Trang chủ Lớp 7 Lịch sử và địa lí lớp 7 - Chân trời sáng tạo Chương 1. Tây Âu từ thế kỉ V đến thế kỉ XVI Câu hỏi mục 1 trang 14 Lịch sử và Địa lý 7: Sự kết nối đường biển giữa châu Á và châu Âu...

Câu hỏi mục 1 trang 14 Lịch sử và Địa lý 7: Sự kết nối đường biển giữa châu Á và châu Âu...

Dựa vào màu sắc của các mũi tên (hình 2. Lời giải bài tập, câu hỏi Câu hỏi mục 1 trang 14 SGK Lịch sử và Địa lý 7 - Bài 2. Các cuộc phát kiến địa lí.

Dựa vào lược đồ 2.1 và thông tin trong bài, em hãy:

image

- Miêu tả trên lược đồ đường đi của các cuộc phát kiến địa lí. Kể tên những địa danh được các nhà thám hiểm đặt tên trên những chuyến hải trình của họ.

- Sự kết nối đường biển giữa châu Á và châu Âu, giữa châu Âu và châu Mỹ liên quan cụ thể đến những cuộc phát kiến địa lý nào? Chuyến đi nào kết nối tất cả các châu lục lại với nhau?

Phương pháp giải :

Dựa vào màu sắc của các mũi tên (hình 2.1) để biết được hướng đi của các nhà phát kiến địa lí.

Lời giải chi tiết:

* Đường đi của các cuộc phát kiến địa lí:

- Năm 1487, Đi-a-xơ (B.Dias) đã đi từ Bồ Đào Nha xuống được tận điểm cực nam của châu Phi. Ông đặt tên là Mũi Bão Tố, sau Mũi Hảo Vọng.

- Năm 1492, Cô-lôm-bô (C. Columbus) muốn tìm đường đến phương Đông, ông bắt đầu chuyến hành trình từ Tây Ban Nha, đi về phía tây và đến đảo Xan Xan-va-đô (Sal Salvador), Cu-ba rồi dừng lại vì đã tưởng đến được Ấn Độ.

- Năm 1498, V.Ga-ma (Vasco da Gama) tìm con đường sang phương Đông bằng đường biển. Từ Bồ Đào Nha, thuyền của ông đi vòng qua điểm cực nam của châu Phi, cập bến Ca-li-cút (Ấn Độ)

- Năm 1519, Ma-gien-lan (Magenllan) từ Tây Ban Nha vòng qua điểm cực nam của châu Mỹ, tiến vào biển (Thái Bình Dương). Nhưng sau đó ông bị thiệt mạng tại Phi-líp-pin trước khi đến được đảo Ma-lu-cu. Những người còn lại về đến Tây Ba Nha vào năm 1522.

* Sự kết nối đường biển giữa châu Á và châu Âu, giữa châu Âu và châu Mỹ liên quan cụ thể đến cuộc phát kiến địa lý của Ma-gien-lăng và Va-xcô đơ Ga-ma.

Chuyến đi kết nối tất cả các lục địa với nhau chính là chuyến đi của Ma-gien-lan.

Dụng cụ học tập

Học Lịch sử cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì và các tài liệu tham khảo về sự kiện, nhân vật lịch sử.

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Sách Giáo Khoa: Chân trời sáng tạo

- CHÂN TRỜI SÁNG TẠO là bộ sách giáo khoa hiện đại.

- Bộ sách giáo khoa CHÂN TRỜI SÁNG TẠO sẽ truyền cảm hứng để giúp các em học sinh phát triển toàn diện về tư duy, phẩm chất và năng lực, giúp người học dễ dàng vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn cuộc sống; giải quyết một cách linh hoạt, hài hoà các vấn đề giữa cá nhân và cộng đồng; nhận biết các giá trị bản thân và năng lực nghề nghiệp mà còn nuôi dưỡng lòng tự hào, tình yêu tha thiết với quê hương đất nước, mong muốn được góp sức xây dựng non sông này tươi đẹp hơn.

Đọc sách

Bạn có biết?

Lịch sử là môn học giúp ta nhìn lại quá khứ, hiểu rõ hơn về những sự kiện và con người đã góp phần hình thành thế giới hiện tại. Học lịch sử là cách chúng ta rút ra bài học từ những thăng trầm để hướng tới một tương lai tốt đẹp hơn.

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự Lớp 7

Lớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, chúng ta đã dần quen với nhịp điệu học tập. Hãy tiếp tục nỗ lực và khám phá thêm những kiến thức mới mẻ!

- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.

Nguồn : Sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK