Trang chủ Lớp 6 GDCD lớp 6 - Chân trời sáng tạo Bài 8: Tiết kiệm Câu hỏi Khám phá 1 trang 31 GDCD 6 Chân trời sáng tạo: Em hãy đọc câu chuyện và trả lời câu hỏi...

Câu hỏi Khám phá 1 trang 31 GDCD 6 Chân trời sáng tạo: Em hãy đọc câu chuyện và trả lời câu hỏi...

Giải quyết vấn đềLiên hệ bản thân Tóm tắt câu chuyện. Hướng dẫn giải câu hỏi Khám phá 1 trang 31 SGK GDCD 6 Chân trời sáng tạo - Bài 8: Tiết kiệm sách GDCD lớp 6 - Chân trời sáng tạo. Em hãy đọc câu chuyện và trả lời câu hỏi:

Đề bài :

Em hãy đọc câu chuyện và trả lời câu hỏi:

Lối sống tiết kiệm của Bác Hồ

Bác Hồ là tấm gương sáng về thực hành tiết kiệm và chống lãng phí. Hằng ngày, trong mỗi bữa ăn, Bác quy định không quá ba món và thường là các món dân dã như: tương cà, dưa, cá kho...Bác bảo ăn món gì hết món ấy, không được để lãng phí. Có quả chuối hơi nẫu, nhiều người ngại không ăn, Bác bảo lấy dao gọt phần nẫu đi để ăn. Khi đi công tác các địa phương, Bác thường bảo các đồng chí phục vụ chuẩn bị cơm nắm, thức ăn từ nhà mang đi. Bác luôn nghĩ đến người nghèo: “Lúc chúng ta nâng bát cơm ăn, nghĩ đến kẻ đói khổ, chúng ta không khỏi động lòng. Vậy tôi đề nghị với đồng bào cả nước và tôi xin thực hành trước, cứ 10 ngày nhịn ăn 1 bữa, mỗi tháng nhịn 3 bữa. Đem gạo đó (mỗi bữa 1 bơ) để cứu dân nghèo.”

Bác tiết kiệm từ những cái nhỏ nhất. Bác nói: “Giấy bút, vật liệu đều tốn tiền của Chính phủ, tức là của dân; ta cần phải tiết kiệm. Nếu một miếng giấy nhỏ đủ viết, thì chớ dùng một tờ to.” Và Bác khẳng định: “Nơi nào cũng tiết kiệm một chút, thì trong một năm đỡ được hàng vạn tấn giấy, tức là hàng triệu đồng bạc. Nhờ tiết kiệm mà lợi cho dân rất nhiều.”

(Phỏng theo bài Sẻ cơm nhường áo đăng trên báo Cứu quốc – Hồ Chí Minh toàn tập, NXB Chính trị Quốc gia, tập 4, trang 33, năm 2011)

  • Những chi tiết nào trong câu chuyện thể hiện lối sống tiết kiệm của Bác Hồ?

  • Từ câu chuyện về Bác Hồ, em hiểu tiết kiệm là là gì?

  • Em rút ra bài học gì cho bản thân từ câu chuyện trên?

  • Hướng dẫn giải :

    Giải quyết vấn đề

    Liên hệ bản thân

    Tóm tắt câu chuyện:

    Chủ tịch Hồ Chí Minh là một tấm gương sáng về đức tính tiết kiệm trong cuộc sống. Bữa ăn hàng ngày của Bác rất đạm bạc như: cà muối, rau rừng, cá kho,...khi Bác đi công tác địa phương, Bác gói cơm nắm mang theo để đỡ phiền người dân. Người đi đầu nêu gương trong phong trào tiết kiệm “cứ 10 ngày nhịn 1 bữa” đem gạo đó cứu dân nghèo. Bác tiết kiệm từ những cái nhỏ nhất, như giấy, bút mực,...nhờ tiết kiệm mà lợi cho nhân dân rất nhiều

    Lời giải chi tiết :

    1. Những chi tiết trong câu chuyện thể hiện lối sống tiết kiệm của Bác Hồ:

    - Bữa ăn quy định không quá 3 món.

    - Ăn món gì phải hết đấy.

    - Có quả chuối hơi nẫu, nhiều người không ăn, Bác bảo lấy dao gọt phần nẫu đi để ăn.

    - Đi công tác Bác thường bảo các đồng chỉ chuẩn bị cơm nắm.

    - 10 ngày nhịn ăn 1 bữa, 1 tháng nhịn ăn 3 bữa để cho người nghèo.

    - Nếu miếng giấy nhỏ đủ viết thì chớ dùng 1 tờ to

    2. Từ câu chuyện về Bác Hồ, em hiểu tiết kiệm là: sử dụng 1 cách hợp lý tiền bạc, của cải, thời gian, sức lực của người khác. Chúng ta phải tiết kiệm vì tiết kiệm không chỉ giảm gánh nặng cho gia đình, thể hiện lối sống văn minh mà còn có điều kiện giúp đỡ người khác, chia sẻ với những người có hoàn cảnh khó khăn.

    3. Em rút ra được bài học cho bản thân từ bài học: từ câu chuyện về sự tiết kiệm của Bác Hồ em rút ra được bài học lớn là chúng ta phải biết tiết kiệm từ mọi việc làm nhỏ nhặt nhất có thể. Tiết kiệm giúp ta có thêm những khoản dư để sử dụng vào việc khác, tiết kiệm điện và nước sẽ có ích cho môi trường, là học sinh chúng ta cần tiết kiệm giấy, mực và sử dụng thời gian hiệu quả cho việc học tập và rèn luyện.

    Dụng cụ học tập

    Chúng ta cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, và các tài liệu tham khảo về pháp luật, đạo đức xã hội.

    Chia sẻ

    Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

    Sách Giáo Khoa: Chân trời sáng tạo

    - CHÂN TRỜI SÁNG TẠO là bộ sách giáo khoa hiện đại.

    - Bộ sách giáo khoa CHÂN TRỜI SÁNG TẠO sẽ truyền cảm hứng để giúp các em học sinh phát triển toàn diện về tư duy, phẩm chất và năng lực, giúp người học dễ dàng vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn cuộc sống; giải quyết một cách linh hoạt, hài hoà các vấn đề giữa cá nhân và cộng đồng; nhận biết các giá trị bản thân và năng lực nghề nghiệp mà còn nuôi dưỡng lòng tự hào, tình yêu tha thiết với quê hương đất nước, mong muốn được góp sức xây dựng non sông này tươi đẹp hơn.

    Đọc sách

    Bạn có biết?

    Giáo dục công dân là môn học cung cấp kiến thức về triết học, đạo đức học, kinh tế chính trị và pháp luật. Môn học này giúp học sinh hiểu rõ hơn về quyền và nghĩa vụ của mình, cũng như các giá trị văn hóa và xã hội, từ đó trở thành những công dân có trách nhiệm.

    Nguồn : Kiến Thức

    Tâm sự Lớp 6

    Lớp 6 - Năm đầu tiên của cấp trung học cơ sở, mọi thứ đều mới mẻ và đầy thách thức. Hãy tự tin làm quen với bạn bè mới và đón nhận những cơ hội học tập thú vị!

    - Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.

    Nguồn : Sưu tập

    Copyright © 2024 Giai BT SGK