Hình 1 gợi cho em điều gì về chiến dịch Điện Biên Phủ?
- Nhìn vào hình 1 (SGK trang 56)
- Cảm nhận của em vềchiến dịch Điện Biên Phủ
Hình 1 gợi cho em về những tháng ngày gian lao, vất vả của người dân Việt Nam khi vận chuyển lương thực và đạn dược tiếp tế cho chiến dịch Điện Biên Phủ, từ đó thấy được tinh thần đoàn kết, đồng lòng hướng về mặt trận chiến đấu của nhân dân ta.
Đọc thông tin và quan sát các hình 2, 3, 4, em hãy trình bày diễn biến chính của chiến Dịch Điện Biên Phủ năm 1954.
- Đọc kỹ phần 1. Chiến dịch Điện Biên Phủ (SGK trang 56 – 58)
- Chỉ ra diễn biến chính của chiến Dịch Điện Biên Phủ năm 1954.
Diễn biến chính của chiến dịch Điện Biên Phủ: Tháng 12/1953, Trung ương Đảng hợp và quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ - tập đoàn cứ điểm mạnh nhất của Pháp được xây dựng tại vùng Tây Bắc, chiến dịch chia ra làm 3 đợt từ ngày 13/3 – 7/5/1954
+ Đợt 1 (13/3 – 17/3): Tiến công tiêu diệt cứ điểm Him Lam và phân khu Bắc
+ Đợt 2 (30/3 – 26/4): Tiến công và chiếm các cứ điểm phía đông phân khu Trung tâm
+ Đợt 3 (1/5 – 7/5): Tiến công vào trung tâm Mường Thanh và phân khu Nam, chiều 7/5 quân ta đánh vào hầm chỉ huy của quân Pháp, tướng Đờ Ca-xtơ-ri và quân địch đầu hàng, chiến dịch kết thúc thắng lợi
Đọc thông tin và quan sát các hình 5, 6, em hãy:
- Kể lại một câu chuyện về một anh hùng trong chiến dịch Điện Biên Phủ
- Nêu cảm nghĩ về sự dũng cảm và hi sinh của các anh hùng.
- Đọc kỹ phần 2. Truyện về những tấm gương anh hùng trong chiến dịch Điện Biên Phủ (SGK trang 58)
- Kể một câu chuyện về một anh hùng trong chiến dịch Điện Biên Phủ và nêu cảm nghĩ về sự dũng cảm và hi sinh của các anh hùng.
- Câu chuyện về anh hùng Bế Văn Đàn lấy thân mình làm giá súng:
+ Trong trận đánh ở Điện Biên, đơn vị của Bế Văn Đàn đã bị thương vong rất nhiều, trong tình thế hết sức hiểm nguy
+ Nhận thấy tình thế cấp bách, Bế Văn Đàn đã lao đến chỗ đồng đội và lấy thân hình của anh để làm giá súng cho đồng đội bắn
+ Nhờ đó, hàng chục tên bị gạ gục, đợt phản kích bị bẻ gãy, còn Bế Văn Đàn đã hi sinh trong tư thế hai tay vẫn ghì chặt súng trên tay
- Các anh hùng đã hi sinh trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc đều là những người có lòng yêu nước, dũng cảm, kiên cường, không tiếc hy sinh bản thân mình để hoàn thành nhiệm vụ cao cả là gìn giữ nền độc lập dân tộc.
Hoàn thành sơ đồ về diễn biến chính của chiến dịch Điện Biên Phủ theo mẫu dưới đây vào vở:
- Đọc kỹ phần 1. Chiến dịch Điện Biên Phủ (SGK trang 56 – 58)
- Hoàn thành sơ đồ về diễn biến chính của chiến dịch Điện Biên Phủ.
Hoàn thành thẻ ghi nhớ về các anh hùng trong chiến dịch Điện Biên Phủ theo gợi ý: tên nhân vật, đóng góp chính,...
