1. Chuẩn bị
Dụng cụ: Cốc thủy tinh, giấy thấm, băng keo trong, máy sấy, dao mổ, đồng hồ bấm giờ, đũa thủy tinh, đĩa petri, kính lúp.
Hóa chất: Nước cất, màu thực phẩm hay mực viết màu tím, cobalt chloride 5% (CoCl2), lọ calcium chloride (CaCl2) khô.
Mẫu vật: Cành hoa (huệ, hồng trắng, cúc trắng …), một cây bất kì còn nguyên lá.
2. Cách tiến hành
Thí nghiệm chứng minh thân vận chuyển nước
Bước 1: Cho nước vào cốc thủy tinh có đánh số 1 và 2. Sau đó, cho màu thực phẩm (hay mực viết) vào cả hai cốc, khuấy đều để tạo thành dung dịch màu (Hình 31.1).
Bước 2: Cắm vào mỗi cốc dung dịch màu 1 – 2 cành hoa (đã được cắt chéo, ngắn khoảng 10 – 15 cm). Để hai cốc vào chỗ thoáng khoảng 60 – 90 phút (Hình 31.2).
Bước 3:
+ Cốc 1: Cắt dần cành hoa từ trên xuống bằng dao mổ, dùng kính lúp để quan sát lát cắt và xác định vị trí của dung dịch màu (Hình 31.3).
+ Cốc 2: Quan sát sự thay đổi màu sắc của cánh hoa.
Thí nghiệm chứng minh lá thoát hơi nước
Bước 1: Chuẩn bị giấy tẩm dung dịch CoCl2.
+ Dùng kéo cắt giấy thấm thành những miếng nhỏ hình chữ nhật có kích thước 1 cm x 2 cm (Hình 31.4a).
+ Ngâm các mảnh giáy thấm trong dung dịch CoCl2 khoảng 25 – 30 phút cho mảnh giấy thám đều CoCl2, lúc này giấy có màu hồng (Hình 31.4b).
+ Sấy các mảnh giấy thấm bằng máy sấy đến lúc khô, lúc này giấy sẽ chuyển màu xanh da trời. Sau đó cho các mảnh giấy này vào lọ CaCl2 (Hình 31.5).
Bước 2: Đặt vào mỗi mặt lá một mảnh giấy thấm đã tẩm dung dịch CoCl2 theo hết chiều ngang của lá và dùng băng keo trong dán đè lên mảnh giấy để tạo một hệ thống kín (Hình 31.6).
Lưu ý: Khi kẹp giấy thấm nên cùng làm trên một lá hoặc các lá có độ tuổi tương đương để đảm bảo tính chính xác.
Bước 3: Quan sát và giải thích sự chuyển màu của giấy thấm sau 20 phút.
Viết và trình bày báo cáo theo mẫu:
4. Kết quả triển khai kế hoạch:
Thí nghiệm chứng minh thân vận chuyển nước:
Kết quả:
Giải thích: Nhờ các mạch gỗ trong thân, nước được vận chuyển từ thân lên lá, hoa.
Thí nghiệm chứng minh lá thoát hơi nước:
Kết quả:
Sau 20 phút quan sát thấy mảnh giấy từ màu xanh da trời chuyển dần sang màu hồng. Trong đó, mảnh giấy kẹp ở mặt dưới của lá có tốc độ chuyển màu hồng nhanh hơn mảnh giấy kẹp ở mặt trên của lá.
Giải thích:
5. Kết luận
Thân cây có vai trò vận chuyển nước.
Lá cây có vai trò thoát hơi nước.
Chúng ta cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, máy tính cầm tay, các dụng cụ thí nghiệm như kính hiển vi, ống nghiệm, hóa chất,...
- CHÂN TRỜI SÁNG TẠO là bộ sách giáo khoa hiện đại.
- Bộ sách giáo khoa CHÂN TRỜI SÁNG TẠO sẽ truyền cảm hứng để giúp các em học sinh phát triển toàn diện về tư duy, phẩm chất và năng lực, giúp người học dễ dàng vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn cuộc sống; giải quyết một cách linh hoạt, hài hoà các vấn đề giữa cá nhân và cộng đồng; nhận biết các giá trị bản thân và năng lực nghề nghiệp mà còn nuôi dưỡng lòng tự hào, tình yêu tha thiết với quê hương đất nước, mong muốn được góp sức xây dựng non sông này tươi đẹp hơn.
Môn Khoa Học Tự Nhiên là môn gì? Đây là môn học được xây dựng và phát triển dựa trên nền tảng của các môn Vật Lí, Hóa Học, Sinh Học và Khoa học Trái Đất. Có thể hiểu một cách đơn giản hơn là gộp các môn: Vật Lí, Hóa Học và Sinh Học ở chương trình THCS vào làm một.
Nguồn : Gia sư đất việtLớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, chúng ta đã dần quen với nhịp điệu học tập. Hãy tiếp tục nỗ lực và khám phá thêm những kiến thức mới mẻ!
- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.
Nguồn : Sưu tậpCopyright © 2024 Giai BT SGK