Kể chuyện:
Lửa, mưa và con hổ hung hăng
Em quan sát kĩ các bức tranh và trả lời các câu hỏi tương ứng phía dưới mỗi tranh.
- Tranh 1: Gặp “con vật lạ”, hổ liền quát to rằng sao “con vật” ấy là ai và không chào mình
- Tranh 2: Hổ bị sém lưng vì đã lao vào đống lửa
- Tranh 3: Hổ tưởng mưa là ai đó ném sỏi vào lưng mình
- Tranh 4: Thoát nạn, hổ tự thấy xấu hổ vì đã hung hăng với mọi người
LỬA, MƯA VÀ CON HỔ HUNG HĂNG
Trong khu rừng nọ có một con hổ rất hung hăng. Một hôm, đang đi thì hổ thấy một “con vật” gì đỏ rực cứ nhảy múa bập bùng. Hổ liền quát to:
- Ngươi là con vật gì? Sao ngươi thấy ta mà không củi chào hả?
“Con vật lạ” ấy reo cười thích thú:
– Tôi không phải là con vật, tôi là lửa.
Lửa vừa nói, vừa nhảy múa. Hổ tức quá liền lao vào lửa. Ngay lập tức, hổ thấy bỏng rát ở lưng, ở mặt. Hổ đành quay đầu bỏ chạy. Lửa chẳng buông tha mà còn đuổi theo hổ. Hổ la lên: “Nóng quá! Thôi ta thua rồi!” và nhảy ùm xuống dòng nước trước mặt. Nước làm những vết bỏng dịu bớt, nhưng dấu cháy sém trên tấm áo lông vàng thì mãi còn cho đến tận bây giờ.
Hổ còn chưa hoàn hồn thì lại thấy cái gì đó lộp độp đập trên lưng mình. Hổ ngơ ngác nhìn quanh và hỏi với giọng cáu bực:
– Đứa nào ném sỏi vào ta đấy?
– Tôi không ném sỏi lên người anh, tôi là mưa.
– Mưa là con vật nào sao ta chưa biết mặt?
Mưa đáp:
– Tôi là nước từ trên trời đổ xuống chứ không phải con vật, anh hổ ngốc nghếch ạ!
Hổ gầm lên:
– Mi hỗn thật, dám chê ta ngốc nghếch sao! Ta sẽ cho người biết tay.
Chợt nó nhìn thấy hai người thợ săn từ xa đi tới. Hổ sợ quá vội quay đầu chạy trốn.
Mưa nói với hổ:
– Đừng sợ. Hãy xem tôi đây!
Nói rồi mưa trút xuống ào ào. Hai người thợ săn vội vã trở về nhà.
Hổ thoát nạn, tự thấy xấu hổ. Từ đó, hổ không còn tính hung hăng như trước nữa.
(Theo Nguyễn Thị Quỳnh)
Học môn Tiếng Việt thì chúng ta cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, tẩy, và sách tham khảo thêm như từ điển Tiếng Việt.
- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn cho tất cả học sinh phổ thông trên mọi miền của đất nước, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có đối với người công dân Việt Nam trong thế kỉ XXI. Với thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bộ SGK này được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, nhưng kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”, bảo đảm: 1) phù hợp với người học; 2) cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa và thực tiễn Việt Nam; 3) giúp người học vận dụng để giải quyết những vấn đề của đời sống: đời sống cá nhân và xã hội, đời sống tinh thần (đạo đức, giá trị nhân văn) và vật chất (kĩ năng, nghề nghiệp).
Tiếng Việt là ngôn ngữ chính thức của Việt Nam và là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam. Tiếng Việt không chỉ là phương tiện giao tiếp mà còn là biểu tượng văn hóa và tinh thần của dân tộc Việt.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 1 - Năm học đầu tiên đánh dấu bước chân nhỏ bé của chúng ta vào thế giới học đường. Những bài học đầu đời, những người bạn mới, và những giờ phút vui chơi hồn nhiên. Chúc các em có một khởi đầu tuyệt vời!
- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.
Nguồn : Sưu tậpCopyright © 2024 Giai BT SGK