Trang chủ Lớp 7 Lịch sử và địa lí lớp 7 - Chân trời sáng tạo Bài 9. Thiên nhiên châu Phi Bài 9. Thiên nhiên châu Phi Lịch sử và Địa lý 7 Chân trời sáng tạo: Dựa vào hình 9.2, cho biết hai trạm khí tượng trên thuộc đới khí hậu nào?...

Bài 9. Thiên nhiên châu Phi Lịch sử và Địa lý 7 Chân trời sáng tạo: Dựa vào hình 9.2, cho biết hai trạm khí tượng trên thuộc đới khí hậu nào?...

Hướng dẫn cách giải/trả lời bài 9. Thiên nhiên châu Phi SGK Lịch sử và Địa lý 7 Chân trời sáng tạo. Nêu đặc điểm hình dạng và kích thước châu Phi. Trình bày đặc điểm vị trí địa lý châu Phi. 2. Phân tích đặc điểm địa hình châu Phi...Dựa vào hình 9.2, cho biết hai trạm khí tượng trên thuộc đới khí hậu nào?

Câu hỏi:

? mục 1

Dựa vào hình 9.1 và thông tin trong bài, em hãy:

- Nêu đặc điểm hình dạng và kích thước châu Phi.

- Trình bày đặc điểm vị trí địa lý châu Phi.

imageHình 9.1. Bản đồ tự nhiên châu Phi

Hướng dẫn giải :

Đọc thông tin mục 1 (Vị trí, hình dạng và kích thước châu Phi) và quan sát hình 9.1.

Lời giải chi tiết :

- Đặc điểm hình dạng và kích thước châu Phi:

+ Hình dạng: Dạng hình khối, đường bờ biển ít bị chia cắt.

+ Kích thước: Diện tích hơn 30 triệu km2, lớn thứ ba thế giới (sau châu Á và châu Mỹ).

- Đặc điểm vị trí địa lý châu Phi:

+ Châu Phi nằm ở cả bán cầu Bắc và bán cầu Nam, bán cầu Đông và bán cầu Tây, phần lớn lãnh thổ nằm ở giữa chí tuyến Bắc và chí tuyến Nam.

+ Tiếp giáp:

Tiếp giáp lục địa: phía bắc giáp châu Âu qua biển Địa Trung Hải; phía đông giáp châu Á qua khu vực Biển Đỏ.

Tiếp giáp đại dương: giáp Ấn Độ Dương ở phía đông và Đại Tây Dương ở phía tây.


Câu hỏi:

? mục 2

Dựa vào hình 9.1 và thông tin trong bài, em hãy:

- Phân tích đặc điểm địa hình châu Phi.

- Cho biết sự phân bố các loại khoáng sản chính ở châu Phi.

image

Hình 9.1. Bản đồ tự nhiên châu Phi

Hướng dẫn giải :

- Đọc thông tin mục a (Địa hình và khoáng sản).

- Quan sát hình 9.1 (Đọc bảng chú giải để biết được kí hiệu và tên các loại khoáng sản chính ở châu Phi, sau đó xác định trên bản đồ vị trí phân bố các loại khoáng sản đó).

Lời giải chi tiết :

- Đặc điểm địa hình châu Phi:

+ Bề mặt khá bằng phẳng, độ cao trung bình khoảng 750m so với mực nước biển.

+ Địa hình cao về phía đông nam và thấp dần về phía tây bắc.

+ Các dạng địa hình chính: sơn nguyên, bồn địa, hoang mạc, núi thấp và đồng bằng.

Sơn nguyên: nơi có nhiều đỉnh núi cao hơn 4000 m, phân bố phía đông và phía nam (SN. Ê-ti-ô-pi-a, SN.Đông Phi,...).

Bồn địa:xen giữa các vùng đất cao, điển hình như bồn địa Công-gô, Ca-la-ha-ri, Sat,...

Hoang mạc: rất rộng lớn và khô hạn (Xa-ha-ra, Na-mip,...).

Núi thấp:tập trung phía bắc và phía nam châu Phi (Át-lát, Đrê-ken-béc,...).

Đồng bằng: thấp, diện tích nhỏ, phân bố ven biển (Đồng bằng châu thổ sông Nin, các đồng bằng ven vịnh Ghi-nê,...).

- Sự phân bố các loại khoáng sản chính ở châu Phi:

+ Dầu mỏ: Bắc Phi.

+ Kim loại quý (vàng, kim cương): Nam Phi.

Dựa vào hình 9.2 và thông tin trong bài, em hãy :

- Nêu tên các đới khí hậu ở châu Phi.

