Trang chủ Lớp 7 Lịch sử và địa lí lớp 7 - Chân trời sáng tạo Bài 11. Phương thức con người khai thác - sử dụng và bảo vệ thiên nhiên châu Phi Câu hỏi mục 1 trang 136 Lịch sử và Địa lý 7: Dựa vào hình 11.1 và thông tin trong bài, em hãy cho biết người dân châu Phi khai thác thiên nhiên ở các môi trường...

Câu hỏi mục 1 trang 136 Lịch sử và Địa lý 7: Dựa vào hình 11.1 và thông tin trong bài, em hãy cho biết người dân châu Phi khai thác thiên nhiên ở các môi trường...

Đọc thông tin trong mục 1 (Khai thác và sử dụng thiên nhiên), quan sát hình 11.1. Hướng dẫn trả lời Câu hỏi mục 1 trang 136 SGK Lịch sử và Địa lý 7 - Bài 11. Phương thức con người khai thác - sử dụng và bảo vệ thiên nhiên châu Phi.

Dựa vào hình 11.1 và thông tin trong bài, em hãy cho biết người dân châu Phi khai thác thiên nhiên ở các môi trường như thế nào?

image

Phương pháp giải :

Đọc thông tin trong mục 1 (Khai thác và sử dụng thiên nhiên), quan sát hình 11.1.

Lời giải chi tiết:

Người dân châu Phi khai thác thiên nhiên ở các môi trường như sau:

- Môi trường xích đạo:

+ Sử dụng đất trồng cây công nghiệp quy mô lớn (cọ dầu, ca cao, cao su, cây lương thực như ngô, lúa nước).

+ Khai thác khoáng sản (dầu mỏ, bô - xít,...).

- Môi trường nhiệt đới:

+ Nhiều quốc gia tận dụng ưu thế về hệ động, thực vật đặc trưng để thành lập các khu bảo tồn thiên nhiên nhằm bảo vệ đa dạng sinh học và thu hút khách du lịch.

+ Khai thác một số mỏ khoáng sản có giá trị như vàng, đồng,...

+ Khu vực Đông Nam châu Phi với lượng ẩm tương đối lớn, đang được khai thác trồng cây công nghiệp, cây ăn quả xuất khẩu.

+ Vùng ven sa mạc, trồng rừng ngăn hiện tượng sa mạc hóa.

+ Khu vực xavan Nam Xa-ha-ra, trồng các loại cây như bông, lạc,... và chăn nuôi dê, cừu,...

- Môi trường hoang mạc:

Một số quốc gia ứng dụng công nghệ để thích nghi với điều kiện khắc nghiệt của tự nhiên nhằm khai thác lãnh thổ hiệu quả như:

+ Khai thác, chế biến dầu mỏ và khí tự nhiên trong hoang mạc Xa-ha-ra;

+ Dùng công nghệ tưới và nhà kính để thành lập các trang trại ở ốc đảo;

+ Xây dựng các nhà máy điện mặt trời;

+ Tổ chức các giải thể thao như đua xe trên hoang mạc;

+ Tổ chức các hoạt động du lịch khám phá,...

- Môi trường cận nhiệt:

+ Trồng các loại cây cận nhiệt: lúa mì, nho, ô liu,... và chăn nuôi cừu.

+ Phát triển mạnh các hoạt động du lịch nghỉ dưỡng.

+ Khai thác khoáng sản: dầu khí ở phía bắc và vàng, kim cương ở phía nam.

Dụng cụ học tập

Học Lịch sử cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì và các tài liệu tham khảo về sự kiện, nhân vật lịch sử.

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Sách Giáo Khoa: Chân trời sáng tạo

- CHÂN TRỜI SÁNG TẠO là bộ sách giáo khoa hiện đại.

- Bộ sách giáo khoa CHÂN TRỜI SÁNG TẠO sẽ truyền cảm hứng để giúp các em học sinh phát triển toàn diện về tư duy, phẩm chất và năng lực, giúp người học dễ dàng vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn cuộc sống; giải quyết một cách linh hoạt, hài hoà các vấn đề giữa cá nhân và cộng đồng; nhận biết các giá trị bản thân và năng lực nghề nghiệp mà còn nuôi dưỡng lòng tự hào, tình yêu tha thiết với quê hương đất nước, mong muốn được góp sức xây dựng non sông này tươi đẹp hơn.

Đọc sách

Bạn có biết?

Lịch sử là môn học giúp ta nhìn lại quá khứ, hiểu rõ hơn về những sự kiện và con người đã góp phần hình thành thế giới hiện tại. Học lịch sử là cách chúng ta rút ra bài học từ những thăng trầm để hướng tới một tương lai tốt đẹp hơn.

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự Lớp 7

Lớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, chúng ta đã dần quen với nhịp điệu học tập. Hãy tiếp tục nỗ lực và khám phá thêm những kiến thức mới mẻ!

- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.

Nguồn : Sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK