Đọc lại văn bản Sang thu (Hữu Thỉnh) trong SGK Ngữ văn 7 (tập l) và trả lời các câu hỏi sau:
a. Chỉ ra nét độc đáo về cách dùng từ ngữ, hình ảnh và biện pháp tu từ trong hai câu thơ sau:
Có đám mây nùa hạ
Vắt nửa mình sang thu.
b. Em có cảm nhận như thế nào về bức tranh thiên nhiên được miêu tả qua bài thơ?
c. Nếu được chọn một hình ảnh miêu tả tinh tế và tài tình khoảnh khắc đất trời chuyển mình sang thu thì em sẽ chọn hình ảnh nào? Vì sao?
d. Theo em, từ “bỗng” trong hai đòng thơ: “Bỗng nhận ra hương ổi/ Phả vào trong gió se” có thể được thay bằng từ “đã” không? Vì sao?
Đọc lại văn bản Sang Thu và xem lại các câu hỏi và câu trả lời trong phần suy ngẫm và phản hồi ở Bài 1 SGK Ngữ Văn 7 tập 1, trang 16 để trả lời câu hỏi
a. Nét độc đáo của hai câu thơ được thể hiện qua:
- Sử dụng hình ảnh “đám mây mùa hạ” để miêu tả bước đi của mùa thu: gợi liên tưởng đến thời điểm chớm thu, đầu thu.
- Biện pháp tu từ nhân hoá được thể hiện qua những từ ngữ “vắt nửa mình”: miêu tả sinh động khoảnh khắc giao mùa cực kì ngắn ngủi của thiên nhiên, đem đến cho người đọc cảm nhận thu đến rất nhanh và dường như dư âm của mùa hè chưa kịp tan biến mà đang lẩn khuất, hiện hữu trong buổi đầu thu ấy.
b. Bức tranh miêu tả tinh tế khoảnh khắc đất trời chuyển từ hè sang thu. Bức tranh ấy được miêu tả sinh động, gợi cảm bằng tất cả các giác quan như: thị giác, thính giác, khứu giác,... Sự vật được tác giả miêu tả trong trạng thái “động”, tất cả đang ở trong trạng thái nửa lưu luyến mùa hạ, nửa háo hức, xôn xao với sự hiện diện của mùa thu. Bức tranh ấy vì thế dường như mang cả tâm trạng của nhà thơ trước khoảnh khắc giao mùa.
c. Hình ảnh “đám mây mùa hạ vắt nửa mình sang thu”
Vì đây quả là một sự liên tưởng thú vị, một hình ảnh đầy chất thơ, nhà thơ gợi ra trước mắt người đọc đám mây mùa hạ mỏng nhẹ, kéo dài như một dải lụa trên bầu trời mùa thu đã bắt đầu trong xanh. Hình ảnh này vừa có sức tạo hình trong không gian nhưng lại diễn tả sự vận động tinh tế của thời gian. Đám mây ấy như một nhịp cầu nối liền giữa hai mùa khiến ranh giới giữa hai mùa thu và mùa hạ trở nên mơ hồ, mong manh, không rõ rệt.
d. Trong hai dòng thơ “Bỗng nhận ra hương ổi/ Phả vào trong gió se”, không thể thay thế từ “bỗng” bằng từ “đã” vì:
- Từ “bỗng”: diễn tả một hành động/ quá trình xảy ra một cách tự nhiên, không ngờ, không lường trước được.
- Từ “đã”: biểu thị sự việc/ hiện tượng nói đến xảy ra trước hiện tại hoặc trước một thời điểm nào đó được xem là mốc.
Trong ngữ cảnh của văn bản Sang thu, từ “đã” không diễn tả được sự bất ngờ, ngạc nhiên đầy thú vị của tác giả khi đột nhiên nhận ra sự hiện diện của hương ổi - tín hiệu mùa thu trong không gian. Điều đó chứng tỏ mùa thu chỉ mới chợt đến, đến một cách rất nhanh và đột ngột nên đem đến cảm xúc đầy ngỡ ngàng xen lẫn thích thú của tác giả. Khoảnh khắc chuyển từ hè sang thu vì thế đã hoàn tất nêu dùng từ “đã”; còn ở đây tất cả đều chỉ mới bắt đầu
Học Văn cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, sách tham khảo về các tác phẩm văn học và từ điển.
- CHÂN TRỜI SÁNG TẠO là bộ sách giáo khoa hiện đại.
- Bộ sách giáo khoa CHÂN TRỜI SÁNG TẠO sẽ truyền cảm hứng để giúp các em học sinh phát triển toàn diện về tư duy, phẩm chất và năng lực, giúp người học dễ dàng vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn cuộc sống; giải quyết một cách linh hoạt, hài hoà các vấn đề giữa cá nhân và cộng đồng; nhận biết các giá trị bản thân và năng lực nghề nghiệp mà còn nuôi dưỡng lòng tự hào, tình yêu tha thiết với quê hương đất nước, mong muốn được góp sức xây dựng non sông này tươi đẹp hơn.
Ngữ văn là môn học khai phá vẻ đẹp của ngôn ngữ và văn học, giúp chúng ta hiểu sâu sắc hơn về văn hóa, lịch sử và tâm hồn con người qua từng tác phẩm văn chương và các hiện tượng ngôn ngữ học.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, chúng ta đã dần quen với nhịp điệu học tập. Hãy tiếp tục nỗ lực và khám phá thêm những kiến thức mới mẻ!
- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.
Nguồn : Sưu tậpCopyright © 2024 Giai BT SGK