giải chi tiết :

Chọn B. (Vì: hiện tượng này là phản xạ ánh sáng.)


Câu hỏi:

16.2

Hình vẽ nào sau đây mô tả đúng định luật phản xạ ánh sáng?

image

A. Hình (1).

B. Hình (2).

C. Hình (3).

D. Hình (4).

Lời giải chi tiết :

Chọn D. (Vì: Khi ánh sáng bị phản xạ, tia phản xạ sẽ nằm trong mặt phẳng chứa tia tới và pháp tuyến của gương ở điểm tới. Góc phản xạ cũng sẽ bằng góc tới. Nên tia phản xạ và tia tới sẽ đối xứng nhau qua pháp tuyến của gương.)


Câu hỏi:

16.3

Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về định luật phản xạ ánh sáng?

A. Góc phản xạ bằng góc tới.

B. Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng chứa tia tới và đường pháp tuyến với gương ở điểm tới.

C. Tia phản xạ luôn song song với tia tới.

D. Góc hợp bởi tia tới và pháp tuyến bằng góc hợp bởi tia phản xạ và pháp tuyến.

Hướng dẫn giải :

Hiện tượng phản xạ ánh sáng: Hiện tượng xảy ra khi chiếu một tia sáng vào gương bị gương hắt trở lại môi trường cũ.

Định luật phản xạ ánh sáng:

+ Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng chứa tia tới và pháp tuyến của gương ở điểm tới.

+ Góc phản xạ bằng góc tới.

Lời giải chi tiết :

Chọn C.


Câu hỏi:

16.4

Trường hợp nào sau đây có phản xạ khuếch tán?

A. Ánh sáng chiếu đến mặt gương.

B. Ánh sáng chiếu đến mặt hồ phẳng lặng.

C. Ánh sáng chiếu đến mặt hồ gợn sóng.

D.Ánh sáng chiếu đến tấm bạc láng, phẳng.

Lời giải chi tiết :

Chọn C.( Vì: Phản xạ khuếch tán là sự phản xạ ánh sáng hoặc các sóng hoặc hạt khác từ một bề mặt sao cho tia tới trên bề mặt bị tán xạ theo nhiều góc chứ không chỉ ở một góc.)


Câu hỏi:

16.5

Tính góc phản xạ trong các trường hợp sau:

a) Tia sáng tới vuông góc với mặt gương phẳng.

b) Tia sáng tới tạo với tia phản xạ một góc 90°.

Hướng dẫn giải :

Góc phản xạ (r) bằng góc tới (i) tức là góc hợp bởi tia tới và pháp tuyến bằng góc hợp bởi tia phản xạ và pháp tuyến.

Lời giải chi tiết :

a) Tia sáng tới vuông góc với mặt gương phẳng, tức là tia tới trùng với pháp tuyến của gương, nên góc tới i = 0° mà i = r nên góc phản xạ r = 0°.

b) Tia sáng tới tạo với tia phản xạ một góc 90°, mà i = r nên góc phản xạ r = i = 45°.


Câu hỏi:

16.6

Hãy vẽ ký hiệu gương phẳng trong hình dưới đây, sao cho tia sáng xuất phát từ điểm A, đến gặp gương tại O rồi cho tia sáng phản xạ đi qua điểm B.

image

Lời giải chi tiết :

Vẽ đường phân giác của góc giữa tia sáng tới và tia sáng phản xạ, đường phân giác đó chính là pháp tuyến của mặt gương.

Sau đó vẽ mặt gương vuông góc với đường phân giác trên.

image


Câu hỏi:

16.7

Hãy vẽ một tia sáng đến gương (1) sau khi phản xạ trên gương thì cho tia phản xạ IB.

image

Lời giải chi tiết :

Vẽ pháp tuyến của gương (2) tại I, vẽ tia tới JI đến gương (2) sao cho góc tới bằng góc phản xạ đã cho ban đầu.

Tia tới JI của gương (2) chính là tia phản xạ JI của gương (1) tại điểm J.

Vẽ pháp tuyến của gương (1) tại J, vẽ tia tới SI của gương (1) tại J sao cho góc tới bằng góc phản xạ vừa vẽ.

image


Câu hỏi:

16.8

Hãy cho biết hiện tượng phản xạ gương hay phản xạ khuếch tán sẽ xảy ra khi có một chùm ánh sáng chiếu tới một bề mặt trong từng trường hợp sau. Giải thích.

a) Đáy chậu bằng nhôm, bóng.

b) Mặt hồ nước phẳng lặng.

c) Bề mặt ví da đã cũ.

d) Tấm vải.

e) Gương soi.

g) Tấm bìa cứng.

Lời giải chi tiết :

Hiện tượng phản xạ gương xảy ra với các vật có bề mặt nhẫn bóng như: đáy chậu bằng nhôm bóng, mặt hồ nước phẳng lặng, gương soi.

Hiện tượng phản xạ khuếch tán xảy ra với các vật có bề mặt xù xì, gồ ghề như: bề mặt ví da đã cũ, tấm vải, tấm bìa cứng.


Câu hỏi:

16.9

Chiếu một tia sáng tới tạo với mặt một gương phẳng một góc 65°. Góc hợp bởi tia sáng phản xạ và tia sáng tới bằng bao nhiêu? Vẽ hình minh họa cho câu trả lời của em.

Hướng dẫn giải :

Góc phản xạ (r) bằng góc tới (i) tức là góc hợp bởi tia tới và pháp tuyến bằng góc hợp bởi tia phản xạ và pháp tuyến.

Lời giải chi tiết :

Tia sáng tới tạo với mặt một gương phẳng một góc 65°, nên góc tới i = 90° - 65° = 25°. Và góc phản xạ r = 25°. Góc hợp bởi tia sáng phản xạ và tia sáng tới bằng 50°.

Hình minh họa:

image


Câu hỏi:

16.10

Một học sinh thực hiện thí nghiệm khảo sát sự phản xạ ánh sáng bằng cách chiếu một tia ánh sáng theo phương nằm ngang lên mặt một gương phẳng. Học sinh này nhìn thấy tia sáng phản xạ có phương thẳng đứng, hướng từ dưới lên. Hãy vận dụng định luật phản xạ ánh sáng để vẽ gương phẳng, tia sáng phản xạ và xác định góc tới trong thí nghiệm này.

Lời giải chi tiết :

Tia tới nằm ngang và tia phản xạ hướng thẳng đứng nên góc hợp bởi tia tới và tia phản xạ bằng 90°. Góc tới = góc phản xạ = 45°.

Hình minh họa:

image

Dụng cụ học tập

Chúng ta cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, máy tính cầm tay, các dụng cụ thí nghiệm như kính hiển vi, ống nghiệm, hóa chất,...

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Sách Giáo Khoa: Chân trời sáng tạo

- CHÂN TRỜI SÁNG TẠO là bộ sách giáo khoa hiện đại.

- Bộ sách giáo khoa CHÂN TRỜI SÁNG TẠO sẽ truyền cảm hứng để giúp các em học sinh phát triển toàn diện về tư duy, phẩm chất và năng lực, giúp người học dễ dàng vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn cuộc sống; giải quyết một cách linh hoạt, hài hoà các vấn đề giữa cá nhân và cộng đồng; nhận biết các giá trị bản thân và năng lực nghề nghiệp mà còn nuôi dưỡng lòng tự hào, tình yêu tha thiết với quê hương đất nước, mong muốn được góp sức xây dựng non sông này tươi đẹp hơn.

Đọc sách

Bạn có biết?

Môn Khoa Học Tự Nhiên là môn gì? Đây là môn học được xây dựng và phát triển dựa trên nền tảng của các môn Vật Lí, Hóa Học, Sinh Học và Khoa học Trái Đất. Có thể hiểu một cách đơn giản hơn là gộp các môn: Vật Lí, Hóa Học và Sinh Học ở chương trình THCS vào làm một.

Nguồn : Gia sư đất việt

Tâm sự Lớp 7

Lớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, chúng ta đã dần quen với nhịp điệu học tập. Hãy tiếp tục nỗ lực và khám phá thêm những kiến thức mới mẻ!

- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.

Nguồn : Sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK