Trang chủ Lớp 7 SBT Khoa học tự nhiên 7 - Chân trời sáng tạo Chủ đề 2. Phân tử Để pháo hoa có nhiều màu sắc khác nhau, người ta sẽ cho vào thuốc pháo các chất phụ gia tạo màu...

Để pháo hoa có nhiều màu sắc khác nhau, người ta sẽ cho vào thuốc pháo các chất phụ gia tạo màu...

Công thức hóa học của một chất là cách biểu diễn chất bằng kí hiệu hóa học của nguyên tố Hướng dẫn cách giải/trả lời 7.19 - Bài 7. Hóa trị và công thức hóa học - SBT Khoa học tự nhiên (KHTN) lớp 7 Chân trời sáng tạo.

Để pháo hoa có nhiều màu sắc khác nhau, người ta sẽ cho vào thuốc pháo các chất phụ gia tạo màu. Các chất phụ gia này thường là các muối của một số kim loại, trong đó có muối (Y) gồm kim loại M và nguyên tố chlorine. Biết (Y) có khối lượng phân tử là 135 amu và M chiếm 47,41% theo khối lượng. Xác định công thức hoá học của (Y).

Phương pháp giải :

- Công thức hóa học của một chất là cách biểu diễn chất bằng kí hiệu hóa học của nguyên tố kèm theo chỉ số ở chân bên phải kí hiệu hóa học.

- Quy tắc hóa trị: Trong công thức hóa học của hợp chất hai nguyên tố, tích của chỉ số và hóa trị của nguyên tố này bằng tích của chỉ số và hóa trị của nguyên tố kia.

Ví dụ: \({\rm{P}}_{\rm{2}}^{\rm{V}}{\rm{O}}_{\rm{5}}^{{\rm{II}}}\), ta có: 2 . V = 5 . II.

- Với hợp chất AxBy, ta có:

\({\rm{\% A = }}\frac{{{\rm{KLNT(A) }}{\rm{. x}}}}{{{\rm{KLPT(}}{{\rm{A}}_{\rm{x}}}{{\rm{B}}_{\rm{y}}}{\rm{)}}}}{\rm{ }}{\rm{. 100\% }}\)

Lời giải chi tiết:

Giả sử hóa trị của kim loại M là n.

Ta có công thức hóa học dạng chung của M và chlorine là \({\rm{M}}_{\rm{x}}^{\rm{n}}{\rm{Cl}}_{\rm{y}}^{\rm{I}}\)

Áp dụng quy tắc hóa trị: n . I = y . I

\( \Rightarrow \frac{{\rm{x}}}{{\rm{y}}}{\rm{ = }}\frac{{\rm{I}}}{{\rm{n}}}{\rm{ = }}\frac{{\rm{1}}}{{\rm{n}}}\)

⇨ Chọn x = 1; y = n.

⇨ Công thức hóa học của muối Y là MCln.

\(\begin{array}{l}{\rm{\% M = }}\frac{{{\rm{KLNT(M)}}}}{{{\rm{KLPT(MC}}{{\rm{l}}_{\rm{n}}}{\rm{)}}}}{\rm{ }}{\rm{. 100\% }}\\ \Leftrightarrow {\rm{ 47,41\% = }}\frac{{{\rm{KLNT(M)}}}}{{{\rm{135}}}}{\rm{ }}{\rm{. 100\% }}\\ \Rightarrow {\rm{KLNT(M)}} = \frac{{{\rm{47,41\% }}}}{{{\rm{100\% }}}}{\rm{ }}{\rm{. 135}} \approx {\rm{64 (amu)}}\end{array}\)

⇨ M là Cu.

Mặt khác: KLPT(CuCln) = 135 (amu)

⬄ 64 + n . 35,5 = 135

\( \Rightarrow {\rm{n = }}\frac{{{\rm{135 - 64}}}}{{35,5}}{\rm{ = 2}}\)

⇨ Công thức hóa học của muối Y là CuCl2.

Dụng cụ học tập

Chúng ta cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, máy tính cầm tay, các dụng cụ thí nghiệm như kính hiển vi, ống nghiệm, hóa chất,...

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Sách Giáo Khoa: Chân trời sáng tạo

- CHÂN TRỜI SÁNG TẠO là bộ sách giáo khoa hiện đại.

- Bộ sách giáo khoa CHÂN TRỜI SÁNG TẠO sẽ truyền cảm hứng để giúp các em học sinh phát triển toàn diện về tư duy, phẩm chất và năng lực, giúp người học dễ dàng vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn cuộc sống; giải quyết một cách linh hoạt, hài hoà các vấn đề giữa cá nhân và cộng đồng; nhận biết các giá trị bản thân và năng lực nghề nghiệp mà còn nuôi dưỡng lòng tự hào, tình yêu tha thiết với quê hương đất nước, mong muốn được góp sức xây dựng non sông này tươi đẹp hơn.

Đọc sách

Bạn có biết?

Môn Khoa Học Tự Nhiên là môn gì? Đây là môn học được xây dựng và phát triển dựa trên nền tảng của các môn Vật Lí, Hóa Học, Sinh Học và Khoa học Trái Đất. Có thể hiểu một cách đơn giản hơn là gộp các môn: Vật Lí, Hóa Học và Sinh Học ở chương trình THCS vào làm một.

Nguồn : Gia sư đất việt

Tâm sự Lớp 7

Lớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, chúng ta đã dần quen với nhịp điệu học tập. Hãy tiếp tục nỗ lực và khám phá thêm những kiến thức mới mẻ!

- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.

Nguồn : Sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK