Dựa vào hình 5.1 và thông tin trong bài em hãy:
- Kể tên và xác định trên bản đồ các khu vực địa hình của châu Á.
- Xác định khu vực phân bố khoáng sản chính ở châu Á.
- Trình bày ý nghĩa của đặc điểm địa hình, khoáng sản đối với việc sử dụng và bảo vệ tự nhiên.
Đọc thông tin mục a (Địa hình, khoáng sản) và quan sát hình 5.1.
- Châu Á có 2 khu vực địa hình chính:
+ Khu vực núi, cao nguyên và sơn nguyên.
+ Khu vực đồng bằng.
- Khu vực phân bố khoáng sản chính ở châu Á:
+ Dầu mỏ: Tây Á, Đông Nam Á.
+ Than: CN. Trung Xi-bia và khu vực Đông Á.
+ Sắt: Đông Á và Nam Á.
- Ý nghĩa của đặc điểm địa hình, khoáng sản đối với việc sử dụng và bảo vệ tự nhiên:
+ Địa hình núi, cao nguyên, sơn nguyên với ¾ diện tích lãnh thổ thuận lợi phát triển chăn nuôi du mục, trồng cây đặc sản; nhưng khai thác cần chú ý chống xói mòn, sạt lở đất,...
+ Đồng bằng thuận lợi cho sản xuất và định cư.
+ Tài nguyên khoáng sản phong phú có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của nhiều quốc gia trong châu lục; nhưng trong quá trình khai thác khoáng sản cần chú ý bảo vệ, sử dụng tiết kiệm hiệu quả, hạn chế tối đa ô nhiễm môi trường.
Trả lời câu hỏi mục 2b trang 113 SGK Lịch sử và Địa lý 7
Dựa vào hình 5.2 và thông tin trong bài, em hãy:
- Kể tên các đới và kiểu khí hậu ở châu Á .
- Cho biết khí hậu châu Á phân bố như thế nào? Kiểu khí hậu nào là phổ biến nhất?
Quan sát hình 5.2 và đọc thông tin mục b (Khí hậu).
Đới khí hậu |
Kiểu khí hậu |
Đới khí hậu cực và cận cực |
|
Đới khí hậu ôn đới |
- Ôn đới lục địa - Ôn đới gió mùa - Ôn đới hải dương |
Đới khí hậu cận nhiệt |
- Cận nhiệt địa trung hải - Cận nhiệt lục địa - Cận nhiệt gió mùa - Núi cao |
Đới khí hậu nhiệt đới |
- Nhiệt đới khô - Nhiệt đới gió mùa |
Đới khí hậu xích đạo và cận xích đạo |
- Khí hậu châu Á phân hóa đa dạng thành nhiều đới. Mỗi đới khí hậu gồm nhiều kiểu, có sự khác biệt lớn về nhiệt độ, gió, lượng mưa.
- Phổ biến là kiểu khí hậu gió mùa và khí hậu lục địa.
Trả lời câu hỏi mục 2c trang 114 SGK Lịch sử và Địa lý 7
Dựa vào hình 5.1 và thông tin trong bài em hãy.
- Kể tên một số sông và hồ lớn ở châu Á
- Trình bày đặc điểm sông ngòi châu Á.
- Nêu ý nghĩa của sông, hồ đối với việc sử dụng và bảo vệ tự nhiên.
Quan sát hình 5.1 và đọc thông tin trong mục c (Sông ngòi và hồ).
- Một số sông và hồ lớn ở châu Á:
+ Sông lớn: Ô-bi, Hoàng Hà, Trường Giang, Mê Công, Ấn, Hằng,...
+ Hồ lớn: Ca-xpi, Bai-can, A-ran, Ban-khat,...
- Đặc điểm sông ngòi châu Á:
+ Nhiều hệ thống sông lớn bậc nhất thế giới nhưng phân bố không đều.
Các khu vực mưa nhiều (Đông Á, Đông Nam Á, Nam Á): sông có lượng nước lớn, mùa lũ tương ứng mùa mưa, mùa cạn tương ứng mùa khô.
Các khu vực khô hạn (Tây Nam Á, Trung Á): mạng lưới sông thưa thớt, nhiều nơi trong nội địa không có dòng chảy.
+ Sông ngòi tạo điều kiện phát triển thủy điện, du lịch, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản, giao thông đường thủy…
+ Vào mùa mưa thường có lũ, gây nhiều thiệt hại lớn.
- Ý nghĩa của sông, hồ đối với việc bảo vệ tự nhiên:
+ Sông cung cấp nước cho cây sinh trưởng và phát triển;
+ Hồ giúp điều hòa không khí, tạo phong cảnh thiên nhiên tươi đẹp và là nơi cư trú của nhiều loài sinh vật.
Dựa vào hình 5.1, hình 5.2 và thông tin trong bài, em hãy:
- Trình bày sự phân hóa của các đới thiên nhiên châu Á
- Cho biết việc khai thác và sử dụng các đới thiên nhiên cần chú ý vấn đề gì để bảo vệ môi trường.
Dựa vào hình 5.1 hình 5.2 và thông tin trong mục d (Các đới thiên nhiên).
- Sự phân hóa các đới thiên nhiên châu Á (3 đới thiên nhiên):
Đới lạnh:
+ Phân bố: phía bắc châu lục.
+ Thời tiết khắc nghiệt và có gió mạnh.
+ Thực vật: phổ biến hoang mạc cực, đồng rêu và đồng rêu rừng.
+ Động vật: các loài chịu lạnh, mùa hạ các loài chim di cư từ phương Nam lên.
Đới ôn hòa:
+ Chiếm diện tích lớn nhất.
+ Khí hậu: càng vào sâu trong nội địa càng khô hạn.
+ Thực vật: phân hóa từ rừng lá kim sang rừng lá rộng, thảo nguyên rừng và thảo nguyên.
Đới nóng
+ Chủ yếu có khí hậu gió mùa, xích đạo.
+ Thực vật điển hình: rừng nhiệt đới; những nơi khuất gió hoặc khô hạn có rừng thưa, xavan, cây bụi và hoang mạc.
- Việc khai thác và sử dụng các đới thiên nhiên cần chú ý vấn đề bảo vệ và phục hồi rừng nhằm bảo vệ môi trường.
Học Lịch sử cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì và các tài liệu tham khảo về sự kiện, nhân vật lịch sử.
- CHÂN TRỜI SÁNG TẠO là bộ sách giáo khoa hiện đại.
- Bộ sách giáo khoa CHÂN TRỜI SÁNG TẠO sẽ truyền cảm hứng để giúp các em học sinh phát triển toàn diện về tư duy, phẩm chất và năng lực, giúp người học dễ dàng vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn cuộc sống; giải quyết một cách linh hoạt, hài hoà các vấn đề giữa cá nhân và cộng đồng; nhận biết các giá trị bản thân và năng lực nghề nghiệp mà còn nuôi dưỡng lòng tự hào, tình yêu tha thiết với quê hương đất nước, mong muốn được góp sức xây dựng non sông này tươi đẹp hơn.
Lịch sử là môn học giúp ta nhìn lại quá khứ, hiểu rõ hơn về những sự kiện và con người đã góp phần hình thành thế giới hiện tại. Học lịch sử là cách chúng ta rút ra bài học từ những thăng trầm để hướng tới một tương lai tốt đẹp hơn.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, chúng ta đã dần quen với nhịp điệu học tập. Hãy tiếp tục nỗ lực và khám phá thêm những kiến thức mới mẻ!
- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.
Nguồn : Sưu tậpCopyright © 2024 Giai BT SGK