- Vận dụng kiến thức đã học và tham khảo trên mạng.
- Hoàn thành thẻ ghi nhớ về các anh hùng trong chiến dịch Điện Biên Phủ theo gợi ý: tên nhân vật, đóng góp chính,...
- Tên nhân vật: Bế Văn Đàn
- Đóng góp chính: Lấy thân mình làm giá súng
- Tên nhân vật: Phan Đình Giót
- Đóng góp chính: Lấy thân mình lấp lỗ châu mai bảo vệ đồng đội
Sưu tầm tranh ảnh, câu chuyện về tấm gương anh hùng trong chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954, sau đó chia sẻ với các bạn trong lớp.
- Vận dụng kiến thức đã học và tham khảo trên mạng.
- Sưu tầm tranh ảnh, câu chuyện về tấm gương anh hùng trong chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954.
Câu chuyện về anh hùng Tô Vĩnh Diện:
+ Tháng 5/1953, quân đội ta thành lập các đơn vị pháo cao xạ để chuẩn bị đánh lớn, Tô Vĩnh Diện được điều về làm tiểu đội trưởng một đơn vị pháo cao xạ. Trong quá trình hành quân trên chặng đường hơn 1.000km tới vị trí tập kết để tham gia chiến dịch, anh luôn nhận những nhiệm vụ khó khăn, nặng nhọc, động viên giúp đỡ đồng đội kéo pháo đến nơi an toàn
+ Qua 5 đêm kéo pháo, đến dốc đường hẹp cong và rất nguy hiểm. Đến nửa chừng, dây tời bị đứt, pháo lao nhanh xuống dốc, anh vẫn bình tĩnh giữ càng lái cho pháo thẳng đường. Nhưng một trong bốn dây kéo pháo lại bị đứt, pháo càng lao nhanh
+ Trong hoàn cảnh vô cùng khó khăn đó, Tô Vĩnh Diện hô anh em “Thà hy sinh quyết bảo vệ pháo”, và anh buông tay lái xông lên phía trước, lấy thân mình chèn vào bánh pháo, nhờ đó các anh em đồng đội kịp ghìm giữ pháo lại
+ Tấm gương hy sinh vô cùng anh dũng của anh đã cổ vũ mạnh mẽ toàn đơn vị vươn lên hoàn thành tốt nhiệm vụ, chuẩn bị chiến đấu và chiến đấu thắng lợi.
Chúng ta cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, bản đồ, quả địa cầu và sách tham khảo về lịch sử và địa lý.
- CHÂN TRỜI SÁNG TẠO là bộ sách giáo khoa hiện đại.
- Bộ sách giáo khoa CHÂN TRỜI SÁNG TẠO sẽ truyền cảm hứng để giúp các em học sinh phát triển toàn diện về tư duy, phẩm chất và năng lực, giúp người học dễ dàng vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn cuộc sống; giải quyết một cách linh hoạt, hài hoà các vấn đề giữa cá nhân và cộng đồng; nhận biết các giá trị bản thân và năng lực nghề nghiệp mà còn nuôi dưỡng lòng tự hào, tình yêu tha thiết với quê hương đất nước, mong muốn được góp sức xây dựng non sông này tươi đẹp hơn.
Lịch sử và Địa lí là môn học bắt buộc, được dạy học từ lớp 6 đến lớp 9. Môn học gồm các nội dung giáo dục lịch sử, địa lí và một số chủ đề liên môn, đồng thời lồng ghép, tích hợp kiến thức ở mức độ đơn giản về kinh tế, văn hoá, khoa học, tôn giáo,...
Nguồn : Bộ giáo dục và đào tạoLớp 5 - Năm cuối cấp tiểu học, nhiều kỷ niệm với thầy cô, bạn bè sẽ trở thành hành trang quý báu. Hãy cố gắng hết mình trong học tập và chuẩn bị tốt cho những thử thách mới!
- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.
Nguồn : Sưu tậpCopyright © 2024 Giai BT SGK