- Nhận xét đặc điểm chung của khí hậu châu Phi.

image

Hình 9.2. Bản đồ khí hậu châu Phi

Hướng dẫn giải :

Đọc thông tin trong mục b (Khí hậu) và quan sát hình 9.2.

Lời giải chi tiết :

- Các đới khí hậu ở châu Phi:

+ Đới khí hậu xích đạo;

+ Đới khí hậu cận xích đạo;

+ Đới khí hậu nhiệt đới;

+ Đới khí hậu cận nhiệt.

- Đặc điểm chung của khí hậu châu Phi:

+ Khí hậu khô nóng bậc nhất thế giới, nhiệt độ trung bình năm trên 20oC, lượng mưa thấp.

+ Các đới khí hậu phân bố gần như đối xứng nhau qua Xích đạo.

Dựa vào hình 9.1 và thông tin trong bài, em hãy.

- Nêu tên các sông và hồ chính ở châu Phi.

- Nhận xét đặc điểm mạng lưới sông, hồ ở châu Phi.

image

Hình 9.1. Bản đồ tự nhiên châu Phi

Hướng dẫn giải :

Dựa vào thông tin trong mục c (Sông, hồ) và quan sát hình 9.1.

Giải chi tiết:

- Các sông và hồ chính ở châu Phi:

+ Các sông chính: Công-gô, Nin, Dăm-be-đi, Ni-giê,...

+ Các hồ chính: Vích-to-ri-a, Tan-ga-ni-ca, Ma-la-uy,...

- Nhận xét đặc điểm mạng lưới sông, hồ ở châu Phi:

+ Mạng lưới sông ngòi của phân bố không đều.

+ Nguồn cấp nước chủ yếu là nước mưa nên chế độ nước sông phụ thuộc chế độ mưa.

+ Các hoang mạc rất ít sông, chỉ có dòng chảy vào mùa mưa và không có nước vào mùa khô

+ Bồn địa Công-gô và phía bắc vịnh Ghi-nê có mưa nhiều nên mạng lưới sông dày đặc, lượng nước lớn.

+ Có nhiều hồ lớn, là nguồn cung cấp nước ngọt và thủy sản quan trọng cho người dân.

Dựa vào thông tin trong bài, em hãy trình bày đặc điểm các môi trường thiên nhiên ở châu Phi.

Hướng dẫn giải :

Đọc thông tin mục d (Các môi trường tự nhiên).

Lời giải chi tiết :

Đặc điểm các môi trường thiên nhiên ở châu Phi:

* Môi trường Xích đạo

- Phạm vi: gồm bồn địa Công-gô và duyên hải phía bắc vịnh Ghi-nê.

- Sinh vật: rất phát triển, đặc trưng là rừng thường xanh.

- Sông ngòi: mạng lưới dày đặc, nhiều nước quanh năm.

- Đất: màu mỡ, thuận lợi phát triển nông nghiệp.

* Môi trường nhiệt đới

- Phạm vi: phân bố ở hai bên môi trường xích đạo

- Sinh vật: phân hoá ra mùa mưa và mùa khô rõ rệt. Càng về phía chí tuyến thảm thực vật chuyển từ kiểu rừng sang đồng cỏ cao và cây bụi.

- Sông ngòi: lưu lượng nước khá lớn nhưng thay đổi theo mùa .

- Đất: đất đỏ vàng là chủ yếu, có thể khai thác tốt cho nông nghiệp nếu đảm bảo được nước tưới.

* Môi trường hoang mạc

- Phạm vi: chiếm diện tích lớn, phân bố chủ yếu ở khu vực chí tuyến.

- Thảm thực vật, sông ngòi kém phát triển.

* Môi trường cận nhiệt

- Phạm vi: chiếm một phần lãnh thổ nhỏ ở phía bắc và nam châu Phi.

- Thảm thực vật là cây lá cứng để hạn chế thoát nước.

- Mạng lưới sông ít phát triển.


Câu hỏi:

Luyện tập

Cho biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa của hai trạm khí tượng sau:

a. Dựa vào hình 9.2, cho biết hai trạm khí tượng trên thuộc đới khí hậu nào?

b. Ở mỗi trạm khí tượng, em hãy cho biết:

- Nhiệt độ tháng cao nhất, nhiệt độ tháng thấp nhất vào những tháng nào.

- Tổng lượng mưa năm, tháng có lượng mưa cao nhất, tháng có lượng mưa thấp nhất.

image

Hướng dẫn giải :

- Dựa vào hình 9.2 để xác định các trạm khí tượng Be-ta và Kêp-tao thuộc đới khí hậu nào.

- Quan sát biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa tại 2 trạm khí tượng hình 9.4 để nhận xét nhiệt độ và lượng mưa của từng trạm khí tượng theo các tiêu chí trong đề bài.

Lời giải chi tiết :

a. Biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa

- Trạm Ba-ta thuộc đới khí hậu xích đạo.

- Trạm Kêp-tao thuộc đới khí hậu cận nhiệt.

Nguyên nhân: nhiệt độ chênh lệch giữa mùa đông và mùa hạ lớn lượng mưa trung bình năm thấp.

b. Nhiệt độ, lượng mưa tại các trạm khí tượng

Tiêu chí

Trạm Ba-ta

Trạm Kêp-tao

Nhiệt độ

Nhiệt độ tháng cao nhất

26oC (tháng 2)

20oC (tháng 1, 2)

Nhiệt độ tháng thấp nhất

24oC (tháng 7)

11oC (tháng 7)

Tổng lượng mưa năm

2 234 mm

615 mm

Tháng có lượng mưa cao nhất

Tháng 10 (460 mm)

Tháng 6 (80 mm)

Tháng có lượng mưa thấp nhất

Tháng 7 (20 mm)

Tháng 11 (30 mm)

Vì sao mạng lưới sông, hồ ở châu Phi phân bố không đều.

Hướng dẫn giải :

Dựa vào kiến thức đã học để giải thích.

Lời giải chi tiết :

Mạng lưới sông, hồ ở châu Phi phân bố không đều do

- Châu Phi có nhiệt độ trung bình cao nhất thế giới, thiên nhiên thuộc nhiều kiểu môi trường của đới nóng (xích đạo, nhiệt đới, hoang mạc và cận nhiệt) và mỗi kiểu môi trường lại có nhiệt độ và lượng mưa khác nhau.

- Trong khi đó, lượng nước sông hồ chủ yếu phụ thuộc vào chế độ mưa => sông, ngòi phân bố không đều.


Câu hỏi:

Vận dụng

Em hãy sưu tầm hình ảnh và viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) giới thiệu một di sản thiên nhiên hoặc một vườn quốc gia ở châu Phi.

Hướng dẫn giải :

Dựa vào hiểu biết của bản thân và tham khảo trên mạng Internet.

Lời giải chi tiết :

Khu bảo tồn quốc gia Loango (hay Vườn quốc gia Loango) là một trong những điểm đến đặc sắc của châu Phi. Đây là khu bảo tồn môi trường sống ven biển rộng 220 km2.

Loango là nơi trú ẩn của nhiều loài động vật hoang dã quý hiếm như cá voi lưng gù, cá voi sát thủ, voi rừng châu Phi, báo hoa mai, trâu rừng châu Phi, khỉ đột. Ngoài ra, Loango còn có hệ sinh thái savan (thảm thực vật nhiệt đới, trong đó tầng ưu thế sinh thái là tầng cỏ), đầm lầy, rừng ven biển... mang nét đặc trưng của địa hình đầm phá ở châu Phi.


Dụng cụ học tập

Học Lịch sử cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì và các tài liệu tham khảo về sự kiện, nhân vật lịch sử.

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Sách Giáo Khoa: Chân trời sáng tạo

- CHÂN TRỜI SÁNG TẠO là bộ sách giáo khoa hiện đại.

- Bộ sách giáo khoa CHÂN TRỜI SÁNG TẠO sẽ truyền cảm hứng để giúp các em học sinh phát triển toàn diện về tư duy, phẩm chất và năng lực, giúp người học dễ dàng vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn cuộc sống; giải quyết một cách linh hoạt, hài hoà các vấn đề giữa cá nhân và cộng đồng; nhận biết các giá trị bản thân và năng lực nghề nghiệp mà còn nuôi dưỡng lòng tự hào, tình yêu tha thiết với quê hương đất nước, mong muốn được góp sức xây dựng non sông này tươi đẹp hơn.

Đọc sách

Bạn có biết?

Lịch sử là môn học giúp ta nhìn lại quá khứ, hiểu rõ hơn về những sự kiện và con người đã góp phần hình thành thế giới hiện tại. Học lịch sử là cách chúng ta rút ra bài học từ những thăng trầm để hướng tới một tương lai tốt đẹp hơn.

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự Lớp 7

Lớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, chúng ta đã dần quen với nhịp điệu học tập. Hãy tiếp tục nỗ lực và khám phá thêm những kiến thức mới mẻ!

- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.

Nguồn : Sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK