Nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào (Lào) là quốc gia có chung đường biên giới dài nhất với Việt Nam. Em hãy nêu những hiểu biết của em về quốc gia này.
- Vận dụng những kiến thức đã học và tham khảo trên mạng.
- Chỉ ra sự hiểu biểu của em về Nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào (Lào).
- Lào là quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á, có chung đường biên giới với Việt Nam, tuy nhiên lại không giáp biển.
- Mối quan hệ giữa Việt Nam với Lào khăng khít, gắn bó. Việt Nam đã hỗ trợ và giúp đỡ Lào rất nhiều trong quá trình xây dựng đất nước
Đọc thông tin và quan sát hình 1, em hãy xác định vị trí địa lý của Lào.
- Đọc kỹ phần 1. Vị trí địa lý và đặc điểm tự nhiên (SGK trang 72,73)
- Xác định vị trí địa lý của Lào.
- Lào là quốc gia thuộc bán đảo Đông Dương, ở khu vực Đông Nam Á
- Lào có chung đường biên giới với các quốc gia: Trung Quốc, Mi-an-ma, Thái Lan, Cam-pu-chia, Việt Nam
- Lào không giáp biển
Đọc thông tin và quan sát các hình 1, 2, em hãy nêu đặc điểm tự nhiên của Lào.
- Đọc kỹ phần 1. Vị trí địa lý và đặc điểm tự nhiên (SGK trang 72,73)
- Nêu ra đặc điểm tự nhiên của Lào.
- Địa hình của Lào chủ yếu là đồi núi và cao về phía đông và phía bắc, thấp dần về phía tây và phía nam
- Khí hậu: nhiệt đới với mùa khô và mùa mưa
- Lượng mưa lớn nên rừng phát triển, có nhiều động, thực vật quý hiếm
- Sông Mê Công là con sông lớn nhất chảy qua Lào, có nhiều ghềnh thác, giàu phù sa và thuỷ sản
Đọc thông tin và quan sát hình 3, em hãy nêu đặc điểm của dân cư Lào.
- Đọc kỹ phần 2. Đặc điểm dân cư (SGK trang 73)
- Nêu ra đặc điểm của dân cư Lào.
- Dân số của Lào không lớn, đạt 7425 nghìn người vào năm 2021
- Tốc độ tăng dân số nhanh, phân bố khá thưa thớt và không đều
- Phần lớn là dân tộc Lào sống chủ yếu ở đồng bằng, thung lũng sông lớn, vùng nông thôn, các dân tộc khác có số lượng ít như: Khơ-me, Mông,...
Đọc thông tin và quan sát các hình 4, 5, em hãy mô tả một số nét nổi bật của các công trình tiêu biểu ở Lào.
- Đọc kỹ phần 3. Một số công trình tiêu biểu (SGK trang 74)
- Mô tả một số nét nổi bật của các công trình tiêu biểu ở Lào.
- Cánh đồng Chum có khoảng 2000 chum lớn, nhỏ nằm rải rác dọc theo cánh đồng thuộc cao nguyên Xiêng Khoảng, các chum có kích thước lớn
- Thạt Luổng mang đậm giá trị văn hoá của cư dân Lào, trung tâm là một tháp lớn đặt trên đế của một đài sen hình vuông, bao quanh là các tháp nhỏ được trang trí bởi hình lá bồ đề cách điệu
- Cố đô Luông Pha-băng có hàng chục ngôi chùa cổ với nét kiến trúc độc đáo, ngoài ra còn có Bảo tàng Cung điện Hoàng gia Lào để giữ gìn, bảo quản nhiều cổ vật quý hiếm
Vẽ sơ đồ thể hiện đặc điểm tự nhiên và dân cư Lào
- Đọc kỹ phần 1, 2. Vị trí địa lý và đặc điểm tự nhiên (SGK trang 72, 73) và đặc điểm dân cư (SGK trang 73).
- Vẽ sơ đồ thể hiện đặc điểm tự nhiên và dân cư Lào.
Vì sao nhiều sông của Lào bắt nguồn từ phía bắc và phía đông?
- Vận dụng kiến thức đã học và tham khảo trên mạng
- Giải thích việc nhiều sông của Lào bắt nguồn từ phía bắc và phía đông.
- Vì phía bắc và phía đông có địa hình cao, chủ yếu là đồi núi, địa hình dốc nên quyết định hướng chảy của toàn bộ hệ thống sông suối
Sưu tầm tranh ảnh, thông tin,... về một công trình tiêu biểu của Lào và chia sẻ với bạn.
- Vận dụng kiến thức đã học và tham khảo trên mạng
- Sưu tầm tranh ảnh, thông tin,... về một công trình tiêu biểu của Lào
- Công trình tiêu biểu: Công viên tượng Phật
+ Là quần thể gồm hàng trăm bức tượng được đúc theo Phật thoại cách thủ đô Viêng Chăn khoảng 25km về phía Đông Nam
+ Tại công viên có hơn 200 bức tượng Phật, các vị thần Hindu giáo và ngoài ra còn có tượng của một số linh vật, ác quỷ và con người, tất cả đều được đúc bằng xi măng.
Chúng ta cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, bản đồ, quả địa cầu và sách tham khảo về lịch sử và địa lý.
- CHÂN TRỜI SÁNG TẠO là bộ sách giáo khoa hiện đại.
- Bộ sách giáo khoa CHÂN TRỜI SÁNG TẠO sẽ truyền cảm hứng để giúp các em học sinh phát triển toàn diện về tư duy, phẩm chất và năng lực, giúp người học dễ dàng vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn cuộc sống; giải quyết một cách linh hoạt, hài hoà các vấn đề giữa cá nhân và cộng đồng; nhận biết các giá trị bản thân và năng lực nghề nghiệp mà còn nuôi dưỡng lòng tự hào, tình yêu tha thiết với quê hương đất nước, mong muốn được góp sức xây dựng non sông này tươi đẹp hơn.
Lịch sử và Địa lí là môn học bắt buộc, được dạy học từ lớp 6 đến lớp 9. Môn học gồm các nội dung giáo dục lịch sử, địa lí và một số chủ đề liên môn, đồng thời lồng ghép, tích hợp kiến thức ở mức độ đơn giản về kinh tế, văn hoá, khoa học, tôn giáo,...
Nguồn : Bộ giáo dục và đào tạoLớp 5 - Năm cuối cấp tiểu học, nhiều kỷ niệm với thầy cô, bạn bè sẽ trở thành hành trang quý báu. Hãy cố gắng hết mình trong học tập và chuẩn bị tốt cho những thử thách mới!
- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.
Nguồn : Sưu tậpCopyright © 2024 Giai BT SGK