Từ những thông tin ở trang 54 và 55 trong SGK liên quan đến tổ chức nhà nước ở A-ten, em hãy cho biết:
Nhà nước A-ten có những cơ quan chính nào?
Dựa vào mục II trang 54 SGK
Nhà nước A-ten có 4 cơ quan chính: Đại hội nhân dân, Hội đồng 10 tướng lĩnh, Hội đồng 500, Tòa án 6000 người.
Cơ quan nào được quyết định việc bầu cử, bốc thăm bổ nhiệm các chức vụ của nhà nước? Ý nghĩa của việc đó là gì?
Dựa vào mục "Em có biết” trang 55 SGK.
Cơ quan được quyết định việc bầu cử, bốc thăm bổ nhiệm các chức vụ của nhà nước là: Đại hội nhân dân.
=> Ý nghĩa: Có quyền bầu cử, giám sát , bãi nhiệm các viên chức trong bộ máy nhà nước qua hình thức bỏ phiếu bằng vỏ sò.
Những ai thực sự được tham gia bầu cử và bầu chọn?
Dựa vào mục "Em có biết” trang 55 SGK.
Những người thực sự được tham gia bầu cử và bầu chọn: tất cả các nam công dân từ 18 tuổi trở lên.
Những ai không được tham gia bầu cử, bầu chọn?
Dựa vào mục "Em có biết” trang 55 SGK.
Những người không được tham gia bầu cử, bầu chọn: phụ nữ, người nước ngoài, nô lệ.
Nền dân chủ A-ten có thực sự là chế độ dân chủ? Hãy so sánh chế độ dân chủ của A-ten với một chế độ dân chủ ngày nay mà em cho là tiêu biểu.
Đọc thêm tài liệu tham khảo và tự liên hệ.
* Nền dân chủ A-ten không thực sự là chế độ dân chủ.
* So sánh chế độ dân chủ của A-ten với chế độ ở Việt Nam ngày nay:
- Dân chủ chủ nô ở Aten: Quyền lực cao nhất thuộc về Đại hội nhân dân. Chỉ nam công dân từ 18 tuổi trở lên được quyền bầu cử
- Dân chủ xã hội chủ nghĩa: Toàn bộ quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, do nhân dân thực hiện trực tiếp hoặc thông qua đại diện do nhân dân bầu ra. Tất cả mọi người từ đủ 18 tuổi trở lên đều được quyền bầu cử
Chúng ta cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, bản đồ, quả địa cầu và sách tham khảo về lịch sử và địa lý.
- CHÂN TRỜI SÁNG TẠO là bộ sách giáo khoa hiện đại.
- Bộ sách giáo khoa CHÂN TRỜI SÁNG TẠO sẽ truyền cảm hứng để giúp các em học sinh phát triển toàn diện về tư duy, phẩm chất và năng lực, giúp người học dễ dàng vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn cuộc sống; giải quyết một cách linh hoạt, hài hoà các vấn đề giữa cá nhân và cộng đồng; nhận biết các giá trị bản thân và năng lực nghề nghiệp mà còn nuôi dưỡng lòng tự hào, tình yêu tha thiết với quê hương đất nước, mong muốn được góp sức xây dựng non sông này tươi đẹp hơn.
Lịch sử và Địa lí là môn học bắt buộc, được dạy học từ lớp 6 đến lớp 9. Môn học gồm các nội dung giáo dục lịch sử, địa lí và một số chủ đề liên môn, đồng thời lồng ghép, tích hợp kiến thức ở mức độ đơn giản về kinh tế, văn hoá, khoa học, tôn giáo,...
Nguồn : Bộ giáo dục và đào tạoLớp 6 - Năm đầu tiên của cấp trung học cơ sở, mọi thứ đều mới mẻ và đầy thách thức. Hãy tự tin làm quen với bạn bè mới và đón nhận những cơ hội học tập thú vị!
- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.
Nguồn : Sưu tậpCopyright © 2024 Giai BT SGK