Trang chủ Lớp 6 Sách bài tập Lịch sử và Địa lí lớp 6 - Chân trời sáng tạo Chương 5 Việt Nam từ khoảng thế kỉ VII trước công nguyên đến đầu thế kỉ X - Sách bài tập Bài 4 trang 48 SBT Lịch sử và Địa lí 6- Chân trời sáng tạo: Để “đọc” được những hình chạm khắc trên trống đồng thời kì văn hoá Đông Sơn thật sự không đơn...

Bài 4 trang 48 SBT Lịch sử và Địa lí 6- Chân trời sáng tạo: Để “đọc” được những hình chạm khắc trên trống đồng thời kì văn hoá Đông Sơn thật sự không đơn...

Lời giải bài tập, câu hỏi 1, 2, 3, bài 4 trang 48 sách bài tập (SBT) Lịch sử và Địa lí 6- Chân trời sáng tạo - Bài 15: Đời sống của người Việt thời kì Văn Lang - Âu Lạc. Để “đọc” được những hình chạm khắc trên trống đồng thời kì văn hoá Đông Sơn thật sự không đơn...

Để “đọc” được những hình chạm khắc trên trống đồng thời kì văn hoá Đông Sơn thật sự không đơn giản. Ví dụ, chúng ta biết đó là những con chim đang bay thành vòng tròn trên mặt trống nhưng không rõ đó có phải là chim Lạc như ý kiến của nhiều nhà nghiên cứu hay không? Nhiều hình khắc có thể được nhận biết và mô tả nhưng không dễ giải mã ý nghĩa của chúng. Dù vậy, trải nghiệm quá khứ bằng cách quan sát và phân tích những hình chạm khắc của người xưa vẫn là một phương pháp thực sự thú vị và hiệu quả khi các em học lịch sử.

image

Nhìn vào một số hình chạm khắc trên mặt trống đồng Ngọc Lũ (xem trang 48), hãy chọn một hình mà em thích, sau đó mô tả nó theo những gợi ý sau:

Câu hỏi:

1

Tìm hiểu xuất xứ của trống đồng Ngọc Lũ (tham khảo thêm mục Em có biết trang 78 SGK).

Hướng dẫn giải :

Dựa vào thông tin trang 78 SGK

Lời giải chi tiết :

Xuất xứ của trống đồng Ngọc Lũ: được phát hiện năm 1983 ở Như Trác, huyện Nam Xang (nay là huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam).


Câu hỏi:

2

Hình ảnh đó diễn tả cảnh gì hay vật gì?

Hướng dẫn giải :

Nêu suy nghĩ của em và tham khảo thêm tài liệu bên ngoài

Lời giải chi tiết :

Trong hình là người mặc áo lông chim đang nhảy múa, người giã gạo chày đôi, người đánh trống, nhà sàn mái cong, hươu đang đi cùng chim mỏ ngắn bay và chim mỏ dài đứng.


Câu hỏi:

3

Những thông tin gì về đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang, Âu Lạc được thể hiện qua những hình ảnh đó?

Hướng dẫn giải :

Dựa vào nội dung trang 78-79 SGk và quan sát hình ảnh trên

Lời giải chi tiết :

Những thông tin về đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang, Âu Lạc được thể hiện qua những hình ảnh đó như:

- Tín ngưỡng của người dân, sự sùng bái thiên nhiên của dân tộc Đại Việt.

- Ngày lễ, ngày tết có bánh chưng, bánh giày.

- Thức ăn là cơm nếp, cơm tẻ,…

- Cách ăn mặc nam đóng khổ, mình trần, đi chân đất; nữ mặc váy, áo xẻ giữa, có yếm che ngực.

- Nhà ở bằng nhà sàn, nhà có mái cong hình thuyền hoặc mái tròn hình mui thuyền.

- Phương tiện đi lại chủ yếu bằng thuyền.

Dụng cụ học tập

Chúng ta cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, bản đồ, quả địa cầu và sách tham khảo về lịch sử và địa lý.

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Sách Giáo Khoa: Chân trời sáng tạo

- CHÂN TRỜI SÁNG TẠO là bộ sách giáo khoa hiện đại.

- Bộ sách giáo khoa CHÂN TRỜI SÁNG TẠO sẽ truyền cảm hứng để giúp các em học sinh phát triển toàn diện về tư duy, phẩm chất và năng lực, giúp người học dễ dàng vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn cuộc sống; giải quyết một cách linh hoạt, hài hoà các vấn đề giữa cá nhân và cộng đồng; nhận biết các giá trị bản thân và năng lực nghề nghiệp mà còn nuôi dưỡng lòng tự hào, tình yêu tha thiết với quê hương đất nước, mong muốn được góp sức xây dựng non sông này tươi đẹp hơn.

Đọc sách

Bạn có biết?

Lịch sử và Địa lí là môn học bắt buộc, được dạy học từ lớp 6 đến lớp 9. Môn học gồm các nội dung giáo dục lịch sử, địa lí và một số chủ đề liên môn, đồng thời lồng ghép, tích hợp kiến thức ở mức độ đơn giản về kinh tế, văn hoá, khoa học, tôn giáo,...

Nguồn : Bộ giáo dục và đào tạo

Tâm sự Lớp 6

Lớp 6 - Năm đầu tiên của cấp trung học cơ sở, mọi thứ đều mới mẻ và đầy thách thức. Hãy tự tin làm quen với bạn bè mới và đón nhận những cơ hội học tập thú vị!

- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.

Nguồn : Sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK