Luyện tập và vận dụng - Hướng dẫn giải bài 2 trang 143 SGK Địa lý lớp 6 sách Chân trời sáng tạo - Bài 9: Cấu tạo của Trái Đất. Động đất và núi lửa
Câu hỏi: Em hãy nêu tên của hai mảnh kiến tạo xô vào nhau và tên của hai mảng kiến tạo tách xa nhau.
Trả lời:
- Các mảng tách xa nhau là: Mảng Bắc Mỹ và mảng Âu – Á.
- Các mảng đang xô vào nhau là mảng Nam Cực và mảng Nam Mỹ.
Câu hỏi: Em hãy lựa chọn một trong hai nhiệm vụ sau:
- Giả sử khi đang ở trong lớp học,nếu có động đất xảy ra, em sẽ làm gì?
- Em hãy tìm các thông tin về động đất và núi lửa trên thế giới hiện nay.
Bài làm:
- Giả sử khi đang ở trong lớp học, nếu có động đất xảy ra, em sẽ tìm góc phòng để ngồi xuống chui xuống gầm bàn, tránh cửa kính, che mặt và đầu bằng cặp sách.
- Các thông tin về động đất và núi lửa tại Nhật Bản:
Do quần đảo Nhật Bản nằm phía trên hai vùng địa chất thường xuyên tương tác là vành đai núi lửa Thái Bình Dương và khu vực địa chấn vành đai Thái Bình Dương nên lớp vỏ địa chấn phía dưới không bền vững khiến Nhật Bản có nhiều trận động đất hơn bất cứ nước nào trên thế giới. Hiện nay, tại Nhật Bản có khoảng 80 núi lửa đang hoạt động. Nhiều ngọn núi lửa đang được theo dõi sát sao để tránh hiểm hoạ, rủi ro. Đỉnh Phú Sĩ nổi tiếng với vẻ đẹp hùng vĩ cũng là ngọn núi lửa đang hoạt động có khả năng phun trào và đang được kiểm soát. Những trận động đất đi kèm với hoạt động của núi lửa thường rất nhẹ ở mức con người không cảm nhận được, hoặc những chấn động vừa và nhỏ không gây hại cho con người, nhưng là dấu hiệu quan trọng nói lên hoạt động của núi lửa.
Hàng năm, chỉ riêng ở khu vực Tokyo xảy ra từ 40 đến 50 trận động đất mà con người có thể cảm nhận được, trong khi trung bình trên toàn quốc cứ 2 năm lại có một trận động đất mạnh gây tổn thất. Trên cả nước và các vùng lân cận hàng năm có khoảng 7.500 chấn động địa chấn, bao gồm cả những chấn động chỉ đo được bằng các phương tiện tinh vi nhất. Tuy nhiên, chỉ có khoảng 1.500 lần con người có thể cảm nhận được. Hiện nay ở Nhật Bản đã có Luật Tiêu chuẩn xây dựng qui định tiêu chuẩn chống động đất trong xây dựng dân dụng để phòng tránh tác hại cho con người. Nhà cửa được thiết kế để chịu được các trận động đất lớn, tuy nhiên điều này không đủ để kiềm chế phản ứng của người dân trong trường hợp có động đất xảy ra bất thường tại thành phố. Việc nghiên cứu dự báo động đất bắt đầu vào nửa cuối thập kỷ 60 của thế kỷ 20 nhằm mục đích dự báo động đất ở đất liền trên mức 7 độ địa chấn và ở biển trên mức 8 độ địa chấn.
Chúng ta cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, bản đồ, quả địa cầu và sách tham khảo về lịch sử và địa lý.
- CHÂN TRỜI SÁNG TẠO là bộ sách giáo khoa hiện đại.
- Bộ sách giáo khoa CHÂN TRỜI SÁNG TẠO sẽ truyền cảm hứng để giúp các em học sinh phát triển toàn diện về tư duy, phẩm chất và năng lực, giúp người học dễ dàng vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn cuộc sống; giải quyết một cách linh hoạt, hài hoà các vấn đề giữa cá nhân và cộng đồng; nhận biết các giá trị bản thân và năng lực nghề nghiệp mà còn nuôi dưỡng lòng tự hào, tình yêu tha thiết với quê hương đất nước, mong muốn được góp sức xây dựng non sông này tươi đẹp hơn.
Lịch sử và Địa lí là môn học bắt buộc, được dạy học từ lớp 6 đến lớp 9. Môn học gồm các nội dung giáo dục lịch sử, địa lí và một số chủ đề liên môn, đồng thời lồng ghép, tích hợp kiến thức ở mức độ đơn giản về kinh tế, văn hoá, khoa học, tôn giáo,...
Nguồn : Bộ giáo dục và đào tạoLớp 6 - Năm đầu tiên của cấp trung học cơ sở, mọi thứ đều mới mẻ và đầy thách thức. Hãy tự tin làm quen với bạn bè mới và đón nhận những cơ hội học tập thú vị!
- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.
Nguồn : Sưu tậpCopyright © 2024 Giai BT SGK