Trang chủ Lớp 7 SGK Khoa học tự nhiên 7 - Chân trời sáng tạo Chủ đề 7. Trao đổi chất và năng lượng ở sinh vật Việc thiết kế để cốc A ở chỗ tối, cốc B ở chỗ có ánh sáng nhằm mục đích gì?...

Việc thiết kế để cốc A ở chỗ tối, cốc B ở chỗ có ánh sáng nhằm mục đích gì?...

Trả lời Báo cáo thực hành - Bài 24. Thực hành: Chứng minh quang hợp ở cây xanh trang 114, 115 SGK Khoa học tự nhiên 7 - Chân trời sáng tạo.

4. Kết quả thực hiện

4.1. Thí nghiệm 1:

- Giải thích tác dụng của các bước sau:

  • Dùng băng giấy đen che phủ một phần lá cây ở cả hai mặt.
  • Đun sôi lá cây thí nghiệm bằng nước cất.
  • Đun cách thủy lá cây thí nghiệm bằng cồn 90o.
  • Nhỏ thuốc thử iodine vào lá cây sau khi đã đun sôi cách thủy và rửa bằng nước ấm.

- Vẽ và chú thích kết quả màu sắc của lá cây thu được sau khi thử với iodine.

Lời giải chi tiết:

- Tác dụng của các bước trong thí nghiệm:

image

- Vẽ và chú thích kết quả màu sắc của lá cây:

image

4.2. Thí nghiệm 2:

- Việc thiết kế để cốc A ở chỗ tối, cốc B ở chỗ có ánh sáng nhằm mục đích gì?

- Hiện tượng nào giúp em xác định có khí tạo ra?

- Giải thích hiện tượng khi đưa que diêm còn tàn đỏ vào miệng ống nghiệm ở cốc B.

Lời giải chi tiết:

  • Mục đích của việc thiết kế cốc A ở chỗ tối, cốc B ở chỗ có ánh sáng là: ạo ra điều kiện quang hợp khác nhau để so sánh kết quả thí nghiệm: Để cốc A ở chỗ tối để cây ở cốc A không nhận được ánh sáng → không tiến hành quang hợp được; để cốc B ở chỗ có ánh sáng để cây ở cốc B nhận được ánh sáng → tiến hành quang hợp bình thường.
  • Hiện tượng giúp nhận biết có khí tạo ra là: xuất hiện bọt khí ở ống nghiệm và nước ở ống nghiệm rút xuống một phần hoặc hết.
  • Khi đưa que diêm còn tàn đỏ vào miệng ống nghiệm ở cốc B, que diêm cháy thành ngọn lửa: Ở ống nghiệm B, do nhận được ánh sáng đầy đủ nên cành rong ở ống nghiệm B tiến hành quá trình quang hợp thải khí oxygen (oxygen nhẹ hơn nước tạo thành bọt khí đẩy lên trên trong ống nghiệm B) → Khi đưa tàn diêm vào thì tàn diêm bùng cháy do oxygen là loại khí duy trì sự cháy.

5 Kết luận:

Chất tạo thành trong quá trình quang hợp của cây xanh có tinh bột.

Khí tạo thành trong quá trình quang hợp của cây xanh là khí oxygen.

Dụng cụ học tập

Chúng ta cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, máy tính cầm tay, các dụng cụ thí nghiệm như kính hiển vi, ống nghiệm, hóa chất,...

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Sách Giáo Khoa: Chân trời sáng tạo

- CHÂN TRỜI SÁNG TẠO là bộ sách giáo khoa hiện đại.

- Bộ sách giáo khoa CHÂN TRỜI SÁNG TẠO sẽ truyền cảm hứng để giúp các em học sinh phát triển toàn diện về tư duy, phẩm chất và năng lực, giúp người học dễ dàng vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn cuộc sống; giải quyết một cách linh hoạt, hài hoà các vấn đề giữa cá nhân và cộng đồng; nhận biết các giá trị bản thân và năng lực nghề nghiệp mà còn nuôi dưỡng lòng tự hào, tình yêu tha thiết với quê hương đất nước, mong muốn được góp sức xây dựng non sông này tươi đẹp hơn.

Đọc sách

Bạn có biết?

Môn Khoa Học Tự Nhiên là môn gì? Đây là môn học được xây dựng và phát triển dựa trên nền tảng của các môn Vật Lí, Hóa Học, Sinh Học và Khoa học Trái Đất. Có thể hiểu một cách đơn giản hơn là gộp các môn: Vật Lí, Hóa Học và Sinh Học ở chương trình THCS vào làm một.

Nguồn : Gia sư đất việt

Tâm sự Lớp 7

Lớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, chúng ta đã dần quen với nhịp điệu học tập. Hãy tiếp tục nỗ lực và khám phá thêm những kiến thức mới mẻ!

- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.

Nguồn : Sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK